Trong bối cảnh thế giới ngày càng có xu hướng thiên tả, tờ Wall Street Journal tại Mỹ đã đăng một bài viết có tên “Linh hồn của chủ nghĩa bảo thủ đen” (The Soul of Black Conservatism) nhân dịp sinh nhật lần thứ 91 của tờ báo này. Bài viết đã khen ngợi một cách đúng mức đối với nhà thông thái kiệt xuất: “Thomas Sowell đã dành cả cuộc đời để thách thức quan niệm chính thống về phương diện chủng tộc, kinh tế, v.v., và trong quá trình này đã tạo nên một số thành quả học thuật khiến người ta có ấn tượng sâu sắc”. Trong đó cuốn “Economic Facts and Fallacies” (Những sự thật và sai lầm kinh tế) và “Intellectuals and Society” (Phần tử trí thức và xã hội) có thể coi là tác phẩm tiêu biểu cho thành tựu học thuật của Sowell.
Ấn bản đầu tiên của cuốn Economic Facts and Fallacies được xuất bản vào năm 2008, và ấn bản thứ hai được xuất bản vào năm 2011. Đây là một cuốn sách về kinh tế học cơ bản được viết bởi Sowell với phong cách dễ hiểu và sử dụng các ví dụ thực tế để tiến hành nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề cụ thể.
Sowell đã suy nghĩ về việc viết cuốn sách này trong một thời gian dài. Kể từ cuối những năm 1970, mười mấy nhà tư tưởng da đen nghiêm túc đã gây chú ý vì đã thách thức học thuyết chính thống về quyền công dân đã được củng cố trong những năm 1960. Mặc dù các phương tiện truyền thông vào thời điểm đó gọi chung họ là “những người bảo thủ da đen” hoặc “những người bảo thủ mới da đen“, nhưng thực tế họ có những tư tưởng và lập trường rất khác nhau. Về sau, người ta ý thức được rằng việc dán nhãn họ là “bảo thủ” chỉ là một phương pháp tốc ký (viết tắt) để mô tả bất kỳ phần tử trí thức da đen nào có lập trường tương phản với sự khôn ngoan (trí tuệ) được giới tinh hoa da đen công nhận về các chủ đề chủng tộc hoặc văn hóa. Trong đó, quan điểm chiếm vị trí chủ đạo là chủ trương của học giả pháp lý Kimberlé Williams Crenshaw, bà cho rằng “các cộng đồng da đen phải phát triển và duy trì một ý thức chính trị độc đáo” bởi vì “tài sản chính trị quý giá nhất của cộng đồng da đen luôn là khả năng khẳng định danh tính tập thể và đặt tên cho thực tế chính trị tập thể của nó.” Bây giờ nhìn lại, đây là điểm khởi đầu cho việc cánh tả Mỹ hiện nay chủ trương thân phận chính trị người da đen.
Tháng 12/1980, Sowell tổ chức hội nghị “Phương án thay thế của người da đen” (Black Alternatives) tại San Francisco. Mục đích của hội nghị này là trình bày các loại quan điểm của chính trị gia, phần tử trí thức và nhà hoạt động dân quyền người da đen. Những giới tinh hoa da đen này nhận thức rõ ràng rằng giới thượng lưu tự do hy vọng rằng người da trắng sẽ giải quyết được các vấn đề của người da đen. Trong trường hợp này, giới tinh hoa da đen không thể vắng mặt.
Trong số rất nhiều giới tinh hoa học thuật người da đen, Sowell thuộc chủ nghĩa bảo thủ của người da đen thực sự. Chủ nghĩa bảo thủ da đen này có thể truy ngược lại nguồn gốc từ mô hình tự lực được Frederick Douglass và Booker T. Washington nhấn mạnh. Trong hơn 60 năm sự nghiệp học thuật của mình, Sowell đã liên tục chỉ ra trong nhiều cuốn sách của mình rằng các nhóm có thể đối mặt và giải quyết các vấn đề nội bộ của chính họ thì có thể vươn lên tốt nhất về mặt xã hội và kinh tế. Ngay từ năm 1975, trong cuốn “Chủng tộc và Kinh tế học” (Race and Economics), Sowell đã viết: “Nếu lịch sử của các nhóm chủng tộc thiểu số ở Mỹ có thể cho thấy bất cứ điều gì, thì thái độ tự lực cánh sinh và giác quan đã phát huy tác dụng lớn ngần nào trong đó”.
