Thế Giới

Shen Yun yêu cầu tòa án bác bỏ vụ kiện vô căn cứ

Shen Yun, đoàn nghệ thuật biểu diễn nổi tiếng toàn cầu có trụ sở tại New York, đã yêu cầu tòa án bác bỏ vụ kiện dân sự do 2 cựu diễn viên khởi kiện. Luật sư bào chữa cho biết, các cơ sở giáo dục liên kết với Shen Yun có quyền tạo ra một môi trường giáo dục dựa trên đức tin và đạo đức để đào tạo các nghệ sĩ trẻ.

Tối ngày 21/3/2025, buổi biểu diễn của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Thời đại Mới Shen Yun tại Trung tâm Nghệ thuật Biểu diễn Mississauga ở Ontario, Canada đã bán hết vé. (Ảnh Evan/ Vision Times)

Đức tin tôn giáo không phải là phạm tội

Ngày 7/7, luật sư đại diện Shen Yun đã đệ trình văn bản lên tòa án, cho rằng vụ kiện này đã hết thời hiệu khởi kiện và nguyên đơn không đưa ra được hành vi phạm pháp cụ thể nào. Văn bản phản bác chi tiết các cáo buộc trong đơn kiện và nhấn mạnh rằng nếu chấp nhận vụ kiện này, tức là coi hoạt động tôn giáo được Hiến pháp bảo vệ là phi pháp.

Luật sư Justin Butterfield, đến từ công ty luật Butterfield & Patterson (Texas), cho biết họ cố tình bóp méo sự thật, cố gắng biến hoạt động tôn giáo thành tội phạm liên bang.

Shen Yun được thành lập vào năm 2006 bởi các học viên Pháp Luân Công, với mục tiêu khôi phục văn hóa truyền thống Trung Hoa và nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Trong nhiều năm, Shen Yun đã trở thành mục tiêu tấn công và quấy rối của ĐCSTQ. FBI từng phá vỡ âm mưu của các đặc vụ ĐCSTQ hối lộ quan chức Sở Thuế vụ Mỹ (IRS), để mở cuộc điều tra nhằm hủy hoại danh tiếng của Shen Yun.

Chỉ trong một năm qua, Shen Yun đã phải đối mặt với hơn 100 vụ đe dọa đánh bom và giết người, ít nhất 12 bài báo tiêu cực trên truyền thông Mỹ và nhiều chiến dịch bôi nhọ trên mạng xã hội, cùng với nhiều vụ kiện tụng.

Vào tháng Tư, hai nguyên đơn người New Zealand đệ đơn kiện lên Tòa án Liên bang khu vực Nam New York, cáo buộc rằng việc họ tham gia biểu diễn tại Shen Yun là “lao động cưỡng bức” vì họ tin rằng nếu rời Shen Yun thì sẽ “xuống địa ngục”.

Tuy nhiên, trong các cuộc phỏng vấn gần đây của Epoch Times, hàng chục nghệ sĩ hiện tại và cựu thành viên của Shen Yun đều khẳng định rằng văn hóa công ty và tín ngưỡng của Shen Yun hoàn toàn không có quan điểm như vậy.

William Li, diễn viên kiêm huấn luyện viên chính của Shen Yun, nói: “Tôi chưa từng nghe ai nói rằng nếu rời Shen Yun thì sẽ xuống địa ngục.”

Anh chia sẻ: “Tôi quen rất nhiều người đã rời Shen Yun, sau đó họ mở công ty riêng hoặc làm các công việc khác. Tôi vẫn giữ liên lạc và họ sống rất tốt.”

Bà Trần Anh, Phó Chủ tịch Shen Yun, cho biết: “Vụ kiện này nhằm tấn công vào việc theo đuổi sự hoàn hảo và phủ nhận quyền sống theo tín ngưỡng của các tổ chức tôn giáo được Hiến pháp bảo vệ.”

Trong một tuyên bố hôm thứ Ba (8/7), bà cho biết: “Tôi dự đoán rằng các trường tôn giáo và các trường đào tạo ưu tú trên khắp nước Mỹ đang theo dõi chặt chẽ vụ việc này để xem liệu nền tảng cốt lõi cho sự tồn tại của các tổ chức của họ – những yếu tố định nghĩa và cho phép họ phát triển vượt trội – có được bảo vệ đúng mức hay không”.

Luật sư Butterfield nhấn mạnh, ngay cả khi các cáo buộc là thật, vụ kiện này vẫn không có cơ sở pháp lý.

