Vào đầu tháng này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành một đợt hạn chế xuất khẩu mới đối với chip và thiết bị sản xuất chip, khiến cuộc chiến chip Mỹ-Trung leo thang nhanh chóng.
Các nhà phân tích cho rằng quyết định thắt chặt kiểm soát xuất khẩu gần đây của Hoa Kỳ xuất phát từ lo ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán tiên tiến, nhằm thay đổi bản chất của các cuộc chiến tranh trong tương lai.
Nikkei Asia cho rằng trong cuộc chiến hiện nay, ngoại giới đã có thể đánh giá cao đôi chút vai trò quan trọng của AI trong chiến tranh. Trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, máy bay không người lái của Ukraine có thể phát hiện, xác định và tấn công hàng chục loại mục tiêu của Nga mà không cần sự can thiệp của con người.
Trong cuộc chiến ở Gaza giữa Israel và Hamas, công nghệ nhận dạng khuôn mặt của Israel sàng lọc lượng dữ liệu khổng lồ để xác định các nhà lãnh đạo Hamas trên đường phố.
Các nhà phân tích cho rằng Chính phủ Mỹ đã nhận ra rằng chiến tranh AI không còn là giả thuyết nữa, do đó cần phải cản trở sự phát triển của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong lĩnh vực này.
Tháng Ba năm nay, trong báo cáo đánh giá hàng năm của mình về cộng đồng tình báo Hoa Kỳ, Giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, bà Avril Haines, tuyên bố ĐCSTQ là mối đe dọa lớn và nghiêm trọng nhất đối với an ninh quốc gia và vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ.
Ông Ryan Fedasiuk, người vừa rời Văn phòng Điều phối các vấn đề Trung Quốc của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nói với Nikkei Asia rằng nhiều quan chức Mỹ tin mục đích ứng dụng AI của quân đội Trung Quốc là để cạnh tranh trực tiếp với Hoa Kỳ.
Ông nói rõ ràng rằng quân đội Trung Quốc đang sử dụng AI như một phần cốt lõi trong chiến lược hiện đại hóa của mình, đặc biệt là để cạnh tranh với Hoa Kỳ, bằng cách làm gián đoạn các mạng lưới chiến đấu của Hoa Kỳ, bao gồm mạng tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) cũng như liên lạc chỉ huy và kiểm soát.
Ông Fedasiuk cũng cho biết, có một số cách để cản trở sự phát triển AI của Trung Quốc, như thay đổi thuật toán, hạn chế thị thực hoặc kiểm soát an ninh đối với những người liên quan. Nhưng ông tin rằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu là hợp lý nhất để ngăn họ tiếp xúc với các thực thể.
Bà Jennifer Kavanagh, giám đốc phân tích quân sự tại Defense Priorities, một tổ chức tư vấn ở Washington, cho biết các biện pháp kiểm soát xuất khẩu gần đây của Mỹ dường như nhắm mục tiêu cụ thể vào các công nghệ cho phép Trung Quốc sử dụng AI để xử lý nhanh chóng lượng lớn thông tin.
Những công nghệ này có thể tăng tốc thời gian phản ứng trên chiến trường, hoặc tạo ra các lối tắt trong việc phát triển và nhắm mục tiêu các loại vũ khí mới.
Bà nói, có lẽ họ cũng đang xem xét công nghệ AI có thể học hỏi và thích ứng nhanh hơn với các tình huống hoặc điều kiện thay đổi. Điều này có thể cho phép họ vượt qua hệ thống phòng thủ của Hoa Kỳ nhanh hơn.
Ngày 2/12, chính quyền Biden đã thực hiện một đợt kiểm soát mới về việc xuất khẩu chip và thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc, nhằm hạn chế khả năng của ĐCSTQ trong việc thiết lập ngành bán dẫn tiên tiến.
Đây là làn sóng hạn chế thứ 3 trong gần 3 năm qua. Bộ Thương mại Hoa kỳ cũng công bố bổ sung 140 công ty Trung Quốc và các thực thể khác vào danh sách đen thương mại.
Các quy định mới hạn chế xuất khẩu 24 loại công cụ sản xuất chip và 3 công cụ phần mềm chưa được nhắm mục tiêu trước đây. Không chỉ vậy, các biện pháp mới nhất còn hạn chế xuất khẩu bộ nhớ băng thông cao (HBM) tiên tiến sang Trung Quốc, vốn là thành phần chính của chip AI.
Theo các quan chức của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới có 2 mục đích chính. Một là làm chậm sự phát triển của các công cụ AI tiên tiến có thể sử dụng trong chiến tranh. Hai là làm suy yếu ngành công nghiệp bán dẫn nội địa của Trung Quốc, vốn đang đe dọa an ninh quốc gia của Hoa Kỳ và các đồng minh.
Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo cho biết, các biện pháp kiểm soát mới mang tính đột phá và toàn diện, tuân theo 2 hệ thống kiểm soát xuất khẩu rộng rãi được ban hành vào tháng 10/2022 và tháng 10/2023. Đây là những biện pháp kiểm soát xuất khẩu mạnh nhất mà Hoa Kỳ từng ban hành.
Một báo cáo do Trung tâm An ninh và Công nghệ mới nổi của Đại học Georgetown công bố vào tháng 6, kiểm tra hoạt động mua sắm AI của quân đội Trung Quốc từ tháng 4 đến tháng 11/2020.
Báo cáo phát hiện ra, 38% hợp đồng được quân đội ĐCSTQ ủy quyền liên quan đến thiết bị thông minh và tự hành, bao gồm máy bay không người lái, hệ thống tự hành và các tàu mặt nước không người lái được trang bị pháo, tên lửa đất đối không và bệ phóng ngư lôi.
17% hợp đồng liên quan đến các công nghệ của ISR, như hệ thống phân tích hình ảnh không gian địa lý, nhằm phát hiện và giám sát máy bay không người lái đang bay tới.
Ngoài ra, quy định mới cũng sẽ mở rộng quyền kiểm soát đối với việc xuất khẩu thiết bị sản xuất chip do các công ty của Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan sản xuất sang các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, như Malaysia, Singapore, Israel, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc.
Theo đó, Mỹ sẽ có thẩm quyền để quản lý các mặt hàng có chứa chip của nước này, ngay cả khi được sản xuất ở nước ngoài.
Mỹ cũng sẽ hạn chế các lô hàng chip nhớ tiên tiến, chẳng hạn như HBM 2, do các công ty như Samsung, SK Hynix và Micron sản xuất. Dự kiến, tập đoàn Samsung sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi quy định này.
Bình Minh (t/h)
Đại diện 3 hộ dân tại khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh,…
Từ một người vô gia cư trở thành cảnh sát - câu chuyện nghe như…
Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích các quốc gia phương Tây tiếp tục hành động…
Ông Tom Cotton đã cảnh báo các nhà vận động hành lang không nên phản…
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ “nắm giữ…
“Hãy nhìn các con số thống kê đi! [Ukraine] chúng ta có bao nhiêu lính…