Thủ tướng Đức Angela Merkel, trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây, đã kêu gọi tiếp tục thúc đẩy ký kết thỏa thuận thương mại quy mô lớn giữa Liên minh châu Âu và Trung Quốc. Bà Merkel gọi đây là thỏa thuận thương mại hai bên cùng có lợi.
Bà Merkel sẽ rời nhiệm sở vào cuối tháng này sau cuộc bầu cử tại Đức và bà đã đang tận dụng các cuộc họp chính sách ngoại giao cuối cùng của mình trên cương vị Thủ tướng Đức để tiếp tục nỗ lực từ lâu nhằm làm sâu sắc thêm các mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu (EU) và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Theo trang tin news.cn, trong bản ghi bằng tiếng Trung cuộc điện đàm giữa bà Merkel và ông Tập, Thủ tướng Đức được cho là đã nói với nhà lãnh đạo Trung Quốc cộng sản rằng thỏa thuận đầu tư EU-Trung Quốc sẽ mang lại lợi ích song phương và là thỏa thuận cùng thắng cho cả Trung Quốc và EU. Thỏa thuận đầu tư EU-Trung Quốc này hiện đang bị tạm hoãn ký kết sau khi Bắc Kinh áp đặt các chế tài lên nhiều chính trị gia châu Âu vì họ lên tiếng phản đối ĐCSTQ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại Tân Cương.
Về phần mình, ông Tập Cận Bình đã gửi lời cảm ơn Thủ tướng Đức Merkel vì bà “đã tích cực cam kết thúc đẩy” sự hợp tác thực chất và giao lưu hữu hảo giữa Đức, EU với Trung Quốc.
Thỏa thuận thương mại đề xuất giữa EU và Trung Quốc trị giá 120 tỷ Euro gặp phải nhiều chỉ trích vì không đề cập đến những vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc, trong đó có việc ĐCSTQ đàn áp dân chủ tại Hồng Kông và bức hại nhân quyền tại Tân Cương, nơi được cho là có tới 3 triệu người Duy Ngô Nhĩ đã đang bị giam giữ trong các trại tập trung.
Ủy ban châu Âu đã hoan nghênh thỏa thuân này vì trong đó ĐCSTQ đã đề xuất “các nhượng bộ”, nhưng trong nhiều lĩnh vực quan trọng, chẳng hạn như vấn đề lao động cưỡng bước chế độ Bắc Kinh cộng sản hiếm khi cam kết họ sẽ “nỗ lực hướng đến” thực thi các tiêu chuẩn quốc tế.
Trong 16 năm bà Merkel làm thủ tướng Đức, mối quan hệ kinh tế giữa Đức và Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ. Đến năm 2018, Trung Quốc trở thành đối tác thương mạng hàng đầu của Đức.
Giám đốc chương trình châu Á của Hội đồng Đối ngoại châu Âu, ông Janka Oertel gần đây đã nói với tờ SCMP (Hồng Kông) rằng bà Merkel “đã tập trung vào việc tăng cường và làm sâu sắc các mối quan hệ với Trung Quốc, cùng lúc hy vọng rằng chế độ Bắc Kinh sẽ dần dần thích ứng và tích hợp với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”.
Tuy nhiên, ông Oertel nhấn mạnh rằng nghị trình nêu trên của bà Merkel hiện đã lỗi thời vì rằng đất nước Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đang ngày càng có xu hướng độc tài hơn, thậm chí có tham vọng lớn là sẽ thống trị thế giới bằng nghị trình quản trị đặc sắc Trung Quốc, chứ không theo trật tự thế giới dựa trên luật lệ mà phương Tây đã thiết lập nhiều thập kỷ qua.
Hãng tin Deutsche Welle của Đức gần đây cũng đã đăng bài bình luận của tác giả Ashutosh Pandey lên án nghị trình thân Trung Quốc của bà Merkel và kêu gọi nữ thủ tướng hãy kết thúc “cuộc tình” với Trung Quốc cộng sản.
“Nhiều năm qua Berlin đã nuông chiều thái quá Trung Quốc với hy vọng rằng hàng tỷ Euro tiền đầu tư sẽ thúc đẩy Bắc Kinh từ bỏ đường lối độc tài. Nhưng thói hung hăng của Trung Quốc cho thấy chiến thuật của Đức đã phản tác dụng”, ông Ashutosh Pandey viết.
Trong diễn biến liên quan, tuần qua Trung tâm châu Âu vì Hiến pháp và Nhân quyền (ECCHR) đã cáo buộc các công ty của Đức như Hugo Boss, Aldi, Lidl và C&A thu lợi từ hệ thống lao động cưỡng bức tại Tân Cương. Các công ty này đã phủ nhận cáo buộc của ECCHR.
Hai công ty xe hơi hàng đầu của Đức là Volkswagen và BMW cũng đã bị cáo buộc kiếm lợi qua việc sử dụng lao động cưỡng bức tại khu vực Tân Cương.
Như Ngọc (Theo Breitbart News)
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…