Ông nói: “Tuyên truyền niềm tin tôn giáo rằng rời bỏ đức tin sẽ mang lại hậu quả tinh thần là hoàn toàn hợp pháp. Hàng ngày, có hàng trăm ngàn trường hợp như vậy ở Mỹ và đều được Hiến pháp bảo vệ.”

Ông cũng cho biết, nỗi lo sợ “tổn thương tinh thần” không thể bị coi là “đe dọa gây hại nghiêm trọng” theo định nghĩa trong Đạo luật Bảo vệ Nạn nhân Buôn người (TVPRA).

Luật sư nói thêm: “Luật này nhằm ngăn chặn buôn người, không phải để cấm các hoạt động tôn giáo.”

Vụ kiện còn khiếu nại rằng Shen Yun và các trường liên quan như Đại học Phi Thiên và Học viện Nghệ thuật Phi Thiên áp đặt các quy tắc sinh hoạt, hạn chế học sinh sử dụng internet và điện thoại thông minh.

Luật sư phản bác rằng đây là những quy định phổ biến trong các trường nội trú tôn giáo.

Tài liệu bào chữa cho biết, những cáo buộc này là sự bóp méo và tái định nghĩa sai lệch các quy định bình thường của trường nội trú tôn giáo.

Tài liệu viết: “Việc yêu cầu tuân thủ đức tin tôn giáo của nhà trường (bao gồm các tiêu chuẩn về hành vi đạo đức), hạn chế truy cập nội dung mạng không phù hợp với tôn chỉ mà nhà trường đề cao, cũng như quy định các nguyên tắc ứng xử giữa nam và nữ, là chính sách phổ biến của nhiều trường học tôn giáo.”

“Hiến pháp bảo vệ quyền của các trường tôn giáo trong việc giáo dục học sinh theo đức tin của họ.”

Văn bản cũng chỉ rõ, dù Pháp Luân Công không tự nhận là tôn giáo, điều này cũng không quan trọng”.

Theo luật Mỹ, việc một tín ngưỡng được coi là tôn giáo hay không phụ thuộc vào chức năng của nó, chứ không phải tên gọi. Các vụ kiện trước liên quan đến Pháp Luân Công đã xác lập tư cách tôn giáo của nhóm này.

Nghệ sĩ Shen Yun cho biết họ coi các buổi biểu diễn là sự mở rộng đức tin, nhằm nâng cao tinh thần của khán giả và truyền bá các nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn” của Pháp Luân Công.

Luật sư Butterfield nói: “Trình diễn các giá trị Chân, Thiện, Nhẫn là cách họ chia sẻ đức tin của mình.”

Văn bản còn nêu rõ, nguyên đơn nhiều lần tự nguyện đăng ký vào các trường liên quan đến Shen Yun dù ban đầu bị từ chối, nhằm đạt được mục tiêu trở thành diễn viên Shen Yun và truyền bá đức tin của họ.

Văn bản kết luận: “Cùng lắm, đơn kiện chỉ chứng minh được rằng nguyên đơn đã nỗ lực nhiều lần để được nhận vào một trường đào tạo vũ công ưu tú và cuối cùng đạt được điều đó, với sự đồng ý của phụ huynh, để thực hiện lý tưởng tôn giáo của mình.”

“Họ chỉ là những học sinh nội trú theo đuổi sứ mệnh đức tin tôn giáo. Nhà trường có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho học sinh. Các em có điện thoại (dù không phải là điện thoại thông minh), iPod, Internet và tiền trợ cấp.

Giống như tất cả học sinh nội trú chưa thành niên khác, các em cần được phê duyệt trước khi rời khỏi khuôn viên trường một mình. Hơn nữa, nguyên đơn thừa nhận rằng họ đã nhiều lần được cấp phép như vậy. Những biện pháp này là trách nhiệm an toàn mà bất kỳ trường học nào có học sinh nội trú cũng phải thực hiện.”

Về vấn đề y tế

Các cựu vũ công khởi kiện còn cáo buộc rằng sau khi bị thương, họ không nhận được chăm sóc y tế.

Về việc này, Đoàn Nghệ thuật Shen Yun tuyên bố: “Bất kỳ thành viên nào của Shen Yun, nếu có nhu cầu về chấn thương, bệnh tật hoặc sức khỏe tâm thần, đều có thể được tiếp cận dịch vụ y tế khẩn cấp và không khẩn cấp bất cứ lúc nào.”