Sau khi trải qua phong trào “Người da đen đáng sống” (BLM) vào năm 2020, đối mặt với lời hứa của Tổng thống Biden về việc đưa ra đạo luật bồi thường cho người da đen, Sowell đã một lần nữa phát biểu quan điểm mà ông đã nhiều lần nhắc đến trên Twitter của mình (@ThomasSowell): “Các gia đình da đen đã sống sót qua vài thế kỷ chế độ nô lệ và phân biệt chủng tộc, nhưng nó đã tan rã vì chủ nghĩa vị kỷ (chủ nghĩa phúc lợi / Welfarism).” Sowell luôn lo lắng sâu sắc rằng những từ thiện có yêu cầu ít hoặc cơ bản không yêu cầu đối với người nhận có thể gây ra sự phụ thuộc. Đó là một loại chủ nghĩa cá nhân thực dụng và chủ nghĩa tự lực, xác định chủ nghĩa bảo thủ của người da đen kiểu Sowell. Những quan điểm này cũng được xuyên suốt trong cuốn sách “Những sự thật và sai lầm kinh tế”. Có thể nói cuốn sách này được viết ra để chứng minh lý luận ‘tự lực’ của ông.
Chúng ta đều đã từng nghe câu nói xưa: Cho cái cần câu chứ không nên cho con cá. Kể từ khi các chính trị gia phương Tây phát hiện ra mánh khóe “sử dụng phúc lợi để lấy phiếu bầu”, những người ủng hộ việc phân phối của cải xã hội thực sự đã cho người nghèo rất nhiều ‘cá’, và khiến họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc dựa vào chính phủ để nuôi họ, cũng vì thế mà thành kho phiếu cứng của chính đảng theo đuổi chủ trương này (ví dụ như Đảng Dân chủ Mỹ). Nếu những người đề xướng việc phân phối là nghiêm túc, thì điều họ thực sự nên làm là cung cấp cho những người nghèo lưới bắt cá thay vì con cá. Ví dụ, kiến thức là một loại ‘lưới bắt cá’ có thể được sử dụng để ‘bắt cá’, và nó cũng là một của cải hiếm có thể được phân phối và sẽ không được phân phối bằng thủ đoạn tịch thu từ người khác. Với mong muốn phổ biến kiểu kiến thức thông thường này, Sowell đã dành hơn 20 năm để suy nghĩ về nó kể từ Hội nghị San Francisco năm 1980 và viết cuốn sách “Những sự thật và sai lầm kinh tế“, một cuốn sách phổ cập kiến thức thông thường.
Một trong những chủ đề của cuốn “Những sự thật và sai lầm kinh tế” là sự sai lầm không chỉ là những ý tưởng điên rồ, mà thực tế nó có một mức độ hợp lý nhất định, khiến chúng tồn tại lâu dài. Lấy “Đạo luật bồi thường cho người da đen” dựa trên sự phân biệt đối xử với người da đen mà hiện nay cần làm rõ nhất, thì quan điểm của Sowell trong Chương 6 của “Những sự thật và sai lầm kinh tế ” rất đáng đọc. Ông chỉ rõ sai lầm về chủng tộc này bao gồm: chủng tộc là cơ sở của chế độ nô lệ; phân biệt chủng tộc là nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt về thu nhập giữa người da trắng và người da đen, cũng như sự khác biệt về các lĩnh trong mọi khía cạnh của cuộc sống phụ thuộc vào thu nhập. Ngoài ra, một ẩn ý chung giả định rằng phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, và sự hưng suy của hai yếu tố này là đồng bộ. Nếu không có phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử vẫn có thể tồn tại. Đằng sau một số cuộc thảo luận về chủng tộc, có một vấn đề tiềm ẩn: “Liệu các chủng tộc có khác nhau về trí thông minh bẩm sinh hay không – cả ưu và nhược điểm đều tạo ra sai lầm về vấn đề này.” Trọng điểm của cuốn sách là dùng nhiều ví dụ và tư liệu thực tế để chứng minh một số quan điểm được cho là đương nhiên sai lầm. Ví dụ thu nhập của người da đen thấp là do dân số người da đen trẻ nhiều, thời gian vào làm việc ngắn, và mức lương của người chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ thấp; so sánh người da đen với người dân tộc thiểu số khác thì điều kiện tự nhiên của người da đen không gặp nhiều bất lợi, ngược lại có nhiều ưu thế hơn, v.v.
