Ngay sau khi lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình rời Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới Nhật Bản vào ngày 15/12 để tham dự Hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản. Trong bối cảnh ASEAN đang tăng cường hợp tác với Nhật Bản, Việt Nam cũng tiếp tục chính sách này. Có thể tóm lược 3 thành quả quan trọng Việt Nam đạt được trong chuyến công du Nhật Bản của ông Phạm Minh Chính.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, trong thời gian ở Nhật Bản, chiều 16/1 ông Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Đây là cuộc gặp thứ 6 giữa hai người trong hai năm qua và là cuộc gặp thứ 2 vào năm 2023.
Về tinh thần của cuộc gặp, Thông tấn xã Việt Nam dùng 10 từ để miêu tả: “Ấm áp, chân thành, tin cậy, thiết thực, và hiệu quả” – những từ không thấy trong bất cứ cuộc gặp nào giữa giới chức cấp cao Việt Nam mà lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình. Đa số trong cuộc gặp giữa Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và ông Tập Cận Bình thường được diễn tả “không khí thân mật, hữu nghị”, nhưng cả hai bên đều biết rõ liệu có phải như thế hay không, họ đều là những người cộng sản nắm rõ tâm can của nhau.
Trong cuộc gặp “chân thành, thiết thực, tin cậy” giữa ông Phạm Minh Chính và ông Kishida, quả thực hai bên đã cho thấy là như vậy.
Thứ nhất, về mặt quốc phòng chính trị, hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn các bộ phận liên quan thúc đẩy thực hiện Tuyên bố chung nâng quan hệ Việt Nam – Nhật Bản lên tầm “đối tác chiến lược toàn diện, cam kết vì hòa bình, thịnh vượng ở châu Á và thế giới”; về tăng cường sự tin cậy lẫn nhau về mặt chính trị, đã đạt được đồng thuận rộng rãi về việc tăng cường trao đổi các chuyến thăm và liên lạc cấp cao thông qua các kênh chính trị gồm cơ quan đảng, chính phủ, quốc hội; hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác thực chất và hiệu quả trong lĩnh vực quốc phòng.
Tháng 10 năm nay, Mạng Tin tức Chính phủ Việt Nam (baochinhphu) nêu rõ những kết quả nổi bật của hợp tác quốc phòng Việt – Nhật bao gồm: Trao đổi các đoàn cấp cao và các cấp, duy trì hiệu quả các hoạt động tham vấn, đối thoại và công nghiệp quốc phòng, đào tạo nguồn nhân lực, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, hợp tác quân y, khắc phục hậu quả chiến tranh, tìm kiếm cứu nạn…
Việt Nam và Nhật Bản lần lượt có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, Mỹ và Nhật Bản ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông. Cho nên việc Việt Nam tăng cường hợp tác quốc phòng với Nhật Bản cũng là một nỗ lực nhằm đối trọng với Bắc Kinh.
Thứ hai, ở cấp độ kinh tế, hai bên tái khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác kinh tế, thúc đẩy hợp tác an ninh kinh tế; nhất trí thành lập nhóm phối hợp chung để thúc đẩy những dự án hợp tác kinh tế giữa hai nước đang triển khai đạt được hiệu quả nhất, tiêu biểu như dự án Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.
Ông Phạm Minh Chính cũng bày tỏ hy vọng Nhật Bản sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ phát triển cho các dự án chiến lược như đường sắt cao tốc Bắc Nam, đường sắt đô thị, công nghiệp hỗ trợ, cụm công nghiệp mới, ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi kỹ thuật số, chuyển đổi xanh, chăm sóc y tế; hỗ trợ các công ty Việt Nam trong các lĩnh vực khác như tham gia sản xuất ô tô, điện tử, thiết bị y tế, dệt may; đơn giản hóa thủ tục kiểm tra, kiểm dịch và mở cửa thị trường cho bưởi xanh Việt Nam và nho Nhật Bản.
Về vấn đề này, ông Kishida không đưa ra cam kết cụ thể nhưng nhấn mạnh Nhật Bản sẽ “tiếp tục hỗ trợ Việt Nam xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, hội nhập sâu rộng với cộng đồng quốc tế, thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hóa – hiện đại hóa”. Nói cách khác, Nhật Bản sẽ hỗ trợ ở mức độ nhất định nêu trên, dù có thể chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Việt Nam.
Số liệu cho thấy, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 của Việt Nam, cũng là điểm đến ưa thích của lực lượng lao động Việt Nam (hầu hết là thực tập sinh kỹ thuật). Năm ngoái, kim ngạch thương mại song phương đạt gần 50 tỷ USD.
Thứ ba, hai bên cũng bày tỏ ý định tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như chuyển đổi xanh và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Thứ tư, trong lĩnh vực nhân văn, hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác về các lĩnh vực như nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo cán bộ cấp chiến lược, trao đổi văn hóa, giao lưu nhân dân, hợp tác liên địa phương, du lịch… Ông Phạm Minh Chính cũng mong Nhật Bản có thể nới lỏng chính sách miễn thị thực cho công dân Việt Nam. Ông Kishida trả lời: “Nguồn nhân lực của Việt Nam, trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao và thực tập sinh, là không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của Nhật Bản”.
