Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đang thúc giục chính quyền Biden làm nhiều hơn để chống lại ảnh hưởng chính trị và sự đàn áp xuyên quốc gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đặc biệt là ở Hoa Kỳ.
Ngày 5/1, USCIRF, một cơ quan liên bang lưỡng đảng, đã công bố báo cáo cập nhật chính sách, bao gồm một loạt vấn đề liên quan đến hành vi vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ, và các chính sách tương ứng của Chính phủ Hoa Kỳ trong lĩnh vực công nghệ và tự do tôn giáo.
Báo cáo viết, Chính phủ Trung Quốc không ngừng truy đuổi, quấy rối và đe dọa các nhóm tôn giáo ở nước ngoài, những người bất đồng chính kiến và những người khác có quan hệ với Trung Quốc sống ở Hoa Kỳ, bao gồm cả người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, Phật giáo Tây Tạng, Cơ đốc giáo và các học viên Pháp Luân Công.
Báo cáo được đưa ra vào thời điểm các hành động đàn áp bất đồng chính kiến của ĐCSTQ ở Hoa Kỳ lại bị giám sát chặt chẽ. Đặc biệt là vào tháng 11/2023, khi lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình tới San Francisco tham dự Hội nghị thượng đỉnh “Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương” (APEC) hàng năm, nhiều người biểu tình chống ĐCSTQ đã bị tấn công.
Hung thủ là những người phản biểu tình thân ĐCSTQ. Trong đó, một số người được Lãnh sự quán Trung Quốc tổ chức để chào đón ông Tập Cận Bình.
Bạo lực ở San Francisco đã làm dấy lên cuộc thảo luận giữa một số nhà lập pháp Hoa Kỳ đang tìm cách hình sự hóa chính thức cuộc đàn áp xuyên quốc gia của chế độ Trung Quốc. Một khả năng là thông qua “Đạo luật Chính sách đàn áp xuyên quốc gia” (Transnational Repression Policy Act) và dự luật đi kèm của Thượng viện. Hai dự luật này đều được đưa ra vào đầu năm ngoái.
Như chúng ta đã biết, ĐCSTQ còn duy trì các đồn cảnh sát bí mật ở nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, nhằm thúc đẩy các hoạt động đàn áp xuyên quốc gia của mình.
Báo cáo chỉ ra rằng các đồn cảnh sát ở nước ngoài của ĐCSTQ hoạt động tại ít nhất 53 quốc gia, bao gồm Canada, Nhật Bản, Hà Lan và Anh.
Báo cáo cũng đề cập vào tháng 4/2023, hai người đàn ông đã bị buộc tội hoạt động trái phép và bị bắt, vì điều hành đồn cảnh sát hải ngoại của ĐCSTQ ở thành phố New York. Họ bị buộc tội theo dõi và trấn áp nhóm tín ngưỡng Pháp Luân Công và những người bất đồng chính kiến khác ở Hoa Kỳ.
Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn rèn luyện thể chất và tinh thần, kết hợp các bài tập thiền định nhẹ nhàng với các nguyên tắc đạo đức dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”.
Pháp Luân Công bắt đầu được truyền bá ra công chúng vào năm 1992. Đến cuối những năm 1990, môn này đã trở nên phổ biến rộng rãi tại Trung Quốc. Theo ước tính của giới chức, vào thời điểm đó có khoảng 70 triệu đến 100 triệu người tập Pháp Luân Công.
ĐCSTQ tin rằng sự truyền bá của Pháp Luân Công gây ra mối đe dọa cho quyền lực của họ. Vì vậy, tháng 7/1999, họ đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công. Theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hoa Kỳ, kể từ đó, hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị cầm tù trong các nhà tù, trại lao động và các cơ sở khác.
Theo Minghui.org (Minh Huệ Net), tính đến ngày 20/11/2023, 5.010 học viên Pháp Luân Công được xác nhận danh tính đã bị bức hại đến chết. Họ chết trong các trại tạm giam, lớp tẩy não, trại lao động, nhà tù, sở công an, đồn công an, tòa án, bệnh viện tâm thần…
Một số người trong số họ bị đánh đến chết, bị thiêu chết, bị tra tấn, bức thực. Họ bị giết bằng cách tiêm và bị hạ độc, bị sách nhiễu và dọa giết, bị bức hại đến mức tàn tật, phát điên, hoặc chết vì bệnh nặng do bị bức hại. Họ không thể trở về nhà, chết trong cảnh lưu vong…
Do nỗ lực che đậy và thắt chặt phong tỏa của ĐCSTQ, số liệu tử vong thực tế cao hơn nhiều so với con số này. Số người bị thu hoạch nội tạng sống và trực tiếp hỏa thiêu hiện vẫn chưa có con số thống kê đầy đủ.
Báo cáo tuyên bố rằng Chính phủ Hoa Kỳ nên cảnh giác với “ảnh hưởng chính trị ác ý” của ĐCSTQ, và cần áp dụng “các chính sách và biện pháp phản ứng thực tế”.
Ví dụ, báo cáo chỉ ra rằng những người vận động hành lang cho Hikvision, công ty sản xuất camera giám sát thuộc sở hữu của Trung Quốc, bao gồm các cựu thành viên Quốc hội.
Hikvision là một trong những công ty Trung Quốc bị Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen vào tháng 10/2019. Công ty này hỗ trợ Chính phủ Trung Quốc vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác ở khu vực Tân Cương xa xôi của Trung Quốc.
Chính phủ Hoa Kỳ đã chính thức tuyên bố rằng cách đối xử của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ là “tội diệt chủng” và “tội ác chống lại loài người”.
Báo cáo cũng đề cập đến một số dự luật nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động vận động hành lang của Trung Quốc. Trong đó có “Đạo luật tiết lộ ảnh hưởng của nước ngoài trong vận động hành lang” (Disclosing Foreign Influence in Lobbying Act) (H.R. 1190) và “Đạo luật Ngăn chặn giúp đối thủ thao túng mọi thứ” (Stop Helping Adversaries Manipulate Everything Act, viết tắt là SHAME) (H.R. 9140).
Báo cáo cũng cho biết, Quốc hội Hoa Kỳ có thể giúp chống lại ảnh hưởng xấu này của nước ngoài, bằng cách tăng cường tính minh bạch xung quanh các hoạt động vận động hành lang nước ngoài, và cấm các cơ quan đại diện cho đối thủ nước ngoài, như ĐCSTQ và chính phủ của họ vận động hành lang trực tiếp.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…