Ngày 13/2, ông Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác mẹ của ông Kim Jong-un đã bị ám sát bằng thuốc độc. Sau vụ việc này, con trai ông Kim Jong-nam là Kim Han-sol, 21 tuổi, đã cùng mẹ và em gái bắt đầu hành trình chạy trốn khỏi khỏi sự truy sát của chính quyền Bắc Hàn. Gần đây có kênh truyền thông Hàn Quốc cho biết, Kim Han-sol ngày càng cảm thấy uể oải, chán nản đối với cuộc sống lưu vong của mình, thậm chí còn hình thành thói quen uống rượu.
Trước đó, theo tin từ The Wall Street Journal, sau khi ông Kim Jong-nam bị ám sát bằng thuốc độc ở Malaysia, rất có khả năng Kim Han-sol sẽ trở thành mục tiêu ám sát tiếp theo của chính quyền Bắc Hàn, bởi vì Kim Han-sol cũng từng chỉ trích chính quyền Bắc Hàn.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của kênh truyền thông Phần Lan Yleisradio năm 2012, khi đó Kim Han-sol công khai chỉ trích chính quyền Bắc Hàn và nói vẫn luôn mong muốn có ngày được trở về tổ quốc của mình. Thời gian đó, Kim Han-sol đang học tại trường quốc tế Bosnia và Herzegovina, trước khi học tại trường này, Kim Han-sol cũng từng học ở Pháp một thời gian.
Trang báo The Korea Herald dẫn nguồn tin từ Đài truyền hình TV Chosun cho biết, hiện nay Kim Han-sol đang cảm thấy ngày càng chán nản với cuộc sống lưu vong, và ngày nào cũng uống rượu giải sầu.
Bản tin còn nói, theo nhiều nguồn tin, Kim Han-sol ở nhà cùng mẹ đẻ giống như được bọc thép bảo vệ. Mặc dù có được cảm giác an toàn, nhưng cũng khiến Han-sol vô cùng thất vọng.
Kim Han-sol thường nói với người bên cạnh mình rằng mình rất vui khi người nhà đều đã an toàn, nhưng cách bảo vệ này thật khiến cho người ta phải nghẹt thở. Ban ngày Han-sol cũng thường xuyên uống rượu, và còn nói với người khác rằng, khi còn làm việc ở Macau, bản thân được tự do hơn nhiều.
Tổ chức ngầm Bắc Hàn có tên Cheollima Civil Defense tiết lộ với The Wall Street Journal, sau khi Kim Jong-nam bị giết hại bằng thuốc độc, Kim Han-sol cùng mẹ và em gái được sự giúp đỡ của tổ chức này và nhiều quốc gia khác, đã rời khỏi Macau đến nơi an toàn để tránh nạn, tuy nhiên tổ chức này không nói rõ con đường chạy trốn và điểm đến cuối cùng của họ ở đâu.
Đại diện tổ chức Cheollima Civil Defense cho hay, hành trình lưu vong của cả nhà Kim Han-sol cũng được sự can thiệp của nhiều bên. Trong đó, phía Mỹ, Hàn Quốc, Hà Lan cũng giúp đỡ về mặt du lịch và visa. Nhưng cũng có nước từ chối giúp đỡ, trong đó có cả Canada, có thể lúc đó Canada đang muốn giải cứu một vị mục sư Rim Hyon Su đang bị Bắc Hàn giam giữ, và đó có thể là thời điểm để Canada triển khai đàm phán với Bắc Hàn.
Trí Đạt
Xem thêm:
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…