Thứ năm, về các vấn đề quốc tế và khu vực, hai bên sẽ “phối hợp chặt chẽ” và “ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương, tổ chức quốc tế và khu vực”. Các tổ chức quốc tế đương nhiên bao gồm Liên Hiệp Quốc, không giống như việc ĐCSTQ phản đối Nhật Bản trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, vào năm 2009 Việt Nam đã bày tỏ sự ủng hộ. Việc Việt Nam luôn hướng tới các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc không nghi ngờ gì là đang thực thi chính sách đối ngoại “tích cực, chủ động hội nhập toàn diện và sâu sắc vào cộng đồng quốc tế”.
Ngoài ra phải kể đến Nhật Bản phản đối ĐCSTQ gia nhập tổ chức khu vực “Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương” (CPTPP), mặc dù Việt Nam chưa công khai bày tỏ quan điểm về việc này, nhưng cũng biết mục đích của liên minh là nhằm loại ĐCSTQ không tuân thủ các quy định ra khỏi hợp tác kinh tế khu vực. Vì vậy, Việt Nam cũng sẽ “hướng tới” để đối phó với ĐCSTQ vốn thường vi phạm quy tắc.
Có thể suy ra rằng tuyên bố của Việt Nam sẽ khiến ĐCSTQ rất không hài lòng và làm giảm đi rất nhiều cái gọi là kết quả chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình. Theo truyền thông ĐCSTQ, ông Tập đã đăng bài báo trên truyền thông chính thức của Việt Nam trước chuyến thăm Việt Nam, đề cập rằng hai bên “nên hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề quốc tế và khu vực”, hỗ trợ nhau các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi của nhau, duy trì phối hợp chặt chẽ trong các cơ chế hợp tác quốc tế và khu vực. Vậy khi Trung Quốc và Nhật Bản đối đầu nhau, Việt Nam sẽ chọn ủng hộ Nhật Bản hay ĐCSTQ?
Ngoài tuyên bố ý định hợp tác mà hai bên đã đồng thuận về nhiều mặt, ông Phạm Minh Chính còn nhận được gói quà lớn từ Nhật Bản là quỹ hỗ trợ phát triển với tổng trị giá 42,3 tỷ yên (khoảng 300 triệu USD). Hai bên cùng chứng kiến các lễ ký kết bao gồm trao đổi thư về khoản vay thứ 4 của tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên tại thành phố Hồ Chí Minh và trao đổi thư về Dự án Học bổng Phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản (JDS).
Đây là một lợi ích khác cho Việt Nam sau khi nhận được các gói quà như “hỗ trợ miễn phí” của Bắc Kinh để xây dựng tuyến đường sắt xuyên biên giới.
Sau cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Kishida, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cũng gặp gỡ người đứng đầu các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, năng lượng và dầu khí, trong đó có Chủ tịch Kuninori Takagi Tập đoàn IHW, người đứng đầu Công ty Thăm dò Dầu khí Mitsui và Idemitsu Susumu Nibuya – CEO của Tập đoàn Kosan, và 10 công ty bán dẫn hàng đầu Nhật Bản. Ông Phạm Minh Chính hoan nghênh họ mở rộng đầu tư, hợp tác tại Việt Nam: “Việt Nam mong hỗ trợ các công ty Nhật Bản kinh doanh thuận lợi tại Việt Nam”.
Ông Chính cũng nhắc lại, Việt Nam trên tinh thần “chia sẻ lợi ích, chia sẻ rủi ro” sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam một cách hiệu quả, bền vững, và sẽ tiếp tục giảm thời gian phê duyệt hành chính.
Không giống như lãnh đạo ĐCSTQ nói rằng hoan nghênh đầu tư nước ngoài nhưng không tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty nước ngoài, thay vào đó thắt chặt kiểm soát và thậm chí liên quan đến giám sát an ninh quốc gia, Việt Nam hiện đang có những hành động thiết thực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Kết quả đạt được trong chuyến đi Nhật Bản của ông Phạm Minh Chính không chỉ là sáng kiến của Việt Nam mà còn là lựa chọn của Nhật Bản trong xu thế “chống cộng” hiện nay. Nhìn nhận vấn đề từ góc độ của Hà Nội có thể suy ra, việc họ gần gũi với Mỹ và Nhật Bản mang tới triển vọng tươi sáng cả về chính trị và kinh tế. Ngược lại, nếu đối đầu với Mỹ và Nhật Bản như ĐCSTQ sẽ bị cô lập với thế giới, bài học kinh nghiệm này đã rõ. Lựa chọn Việt Nam không chỉ đặt ông Tập vào thế khó xử sau chuyến công du Việt Nam, cho dù không hài lòng với Việt Nam nhưng thực sự không dám thể hiện ra mặt, không chỉ thêm một lần khiến Bắc Kinh bối rối còn cho thế giới và người Trung Quốc thấy lựa chọn khác nhau của hai nước cộng sản, mở ra tương lai khác biệt giữa họ.
Chu Hiểu Huy, Vision Times
Xem thêm:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…