Một quan điểm đã được ghi vào lịch sử nước Mỹ và đã trở thành nội dung của sách giáo khoa là tình hình của người da đen đã được cải thiện sau Phong trào Dân quyền vào những năm 1960. Vì dù sao thì sự hiểu biết về lịch sử Mỹ của người bình thường là bắt đầu với sách giáo khoa chính trị của Mỹ. Nhưng Sowell đã sử dụng dữ liệu để đưa ra một câu chuyện lịch sử hoàn toàn khác: Từ năm 1940 đến năm 1960 là thời điểm tỷ lệ hộ gia đình da đen sống trong mức nghèo khổ về thu nhập giảm nhiều nhất, từ 87% xuống 47%. Tất cả đều xảy ra trước khi thông qua “Đạo luật Dân quyền” vào năm 1964 và “Đạo luật Quyền bỏ phiếu” năm 1965, và cả trước khi ‘hành động bình quyền” (Quy định chống phân biệt đối xử / Affirmative action) phát triển thành các mục tiêu hoặc hạn ngạch kỹ thuật số vào những năm 1970. Sau khi các đạo luật quan trọng này được ban hành, xu hướng giảm nghèo không tăng nhanh mà còn chậm lại, trong thập kỷ 1960, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 47% xuống 30%; đến những năm 1970, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 30% xuống 29%. Sau đó, Sowell chỉ ra rằng sự phân biệt đối xử là một sự hiểu lầm: “Nhiều sai lầm này nảy sinh bởi vì mọi người nghĩ rằng có thể so sánh về kỹ năng, kinh nghiệm hoặc thái độ giữa nhóm người khác nhau. Vì vậy, sự khác biệt thống kê giữa họ chỉ có thể dùng ‘cách xã hội xung quanh đối xử với họ khác nhau’ để giải thích.” Câu này đã giải thích nguồn gốc của cái gọi là “phân biệt chủng tộc”.
Lời giới thiệu của nhà xuất bản ngắn gọn, cho rằng cuốn sách này phơi bày một số sai lầm phổ biến nhất về các vấn đề kinh tế Mỹ. Những quan niệm sai lầm được nêu trong sách bao gồm nhiều niềm tin được truyền rộng trong giới truyền thông và chính trị gia Mỹ, ví dụ sự khác biệt thu nhập, quan niệm sai lầm về khác biệt kinh tế giữa nam và nữ, và những những luận điệu sai lầm về kinh tế liên quan đến giới học thuật, chủng tộc và các nước thuộc thế giới thứ ba. Ngôn ngữ sinh động và hài hước, dễ hiểu, không yêu cầu người đọc phải có kiến thức về kinh tế.
Sowell dựa trên chủ nghĩa tự lực và phản đối chủ nghĩa vị kỷ. Khi xem xét lại con đường của chủ nghĩa vị kỷ của phương Tây vào năm 1993, ông đã đưa ra một nhận xét khiến người ta tỉnh ngộ, có thể được mô tả như một cái nhìn sâu sắc về những khuyết điểm của chính sách phúc lợi cánh tả:
“Lịch sử xã hội của thế giới phương Tây trong 30 năm qua có thể nói đã thay thế lịch sử của những chính sách hiệu quả thực sự ‘bằng những chính sách nghe có vẻ rất tốt’. Từng lĩnh vực một, các vụ án, giáo dục, nhà ở, quan hệ chủng tộc – những lý luận hùng vĩ nghe rất êm tai sau khi hoán đổi vào thực tiễn thì ngày càng xấu đi. Điều đáng kinh ngạc là đoạn lịch sử thất bại và thảm họa này không những không khiến các kỹ sư xã hội biết khó mà rút lui, mà công chúng tiếp tục để mặc họ tùy tiện bố trí lặp lại nhiều lần.”
Thomas Sowell không chỉ là một nhà kinh tế xuất sắc, mà còn là một trí thức da đen dũng cảm và không sợ hãi. Là một người da đen, ông cực lực phản đối tư tưởng đặc quyền và ‘đúng đắn chính trị’ trong cộng đồng da đen, nhưng ông hiểu suy nghĩ của ông và biết rằng ông là một tinh anh da đen thực sự nghĩ đến tương lai của dân tộc da đen. Ví dụ như thẩm phán Tòa án Tối cao của Mỹ Clarence Thomas và Candace Owens – một nhà hoạt động xã hội bảo thủ đang nổi lên, đều chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Sowell.
Hà Thanh Liên
(Bài viết do Up Media được trao quyền cho Vision Times đăng tải lại)
Xem thêm:
Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…