Trung Quốc nâng cấp “luật chống gián điệp”, Đài Loan cảnh báo nguy cơ

Gần đây, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc đã sửa đổi “Luật chống gián điệp” để mở rộng phạm vi hình sự hóa, và ấn định luật này có hiệu lực vào ngày 1/7 năm nay, khiến cộng đồng quốc tế lo ngại.

Ngày 3/5/2023, Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng của Viện Lập pháp đã mời ông Thái Minh Ngạn (Ming-Yen Tsai), Giám đốc Cục An ninh Quốc gia, tham dự báo cáo và chuẩn bị trả lời chất vấn. (Ảnh: CNA)

Cục An ninh Quốc gia Đài Loan cảnh báo, nội dung trong điện thoại di động của người dân có thể bị kiểm tra khi ra vào hải quan của Trung Quốc, các bức ảnh và bài phát biểu có thể được dùng để thêu dệt và kết tội. Viện Hành chính Đài Loan cũng nhắc nhở người dân rằng họ chỉ nên đến Trung Quốc nếu có thể đảm bảo an toàn cho bản thân.

Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc đã bỏ phiếu vào ngày 26/4 để sửa đổi Luật Chống gián điệp, luật sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7.

Trong đó, định nghĩa về hoạt động gián điệp được mở rộng, bao gồm các hành vi như “nương náu trong các tổ chức gián điệp và đặc vụ”, “nhắm mục tiêu tấn công mạng vào các cơ quan nhà nước, các đơn vị liên quan đến bí mật, hoặc cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng”, đồng thời yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet cùng hợp tác đấu tranh chống gián điệp.

Các chính trị gia Đài Loan lo ngại nguy cơ bị bắt ngày càng cao đối với những người Đài Loan sang Trung Quốc.

Tờ Liberty Times đưa tin, trong một cuộc điều tra tại Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng của Viện Lập pháp vào sáng ngày 3/5, nhà lập pháp Đảng Dân Tiến, bà Lâm Tịnh Nghi (Lin Ching-yi) đề cập rằng “Luật chống gián điệp” của Trung Quốc khiến các doanh nhân nước ngoài gặp rủi ro.

Ngoài nguy cơ những tướng lĩnh Đài Loan nghỉ hưu đến Trung Quốc có thể bị kết tội, liệu người dân thường có bị ảnh hưởng?

Về vấn đề này, Giám đốc Cục An ninh Quốc gia, ông Thái Minh Ngạn (Ming-Yen Tsai) trả lời như sau: “Tôi thực sự muốn yêu cầu người dân đặc biệt chú ý đến điểm này khi họ giao lưu với bên kia eo biển. Cả nội dung trong điện thoại di động cũng có thể sẽ bị nhân viên an ninh của cơ quan chức năng kiểm tra trong quá trình ra vào hải quan Trung Quốc, nên phải hết sức cẩn thận với phần này.”

Ông Thái Minh Ngạn nhấn mạnh, phải đặc biệt chú ý đến việc liệu đạo luật này có ảnh hưởng đến doanh nhân nước ngoài, bao gồm doanh nhân Đài Loan, nhà báo nước ngoài và những người bảo vệ nhân quyền có nguy cơ gặp rủi ro khi đến Đại Lục không, và liệu phần này có tác động tiêu cực đến việc trao đổi giữa 2 bờ eo biển hay không.

Bà Lâm Tịnh Nghi chỉ ra rằng Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật hai mặt. Một mặt, họ cho phép cựu Tổng thống Mã Anh Cửu được tôn sùng khi đến Đại Lục. Mặt khác, họ lại hạn chế quyền tự do ngôn luận và quyền tự do của người Đài Loan và người nước ngoài.

Ông Thái Minh Ngạn trả lời rằng, một mặt, Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đề xuất nhiều kế hoạch giao lưu trao đổi khác nhau, nhằm thúc đẩy thống nhất và hội nhập xuyên eo biển. Nhưng mặt khác, họ lại tăng cường kiểm soát nội bộ.

Vì ĐCSTQ lo lắng rằng việc trao đổi với nước ngoài sẽ làm lung lay quy tắc nội bộ của ĐCSTQ, nên cần đặc biệt chú ý đến phần này trong quá trình thúc đẩy giao lưu xuyên eo biển.

PTS News tại Đài Loan đưa tin, “Luật chống gián điệp” của ĐCSTQ dựa trên các bình luận, đánh giá. Nếu bình luận về vấn đề Đài Loan và Hồng Kông trên các nền tảng mạng xã hội, hoặc chụp ảnh ở những nơi nhạy cảm, hay thảo luận về các vấn đề nhạy cảm, chỉ trích ĐCSTQ, và tiến hành các cuộc phỏng vấn không có sự cho phép của giới chức Trung Quốc, họ có thể sẽ bị coi là gián điệp.

Ông Akio Yaita, Giám đốc chi nhánh Đài Bắc của tờ Sankei Shimbun, cho biết: “Nếu (ĐCSTQ) muốn kết tội, hoặc bạn vô tình tham gia vào cuộc tranh giành quyền lực của Trung Quốc, vô tình chụp một số bức ảnh về các cơ sở quân sự của Trung Quốc, họ nói rằng bạn phạm tội, thì tức là bạn đã phạm tội. Điều này quả thực đã vô hình làm tăng rủi ro khi kinh doanh tại Trung Quốc lên gấp nhiều lần.”

CNA đưa tin, trước việc Trung Quốc sửa đổi Luật chống gián điệp, Thủ tướng Trần Kiến Nhân (Chen Chien-jen) cho biết, sau khi dịch bệnh thuyên giảm, người dân hai bờ eo biển hy vọng có thể trao đổi thông tin bình thường trở lại. Chính phủ Trung Quốc cố tình hạn chế quyền tự do cá nhân của người dân Đài Loan, gây phương hại đến giao lưu giữa hai bờ eo biển.

Ông Trần Kiến Nhân nhắc nhở người dân Đài Loan: “Vì Trung Quốc bắt giữ tùy tiện, hạn chế quyền tự do và an toàn cá nhân”, nên người dân phải cảnh giác và chỉ đến đó khi có thể đảm bảo an toàn cho bản thân.

Lý Giai Kỳ / Vision Times

Lý Giai Kỳ

Published by
Lý Giai Kỳ

Recent Posts

Người của đặc vụ Ukraine bị Nga bắt ở Crimea

Hôm Thứ Ba, cơ quan an ninh Nga, FSB, công bố hình ảnh bắt giữ…

2 phút ago

Hezbollah loại trừ khả năng đàm phán trong khi giao tranh tiếp diễn với Israel

Hôm thứ Ba (22/10), Hezbollah tại Liban tuyên bố sẽ không có cuộc đàm phán…

7 phút ago

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

5 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

5 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

9 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

9 giờ ago