Thủ tướng Papua New Guinea Peter O’Neill hôm Chủ Nhật (26/5) đã thông báo ông chấp nhận từ chức sau hơn 7 năm cầm quyền.
Tuyên bố từ chức của ông Peter O’Neill đến sau khi nhiều quan chức của đảng cầm quyền hôm thứ Sáu (24/5) đã tuyên bố rút lui khỏi đảng này. Trước đó, ông O’Neal đã nhiều lần bác bỏ lời kêu gọi ông từ chức của phe đối lập.
Hôm thứ Sáu (24/5), phe đối lập nói rằng họ đã tập hợp được đủ số lượng nghị sĩ quốc hội ủng hộ bãi nhiệm ông O’Neill. Phe đối lập cần tập hợp được 62 thành viên của quốc hội Papua New Guinea 111 ghế để bỏ phiếu bãi nhiệm Thủ tướng O’Neill.
Trong vài tuần qua, nhiều thành viên đảng cầm quyền đã tuyên bố rút lui khỏi đảng, gia nhập phe đối lập. Chỉ riêng hôm thứ Sáu (24/5) có ít nhất 9 thành viên đảng cầm quyền đã chuyển đảng, Reuters lấy thông tin từ 2 bộ trưởng đương nhiệm, cũng là những người chuyển sang phe đối lập hôm 24/5.
Theo BBC, trong tuyên bố hôm 26/5, ông O’Neill, 54 tuổi, cho biết ông sẽ trao lại quyền lực cho cựu Thủ tướng Julius Chan.
Trao đổi với báo giới tại thủ đô Port Moresby hôm 26/5, ông O’Neill nói: “Điều quan trọng là chúng ta phải duy trì một sự ổn định nhất định. Chúng tôi đã lắng nghe những lời kêu gọi [từ chức] và chúng tôi đã đồng ý thay đổi chính phủ.”
Cựu Thủ tướng Julius Chan cũng đã lên tiếng sau khi ông O’Neill tuyên bố trao quyền lại cho ông. Ông Julius nói rằng ông muốn một sự chuyển tiếp quyền lực trơn tru để đảm bảo sự ổn định tại quốc gia Nam Thái Bình Dương 7,3 triệu dân.
“Tôi muốn cảm ơn Thủ tướng Peter O’Neill vì tất cả những gì ông đã làm để đưa đất nước này đi đến giai đoạn hôm nay,” ông Julius nói với báo giới.
“Với Nam giới và phụ nữ Papua New Guinea… chúng tôi không nhớ lâu. Ngày mai các bạn sẽ nhìn lại và nhìn thấy mọi thứ mà ông đã làm. Nhưng giống như chính bản thân cuộc sống, các bạn chỉ có thể tiến về phía trước,” ông Julius nói thêm.
Trong những tuần qua, ông O’Neill chịu áp lực từ nhiều vấn đề, trong đó có dự án khí đốt hàng tỷ USD mà đầu năm nay chính phủ Papua New Guinea đã ký với Tập đoàn khí đốt Total của Pháp và Tập đoàn ExxonMobil của Mỹ.
Theo BBC, mặc dù dự án này sẽ giúp tăng gần gấp đôi sản lượng xuất khẩu dầu mỏ của Papua New Guinea, nhưng các cộng đồng địa phương đã dấy lên lo lắng rằng họ bị loại ra khỏi việc thụ hưởng các lợi ích.
Các chính trị gia đối lập hôm thứ Sáu (24/5) cũng cho biết nếu thay đổi chính phủ thành công họ sẽ thúc đẩy các cuộc điều tại Úc và Thụy Sĩ đối với khoản vay 1,2 tỷ đô-la Úc (830,76 triệu USD) do tập đoàn tài chính UBS sắp xếp.
Theo Reuters, Ủy ban Thanh tra Papua New Guinea đã soạn thảo báo cáo về thương vụ năm 2014 cho phép nước này vay tiền từ UBS để mua 10% cổ phần tại công ty năng lượng Oil Search niêm yết trên thị trường chứng khoán Úc. Báo cáo này dự kiến sẽ được đưa ra quốc hội Papua New Guinea thảo luận trong tuần tới.
Oil Search đã sử dụng khoản tiền bán cổ phần nêu trên để mua mỏ khí đốt Elk Antelop tại Papua New Guine do Tập đoàn Total của Pháp phát triển.
Các chuyên gia ước tính Papua New Guine đã thiệt hại khoảng 1 tỷ kina (287 triệu USD) trong thương vụ này sau khi bị ép bán cổ phần vào thời điểm giá cổ phiếu giảm năm 2017.
Papua New Guinea là quốc đảo Nam Thái Bình Dương giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng người dân vẫn sống trong nghèo khổ. Thủ tướng Peter O’Neill cầm quyền từ năm 2011 và trước khi tuyên bố từ chức, ông đã từng nhiều lần đánh bại các nỗ lực lật đổ ông của phe đối lập.
Xuân Thành
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…