Thế Giới

Vì sao nhiều di dân muốn vượt biên từ Mexico vào Mỹ?

Một số lượng kỷ lục người di cư đang đến biên giới Mỹ-Mexico dưới thời chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden, gây trở ngại lớn cho nỗ lực tái tranh cử tổng thống của ông trong năm nay. Các cuộc thăm dò cho thấy hơn 2/3 người Mỹ không tán thành cách xử lý các vấn đề biên giới của chính quyền hiện tại.

Thành phố El Paso, Texas, Mỹ, ngày 21/12/2022. Hàng nghìn người di cư xin tị nạn tại biên giới Mỹ-Mexico. (Ảnh: Ruben2533 / Shutterstock)

Tuần này, cựu Tổng thống Donald Trump – đối thủ chính trị lớn nhất trong chiến dịch tranh cử của ông Biden – đã lên án một dự luật lưỡng đảng sẽ tìm cách giải quyết chính sách nhập cư. Ông cho rằng dự luật này quá yếu và những cải cách chưa đủ triệt để.

Trên thực tế, không chỉ những người thuộc Đảng Cộng hòa không hài lòng với dòng người tràn vào Mỹ, mà các thị trưởng thuộc Đảng Dân chủ ở các thành phố đang chật vật giải quyết tình trạng nhập cư bất hợp pháp cũng vô cùng bất an.

Kể từ tháng 1/2021 (khi ông Biden nhậm chức), hơn 6,3 triệu người vượt biên trái phép đã bị Lực lượng Tuần tra Biên giới Mỹ giam giữ (khoảng 58% xảy ra ở Texas), con số cao hơn cả thời kỳ Tổng thống Trump, Obama hay George W. Bush cầm quyền.

Nguyên nhân sâu xa của sự gia tăng thực sự rất phức tạp, một số yếu tố đã có trước chính quyền này và nằm ngoài tầm kiểm soát của Mỹ. Về vấn đề này, BBC đã phỏng vấn một số chuyên gia để phân tích chuyện gì đang diễn ra.

1. Nhu cầu bị dồn nén sau lệnh phong tỏa

Số lượng người nhập cư bất hợp pháp bắt đầu tăng vào năm 2018, chủ yếu là khi người ở khu vực Trung Mỹ cố gắng chạy trốn một loạt cuộc khủng hoảng bao gồm bạo lực băng đảng, nghèo đói, đàn áp chính trị và thiên tai. Số người bị giam giữ qua biên giới đã giảm vào mùa hè năm 2019, điều mà các quan chức Mỹ cho là do chính quyền Mexico và Guatemala đã tăng cường thực thi trong nước.

Vào năm 2020, do những hạn chế nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh virus Corona mới ở nhiều quốc gia khác nhau, số người qua biên giới đã giảm đáng kể hơn 53% trong tháng 3 và tháng 4 năm đó. Tuy nhiên, kể từ khi các lệnh hạn chế được dỡ bỏ vào đầu năm 2021, số lượng người lại tăng đều đặn, đạt mức cao kỷ lục 302.000 lượt người vào tháng 12/2023.

Ông Ariel Ruiz Soto, nhà phân tích chính sách tại Viện Chính sách Di cư ở Washington, D.C., cho biết: “Vào thời điểm đó, chúng tôi lại chứng kiến ​​​​sự gia tăng dân số nhập cư bất hợp pháp, chủ yếu là do sự di chuyển từ Trung Mỹ”.

Tuy nhiên, kể từ đó, những thay đổi lớn hơn đã xảy ra. Ông nói thêm: “Chúng tôi đang bắt đầu thấy một dòng chảy đa dạng hơn, bắt đầu từ Venezuela, cũng như Colombia, Ecuador và xa hơn”. Người nhập cư giờ đây có thể đi xa tới Tây Phi, Ấn Độ và Trung Đông.

Trong số những người nhập cư bên ngoài châu Mỹ, mức tăng lớn nhất là người Trung Quốc. Hơn 37.000 công dân Trung Quốc đã bị giam giữ tại biên giới Mỹ-Mexico vào năm ngoái, gấp khoảng 50 lần con số hai năm trước.

