Ngày 29/9, cựu Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida được bầu làm Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, sẽ trở thành Thủ tướng thứ 100 của Nhật Bản vào ngày 4/10. (Ảnh chụp màn hình video The Strait Times)
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida hôm thứ Hai (29/11) nói rằng, Nhật sẽ đóng cửa biên giới với tất cả người nước ngoài. Như vậy, tiếp sau Israel, Nhật Bản đang thực hiện các biện pháp cứng rắn nhất để ứng phó với biến chủng mới của COVID-19 mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên là Omicron.
Thủ tướng Fumio Kishida nói rằng xuất phát từ sự thận trọng để tránh kịch bản tồi tệ nhất, Nhật Bản sẽ đóng cửa biên giới với người nước ngoài từ thứ Ba (30/11). Ông Kishida cho biết, ông sẵn sàng nhận chỉ trích cho rằng ông đang quá thận trọng.
Thủ tướng Nhật nói với báo giới: “Đây là những biện pháp ngoại lệ, tạm thời mà chúng tôi thực hiện vì mục đích an toàn cho đến khi có thông tin rõ ràng hơn về biến chủng Omicron”.
Ông Kishida không nói rõ lệnh cấm biên của Nhật Bản sẽ kéo dài bao lâu. Thủ tướng cũng nói công dân Nhật trở về nước từ các quốc gia đặc biệt, cũng sẽ phải cách ly y tế tại các cơ sở được chỉ định.
Mặc dù Nhật Bản chưa phát hiện bất cứ một ca nào nhiễm chủng mới Omicron, nhưng Bộ trưởng Y tế Shigeyuki Goto cho biết các bác sĩ đang tiến hành xét nghiệm để xác định xem liệu một du khách người Namibia đã dương tính với COVID-19 có phải là nhiễm biến chủng mới hay không.
Trước Nhật, Israel đã thực hiện cấm biên với người nước ngoài từ nửa đêm Chủ Nhật (28/11). Nhà nước Do Thái cũng tuyên bố sẽ sử dụng công nghệ điện thoại truy dấu chống khủng bố để ứng phó với biến chủng mới của COVID-19.
>>Israel cho phép dùng công nghệ giám sát người nhiễm biến thể mới Omicron
Úc cho biết nước này sẽ đánh giá lại các kế hoạch mở lại biên giới cho những người nhập cư có kỹ năng và sinh viên từ 1/12. Úc đã phát hiện các ca đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron.
Biến chủng Omicron được Nam Phi xác nhận đầu tiên hôm 24/11. Sau đó, biến chủng này đã xuất hiện ở Úc, Bỉ, Botswana, Anh, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hồng Kông, Israel, Ý và Hà Lan.
WHO đã liệt biến chủng Omicron vào danh sách “biến chủng đáng quan ngại” cùng 4 biến chủng khác, trong đó có Delta. WHO nói rằng phải mất “vài ngày tới vài tuần” để hiểu về mức độ nghiêm trọng của biến chủng Omicron.
Trong khi đó, một bác sĩ tại Nam Phi nói với báo giới rằng những bệnh nhân mắc biến chủng Omicron cho tới nay đề biểu hiện triệu chứng nhẹ và có thể được điều trị tại nhà.
Nam Phi cũng đã lên án các biện pháp cấm di trú quốc tế đối với công dân nước này và các quốc gia lân cận khác là bất công và có tiềm năng gây hại cho nền kinh tế. Nam Phi nói rằng họ đang bị “trừng phạt” vì khả năng khoa học của mình đã có thể phát hiện sớm các biến chủng mới.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa hôm 28/11 cho hay: “Cấm di trú là không tuân theo khoa học, và nó cũng sẽ không đạt hiệu quả trong việc ngăn chặn biến chủng mới này lây lan”.
“Điều duy nhất mà hành vi cấm di trú này sẽ gây ra là làm tổn hại hơn nữa các nền kinh tế của các quốc gia bị ảnh hưởng bởi các lệnh cấm”, ông Ramaphosa nói thêm.
Hải Đăng (Theo Reuters)
Xem thêm:
Đại tá Nguyễn Đức Huy, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, cán bộ biệt…
Toàn bộ 8 thẩm phán thuộc Tòa Hiến pháp Hàn Quốc đều nhất trí việc…
Tổng thống Mỹ Donald Trump, phó tổng thống JD Vance và tỷ phú Elon Musk…
TikTok sắp đối mặt với khoản phạt vi phạm quyền riêng tư hơn 500 triệu…
Hiện bậc tiểu học đã bắt buộc dạy 2 buổi/ngày, THCS và THPT hướng tới…
Bị ảnh hưởng bởi trận động đất mạnh 7,7 độ richter xảy ra ở Myanmar…