Phân biệt chủng tộc Mỹ mới: Phân biệt đối xử với đàn ông da trắng?
- Trình Văn
- •
Phe cực tả Hoa Kỳ đã nhiều lần lên án hành vi phân biệt chủng tộc có hệ thống đối với người da đen ở nước này. Nhưng nó lại trở thành cái cớ để đám đông da đen bạo lực dựa hơi, làm bất cứ điều gì họ muốn mà không màng đến hậu quả. Và hơn thế nữa, một sự phân biệt chủng tộc có hệ thống mới đã hình thành đằng sau nó, đó là sự phân biệt đối xử với người Mỹ da trắng, đặc biệt là đàn ông da trắng. Một số kênh truyền thông đã sử dụng dữ liệu để biểu hiện thực tế này.
Ngày 20/4, kênh truyền thông bảo thủ Washington Freedom Beacon đã đăng một bài xã luận “Một hệ thống phân biệt chủng tộc mới?” (A New Systemic Racism?), đề cập đến việc cựu Chủ tịch Đảng Dân chủ Bill Clinton trong cuộc bầu cử năm 1992 đã hứa hẹn sẽ thành lập một nội các “giống nước Mỹ”, theo đó sẽ lựa chọn một đội ngũ lãnh đạo phản ánh sự đa dạng về chủng tộc và giới tính của Hoa Kỳ.
Bài báo nói rằng đây ban đầu là một mục tiêu đáng khen ngợi vì nó ghi nhận những đóng góp tiềm năng của tất cả mọi người mà không phân biệt chủng tộc hay giới tính. Tuy nhiên, mục tiêu đa dạng này sau đó đã trở thành phương pháp được giới tinh hoa cánh tả Mỹ sử dụng để phân biệt các tầng lớp hoặc nhóm người cụ thể, che giấu sự thù địch sâu sắc của họ đối với người da trắng, có thể được gọi là một hệ thống phân biệt chủng tộc mới.
Bài báo cũng lấy dữ liệu để minh họa tình huống này. Ví dụ: số liệu thống kê mới nhất về thực tập sinh từ New York Times có thể cung cấp một số hiểu biết cho động thái này. Trong số 33 thực tập sinh của tờ The New York Times, chỉ có một người là nam da trắng, còn lại là 5 nam da màu và 27 nữ.
Tỷ lệ này có “giống nước Mỹ” không? Dữ liệu điều tra dân số cho thấy đàn ông da trắng chiếm khoảng 30% dân số Mỹ, nhưng họ chỉ chiếm 3% số thực tập sinh của New York Times. Nam giới thuộc mọi chủng tộc chiếm 49,2% dân số Hoa Kỳ, nhưng họ chỉ chiếm 18% số thực tập sinh trên The New York Times. Tương tự, dữ liệu về thực tập sinh mùa hè trên Wall Street Journal cũng không thể hiện sự phân bố nhân khẩu học của quốc gia này.
Rất ít đàn ông da trắng nộp đơn cho các vị trí này hoặc được coi là đủ tiêu chuẩn cho các vị trí này. Hai tờ báo lớn của Hoa Kỳ trên có nhiều khả năng đã thực hiện sự phân biệt đối xử công khai. Các nhà lãnh đạo của New York Times đã công bố một báo cáo chi tiết vào tháng Hai năm nay, theo dõi cẩn thận thành phần chủng tộc của tờ báo ở tất cả các cấp, và cuối cùng kết luận rằng kết luận rằng tờ báo này mắc phải “mức độ đưa tin vẫn bắt nguồn từ quan điểm người da trắng.”
Định nghĩa mới về “sự đa dạng” cũng cung cấp một số nguồn cảm hứng cho số liệu thống kê tuyển sinh mà Đại học Princeton đã khoe ra hồi đầu tháng này. Trường Ivy League đã cao giọng rằng 68% người Mỹ trong lớp sinh viên năm nhất sắp nhập học năm nay “tự nhận mình” là “người da màu.”
Bài xã luận nói rằng có thể năm nay học sinh trung học da trắng không nộp đơn vào Đại học Princeton, nhưng nhiều khả năng là trường đại học này đã đối xử với những ứng viên da trắng khắc nghiệt như cách Đại học Harvard đối xử với người châu Á. Ngoài ra, khi biết được cách thức hoạt động của các tổ chức cánh tả ưu tú ở Hoa Kỳ, những học sinh trung học Mỹ có hoài bão cho tương lai này hiện đang mong muốn tìm lại tổ tiên bản địa đã bị lãng quên từ lâu của mình.
Giờ đây, những người trẻ thông minh này hiểu rằng việc xác định mình là thiểu số sẽ mang lại những lợi ích đáng kể – điều này đủ để chứng minh rằng tuyên bố “phân biệt chủng tộc có hệ thống” là dối trá, ít nhất là phân biệt chủng tộc có hệ thống chống lại thiểu số là dối trá.
Trình Văn, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa phân biệt chủng tộc Black Lives Matter Người Da đen đáng sống Người da trắng Đàn ông da trắng