Bắc Kinh và Moscow đã công bố ý định thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong nội khối BRICS – một liên minh năm thành viên bao gồm các quốc gia Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi.
Tổng thống Brazil Michel Temer, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (từ phải sang trái) tạ Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Hạ Môn ởHạ Môn ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc ngày 4/9/2017 (Ảnh minh họa: Getty Images)
Tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương BRICS đầu tiên hôm 8/4, Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Lưu Côn tuyên bố, Trung Quốc đang tìm cách thúc đẩy hợp tác tài chính và tài khóa trong liên minh. Ông kêu gọi các thành viên BRICS tăng cường phối hợp chính sách vĩ mô để thúc đẩy kinh tế toàn cầu. Trung Quốc sẽ chia sẻ thông tin và trao đổi kinh nghiệm đầu tư cơ sở hạ tầng giữa các thành viên.
Ông Lưu cho hay: “Trong những năm gần đây, các nước BRICS đã duy trì đà hợp tác mạnh mẽ và đóng góp quan trọng vào việc tối ưu hóa quản trị kinh tế toàn cầu, cũng như thúc đẩy sự phục hồi và phát triển nền kinh tế toàn cầu chất lượng cao.”
Trung Quốc, nước trở thành chủ tịch BRICS vào đầu năm 2022, sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 14 vào cuối năm nay, với chủ đề là hình thành quan hệ đối tác chất lượng cao và đón đầu một kỷ nguyên phát triển mới. Các quốc gia BRICS chiếm hơn 40 phần trăm dân số thế giới và hơn 20 phần trăm tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu.
Trong khi đó, Nga đang thúc đẩy việc sử dụng tiền tệ quốc gia và tích hợp hệ thống thanh toán trong liên minh. Quốc gia này hiện phải đối mặt với nhiều lệnh trừng phạt nghiêm khắc từ các quốc gia phương Tây.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov phát biểu tại cuộc họp BRICS ngày 8/4, các biện pháp trừng phạt đã làm xấu đi sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu. Họ cũng đang phá hủy nền tảng của hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế hiện có dựa trên đồng đô la Mỹ.
Ông Siluanov nhấn mạnh: “Điều này thúc đẩy chúng tôi cần phải đẩy nhanh tiến độ hợp tác trong các lĩnh vực sau: sử dụng tiền tệ quốc gia cho hoạt động xuất nhập khẩu, tích hợp hệ thống thanh toán và thẻ, xây dựng hệ thống nhắn tin tài chính của riêng mình và thành lập cơ quan định giá độc lập của BRICS.”
Ông Ross Kennedy, một thành viên cấp cao tại Nhóm Nghiên cứu Chứng khoán và cũng là người sáng lập của Fortis Analysis nói với The Epoch Times, các quốc gia BRICS như Trung Quốc và Ấn Độ có thể lờ đi hậu quả kinh tế từ các lệnh trừng phạt của phương Tây để tận dụng cơ hội này mua dầu và khí đốt của Nga với mức giá thấp hơn. Do đó, việc giao dịch tiền tệ không sử dụng đồng đô la Mỹ hay đồng euro có thể sẽ gia tăng đáng kể.
Ông Kennedy nhìn nhận, việc liên minh giữa các quốc gia BRICS ngày càng gắn kết cuối cùng sẽ hình thành một khối cạnh tranh với các cường quốc dân chủ phương Tây.
“Chúng tôi đang thấy sự xuất hiện của lĩnh vực hợp tác kinh tế và địa chính trị do Nga-Trung dẫn đầu, trái ngược với những gì giống như Anglosphere (Vùng văn hóa tiếng Anh), hoặc một liên minh xuyên Đại Tây Dương giữa Canada, Hoa Kỳ và các đối tác NATO của chúng tôi,” ông lưu ý.
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…