Bà Trần Văn Linh (Chen Wenling), nhà kinh tế trưởng của “Trung tâm Giao lưu Kinh tế Quốc tế”, một tổ chức nghiên cứu tư vấn của Trung Quốc, gần đây đã nói rằng Trung Quốc nên “giành lấy TSMC vào tay Trung Quốc” càng sớm càng tốt để ngăn TSMC dựa sát vào Mỹ. Về vấn đề này, nhà kinh tế tổng hợp Ngô Gia Long của Đài Loan có phân tích, thái độ của ĐCSTQ đối với công nghệ cao về cơ bản là tư duy của kẻ cướp. Ông nói thẳng, “Đối mặt với TSMC, ĐCSTQ đang lo lắng và hỗn loạn.”

p2865361a432670019
Nhà sản xuất chip bán dẫn hàng đầu Đài loan TSMC. (Ảnh: CNA).

Theo phân tích của ông Ngô Gia Long (Henry Wu), lời nói “giành lấy TSMC” của bà Trần Văn Linh là có hàm ý khác. Bà Trần Văn Linh nói rằng TSMC vốn là của Trung Quốc, và kiểu tư duy này rõ ràng là của một kẻ cướp, và sau đó bà còn nói rằng cần phải cướp, đây lại càng là hành vi của một kẻ cướp.

Ông Ngô Gia Long nói, “Mọi người đều hiểu thái độ của ĐCSTQ đối với công nghệ cao. Đó là dùng cách xâm nhập trước, có thể ăn cắp thì ăn cắp, có thể lừa được thì lừa, chẳng may vẫn không được thì cướp.” Ông còn nói, phát biểu của bà Trần Văn Linh bằng như ĐCSTQ thừa nhận một số việc.

Trước hết, thừa nhận rằng “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” (Made in China 2025) do ĐCSTQ đưa ra vào năm 2015 là một thất bại. Đây là kế hoạch xây dựng Trung Quốc với năng lực công nghệ cao mới và thay đổi từ một “quốc gia sản xuất lớn” thành “quốc gia sản xuất hùng mạnh”.

Thứ hai, Trung Quốc thừa nhận sự lo lắng bên trong của họ trong tình huống cấp bách, nó được gọi là “nỗi lo về chip“. Từ chiến tranh Ukraine có thể nhìn ra, nước cờ của các nước lớn hiện nay là chú trọng năng lực ra đòn chính xác, cho nên cần phải có nguồn chip cao cấp. Vấn đề là các công ty bán dẫn của chính Trung Quốc không làm được các loại chip này.

215ad34dd7e52890fdc0dd66d7a36ff9 466x400 1
Ông Ngô Gia Long. (Nguồn: NTDTV)

Ông Ngô Gia Long phân tích, “ĐCSTQ thừa nhận rằng Đài Loan có lợi thế về các công nghệ then chốt.” Giờ đây, Mỹ đã huy động tất cả các đồng minh của mình, từ NATO, Anh, Đức, cho đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc ở Tây Thái Bình Dương, và Ấn Độ trong “Đối thoại An ninh Bộ tứ”, với một chủ đề chung là bảo vệ Đài Loan và đảm bảo hòa bình và ổn định của eo biển Đài Loan. Tất nhiên, một lý do quan trọng là cạnh tranh để giành quyền kiểm soát ngành công nghiệp chip.

“Đây là công nghệ then chốt, và công nghệ này nằm trong tay của Đài Loan! Mỹ, Nhật Bản và Đức, 3 quốc gia phát triển hàng đầu, phải tranh thủ để TSMC đến các nước họ xây dựng nhà máy, tranh giành Đài Loan, và bảo vệ Đài Loan đã trở thành một vấn đề then chốt trong tình hình quốc tế.”

Ông Ngô Gia Long cho rằng ngoài những lợi thế về công nghệ then chốt, Đài Loan còn có những lợi thế về thể chế theo một nghĩa nào đó, vì công nghệ then chốt này không thể bị sao chép hoặc chuyển giao.

Ông nhấn mạnh rằng Trung Quốc phải thiết lập khu tập trung ngành công nghiệp bán dẫn của riêng mình, nếu không sẽ tiêu tiền một cách vô ích trong cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ. Bằng cách nêu bật lợi thế của Đài Loan trong ngành công nghiệp bán dẫn, Mỹ đang mời ĐCSTQ nhảy xuống và chơi một “cuộc cạnh tranh công nghệ then chốt”. Bây giờ, nó là chất bán dẫn và trong tương lai nó có thể là chất bán dẫn thế hệ thứ ba, vệ tinh quỹ đạo thấp, công nghệ 5G, vũ khí laser hoặc công nghệ không gian.

Ông Ngô Gia Long nói thẳng rằng nếu Trung Quốc không thể đạt được lợi thế trong một số công nghệ chủ chốt thì sẽ không thể đánh hạ được Đài Loan. Vì vậy, “cái gọi là thống nhất Đài Loan, vẫn là để sau này lại nói tiếp”.