Luật sư Butterfield cho biết các cáo buộc này không liên quan đến luật liên bang. Ông nói: “Không có hành vi vi phạm luật liên bang nào được chỉ ra.”

Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy việc vũ công gặp chấn thương mà không điều trị ngay là khá phổ biến. Một nghiên cứu tại Canada năm 2018 chỉ ra rằng trong một năm học, 140 sinh viên vũ đạo đã gặp hơn 400 ca chấn thương nghiêm trọng, nhưng chỉ dưới 70 ca được điều trị.

Trong các cuộc phỏng vấn với Epoch Times, ít nhất 6 nghệ sĩ Shen Yun xác nhận họ từng được điều trị y tế khi bị thương và không ai bị kỳ thị vì điều đó.

Bác sĩ Damon Noto, chuyên gia về phục hồi chức năng và quản lý cơn đau cho vũ công và vận động viên, cho biết dựa trên kinh nghiệm và nghiên cứu hiện tại của ông về chấn thương của vũ công hay vận động viên, ông tin rằng các vũ công Shen Yun có khả năng báo cáo và điều trị chấn thương tốt hơn so với toàn bộ ngành này. Ông thường điều trị cho các nghệ sĩ múa của Shen Yun.

Luật sư Butterfield cho rằng việc đoàn nghệ thuật cung cấp cơ hội chữa trị y tế cho các diễn viên múa là điều hiển nhiên.

Ông nói: “Shen Yun cần các diễn viên của mình luôn duy trì tình trạng sức khỏe tốt, nếu không thì không thể biểu diễn múa. Shen Yun vẫn luôn làm rất tốt trong việc đảm bảo các thành viên của mình có thể tiếp cận dịch vụ y tế thông thường hoặc khẩn cấp bất cứ lúc nào.”

Các tài liệu bào chữa đặt câu hỏi tại sao cựu diễn viên múa lại chờ đến 10 năm sau khi ngừng tham gia biểu diễn Shen Yun mới khởi kiện.

Tài liệu cho biết, mặc dù họ tuyên bố có trải nghiệm không tốt trong công ty, nhưng nhiều năm sau khi rời đi, họ vẫn tự nguyện tham gia các hoạt động quảng bá buổi biểu diễn Shen Yun và các hoạt động khác liên quan đến Pháp Luân Công.

Ngoài ra, tài liệu bào chữa yêu cầu bác bỏ vụ kiện còn nhấn mạnh rằng các yêu cầu pháp lý của nguyên đơn đã quá thời hiệu khởi kiện.

Tài liệu viết: “Họ chỉ đơn giản là vì những trải nghiệm thông thường tại trường nội trú tôn giáo và học viện múa ưu tú của Hoa Kỳ mà khởi kiện. Tòa án nên bác bỏ các yêu cầu pháp lý của họ vì vụ kiện đã hết thời hiệu. Họ cũng không thể chứng minh có bất kỳ hành vi vi phạm nào đối với Đạo luật Bảo vệ Nạn nhân Buôn người và Tái cấp phép’ (TVPRA).

Petr Svab

Published by
Petr Svab

Recent Posts

Trung Quốc lên án thuế quan của Hoa Kỳ là “bắt nạt”

Trung Quốc cho biết vào thứ Sáu (11/7) rằng Hoa Kỳ không nên sử dụng…

3 giờ ago

Cụ bà 85 tuổi đi bộ 1.295 km từ Kyushu đến Tokyo trong 3 năm

Bà Kumiko Kono, 85 tuổi người Nhật Bản đã đi bộ từ thành phố Kitakyushu…

5 giờ ago

Việt Nam siết kiểm soát gian lận thương mại, tập trung hàng TQ bị EU và Mỹ áp thuế

Việt Nam đang chuẩn bị áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn…

5 giờ ago

TQ: Bé trai 3 tuổi phát hiện ‘chết não’ sau ca phẫu thuật cắt amidan ít xâm lấn

Gần đây, một bé trai 3 tuổi ở Trạm Giang, Quảng Đông đã trải qua…

5 giờ ago

Hà Nội: Miễn tiền thuê đất cùng 20 loại phí, lệ phí cho doanh nghiệp tái chế rác thải

Các cá nhân, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tái chế tại Hà Nội được…

6 giờ ago

Ông Trump từng dọa oanh tạc Moskva và Bắc Kinh nếu ông Putin và ông Tập xâm lược

Ông Trump từng đe dọa sẽ oanh tạc Moscow nếu ông Putin tấn công Ukraine…

8 giờ ago