Hôm thứ Sáu (1/9), Cơ quan Phòng chống Tham nhũng Quốc gia Ukraine (NCPA) tuyên bố 2 tập đoàn đa quốc gia kinh doanh thực phẩm và đồ uống của Mỹ, PepsiCo và Mars, là nhà tài trợ chiến tranh quốc tế. Lý do là vì họ đã rời khỏi thị trường Nga một cách miễn cưỡng.
NCPA trước đó cũng tuyên bố một trong những công ty đồ ăn nhẹ lớn nhất thế giới, Mondelez International, là ‘kẻ thù của Ukraine’ vì lý do tương tự.
NCPA cho biết: “Bất chấp tất cả các tuyên bố về việc giảm thiểu hoạt động kinh doanh, tạm dừng quảng cáo và sản xuất ở Nga, họ [PepsiCo và Mars] vẫn tiếp tục làm việc ở Nga, đóng những khoản thuế đáng kể cho ngân sách nhà nước [Nga]”.
Cơ quan này cũng khẳng định các tập đoàn khổng lồ của Mỹ đang “tích cực tìm kiếm nhân viên mới ở Nga”.
Danh sách tài trợ chiến tranh này không có giá trị pháp lý và được coi là một cơ chế đáng xấu hổ mà Kyiv sử dụng để gây thiệt hại về mặt danh tiếng cho các công ty có lợi ích kinh doanh lớn ở Nga. Cũng không có tiêu chí cụ thể nào về việc đưa vào hoặc loại bỏ khỏi danh sách này.
Ukraine đã bổ sung gần 40 thương hiệu quốc tế vào danh sách, bao gồm Unilever, Xiaomi, Bacardi, Procter & Gamble, Yves Rocher và Alibaba vì lý do là họ miễn cưỡng rời khỏi thị trường Nga.
Vào tháng 3/2022, tập đoàn Mars công bố kế hoạch tạm dừng mọi hoạt động quảng cáo, truyền thông và đầu tư vào Nga sau “hoạt động quân sự” của Moscow ở Ukraine. Tuy nhiên, tập đoàn đa quốc gia này vẫn tiếp tục sản xuất và bán sản phẩm của mình tại Nga.
Sản phẩm bao gồm các loại bánh kẹo như Bounty, Milky Way, Twix and Mars, M&Ms, và Skittles, cũng như kẹo cao su Orbit và Wrigley. Mars, đã hoạt động ở Nga hơn 30 năm, cũng sản xuất các thương hiệu thức ăn cho thú cưng như Pedigree, Royal Canin, Whiskas và Sheba.
‘Gã khổng lồ’ thực phẩm này cũng đã vạch ra kế hoạch cung cấp hỗ trợ tài chính cho Ukraine. Đầu năm nay, Mars cho hay đã quyên góp 13,5 triệu USD để giúp đỡ người dân Ukraine bị ảnh hưởng bởi chiến tranh và thú cưng của họ. Động thái này đã gây lo ngại cho các nhà lập pháp Nga khiến Tổng công tố viên phải ra lệnh điều tra Mars về khả năng tài trợ cho Lực lượng vũ trang Ukraine.
Vào tháng 9/2022, PepsiCo thông báo rằng họ sẽ ngừng sản xuất loại nước ngọt hàng đầu Pepsi, cũng như Mirinda, 7up và Mountain Dew tại Nga. Tập đoàn cho biết họ sẽ tiếp tục chỉ bán những mặt hàng thiết yếu ở Nga, bao gồm sữa, các sản phẩm từ sữa, sữa bột cho trẻ sơ sinh và thức ăn trẻ em.
Nga là thị trường có doanh thu lớn thứ 3 của PepsiCo, sau Mỹ và Mexico. Thương hiệu này đã điều hành hơn 20 doanh nghiệp ở Nga và đầu tư hơn 10 tỷ USD vào hoạt động kinh doanh tại nước này. Pepsi cũng là thương hiệu Mỹ đầu tiên đặt nền móng ở Nga vào năm 1972, khi nước này vẫn còn là một phần của Liên Xô.
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…