Ngày 16/6, truyền thông Đức RedaktionsNetzwerk Deutschland (RND) chỉ ra, mặc dù Đài Loan có diện tích nhỏ nhưng tầm quan trọng lại vượt xa sức tưởng tượng. Trung Quốc một khi phát động cuộc xâm lược quân sự đối với Đài Loan, e là chuỗi cung ứng toàn cầu liên quan đến chip sẽ bị ngừng toàn diện.
Hôm 16/6, Fabian Kretschmer, phóng viên của RND trú tại Bắc Kinh, đã chỉ ra trong một bài báo có tiêu đề “Vì sao một khi mất Đài Loan, nền kinh tế toàn cầu sẽ bị hủy hoại trong chốc lát” rằng khoảng cách giữa Đài Loan và Đức là 9.000 km, diện tích Đài Loan chỉ tương đương với Baden-Württemberg – bang lớn thứ ba ở Tây Nam nước Đức, nhưng sự gần gũi về kinh tế của Đài Loan với Đức nằm ngoài sức tưởng tượng của hầu hết người Đức. Tất cả những điều này “chủ yếu nhờ công của một công ty Đài Loan: TSMC”.
Bài viết nói rằng công ty này được thành lập vào năm 1987, là nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới, và năng lực sản xuất của nó vượt đi đầu thế giới. Trong lĩnh vực chip máy tính, thị phần toàn cầu của TSMC đã vượt quá 50%. Hơn nữa, Đài Loan cũng là quốc gia dẫn đầu toàn cầu về công nghệ sản xuất chip hiệu suất cao.
Bài viết nói, ngay từ khi dịch bệnh bắt đầu, tác động nghiêm trọng của tình trạng thiếu chip trên phạm vi toàn cầu đã lộ rõ. Máy tính và điện thoại thông minh không thể giao hàng kịp thời, và các nhà sản xuất ô tô đã phải cắt giảm sản lượng. Sự phụ thuộc của nền kinh tế Đức vào chip Đài Loan ở mức độ cao, đã để lại ấn tượng rất sâu sắc.
Vào tháng 1/2021, ông Peter Altmaier, khi đó là Bộ trưởng Kinh tế Đức, đã gửi thư tới Chính phủ Đài Loan đề nghị Đài Loan giúp tăng lượng cung ứng chip, nếu không sự thiếu hụt sẽ đe dọa sự phục hồi của ngành công nghiệp ô tô Đức.
“Cách làm này là bất thường, bởi dù sao thì dưới áp lực từ Trung Quốc, Đức không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan”, bài viết nói. Mặc dù một số chuyên gia cho rằng việc Đài Loan làm chủ công nghệ chip đã trở thành “lá chắn silicon” để ngăn chặn cuộc xâm lược quân sự, nhưng nhiều chuyên gia cũng lo ngại rằng Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều tiền mà vẫn không thể bắt kịp Đài Loan về công nghệ, điều này có thể trở thành lý do để tấn công Đài Loan. Trung Quốc có thể dốc toàn lực và để chiếm lấy căn cứ chip này về cho mình.
Là công ty hàng đầu toàn cầu về xưởng đúc, TSMC là trọng tâm chiến lược của ngành công nghiệp toàn cầu. Sản xuất iPhone, máy tính đám mây Amazon, vi mạch trong bộ xử lý đồ họa, trò chơi điện tử và thậm chí cả máy bay không người lái và máy bay chiến đấu quân sự, chẳng hạn như Lockheed Martin F-35.
Ông Trương Trọng Mưu (Morris Chang), người sáng lập TSMC, từng nói rằng chip bán dẫn không chỉ liên quan đến nhu cầu thiết yếu hàng ngày như điện thoại di động, máy tính mà còn liên quan chặt chẽ đến điều hướng tên lửa hay các loại vũ khí quân sự khác. “Có thể nói chất bán dẫn cần ở mọi nơi.”
Trang tài chính kinh tế của Thời báo Tự Do Đài Loan đưa tin, ngoài việc sử dụng chip Đài Loan trong vũ khí quân sự của Mỹ, thậm chí vũ khí do Trung Quốc sản xuất cũng có thể được nhìn thấy bóng dáng của Đài Loan. TSMC đã thành lập một nhà máy ở Nam Kinh, Trung Quốc, cung cấp cho các nhà sản xuất Trung Quốc chip FinFET 12/16 nanomet, sản phẩm này vốn đã là công nghệ chip tiên tiến nhất ở Trung Quốc.
Năm ngoái, tờ Washington Post tiết lộ rằng “tên lửa tốc độ âm thanh” do Trung Quốc nghiên cứu phát triển, chip của nó đã được bàn giao cho TSMC sản xuất.
Tờ Handelsblatt của Đức gần đây đã chỉ ra rằng Đài Loan có một chuỗi cung ứng chất bán dẫn không thể thay thế, chi phối huyết mạch của nền kinh tế toàn cầu. Bởi vì không có chip, máy bay không thể cất cánh, không thể sản xuất điện thoại di động và vũ khí của một số quốc gia có thể không được sản xuất, toàn cầu đều gặp tai họa, thì Trung Quốc cũng không thoát khỏi thảm họa.
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…