2. Xu hướng di dân toàn cầu

Số lượng người di cư ở biên giới Mỹ-Mexico đã tăng lên trong vài năm qua, cùng với đó làn sóng di cư đến các nước giàu trên thế giới đã đạt mức cao nhất mọi thời đại.

Theo tờ Nikkei của Nhật Bản đưa tin, số lượng người nhập cư vĩnh viễn được 38 quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tiếp nhận đã đạt 6,1 triệu vào năm 2022, tăng 26% so với năm 2021 và là mức cao nhất kể từ năm 2005. Điều này cho thấy di dân là xu hướng toàn cầu chứ không chỉ là vấn đề của riêng nước Mỹ.

Tuy nhiên, vào năm 2022, số người được cấp tị nạn ở Mỹ đã tăng gấp đôi, chủ yếu đến từ Venezuela, Nicaragua và Cuba. Hiện tại, Mỹ chỉ đứng sau Đức về số lượng người di dân nhân đạo.

Ông Jorge Loweree, giám đốc điều hành và tổng giám đốc của Hội đồng Di trú Mỹ giải thích: “Các nơi trên thế giới đang trải qua hiện tượng bỏ nhà bỏ cửa chưa từng có, người ta xuất hiện tại biên giới phía nam nước ta với các nguyên nhân khác nhau.”

3. Từ thời Trump đến thời Biden

Một số chuyên gia được phỏng vấn cho rằng, việc thay đổi người đứng đầu Nhà Trắng vào năm 2021 đã đóng vai trò nhất định trong việc thúc đẩy tình hình.

Ông Trump đã đưa ra một thông điệp quan trọng khi nhậm chức: xây dựng bức tường biên giới và mở rộng quy mô trục xuất. Nhưng những điều này đã không thành hiện thực.

Việc tách trẻ em khỏi cha mẹ bị giam giữ bị nhiều người lên án là tàn nhẫn, điều này củng cố nhận thức  tiêu cực về đóng cửa biên giới.

Sau khi ông Biden nhậm chức, số vụ trục xuất cũng giảm nhẹ và chính sách trở nên “tập trung vào răn đe”. Những người nhập cư được tạm tha vào Mỹ để chờ ngày xét xử tại tòa án nhập cư – quá trình này thường mất nhiều năm.

Một số người đang cố gắng vượt biên nói rằng việc nhập cảnh và ở lại Mỹ hiện nay tương đối dễ dàng hơn. Và những kẻ buôn người đang lợi dụng thời điểm chuyển giao quyền lực tổng thống để tạo ra cảm giác cấp bách, từ đó khiến người có ý định vượt biên nhanh chóng đổ xô đến biên giới.

Các nhà hoạt động nhập cư đã chỉ trích chính quyền Biden và các thành viên Quốc hội của cả hai đảng, bởi vì họ đã không đưa ra được các dự luật cải cách nhập cư có ý nghĩa và khả thi.

The Times bình luận: “Một số tình huống tạo ra cuộc khủng hoảng này nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền Biden…Tuy nhiên, họ đã từ chối cung cấp nguồn lực, ngăn chặn nỗ lực cập nhật luật và coi thường các sĩ quan liên bang phụ trách duy trì, bảo vệ an toàn và trật tự của 2000 dặm biên giới”.

Trình Phàm

Published by
Trình Phàm

Recent Posts

Mỹ cân nhắc thay đổi chiến lược răn đe hạt nhân

Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…

12 phút ago

Đồng minh của ông Trump: Ukraine có thể giúp nước Mỹ giàu có

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…

22 phút ago

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ di sản văn hóa các dân tộc thiểu số

Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…

8 giờ ago

Kinh tế tuần 18-22.11: Vàng tăng phi mã, tỷ giá kịch trần

Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…

9 giờ ago

Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga

Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…

10 giờ ago

Luật sư nhân quyền TQ kể chuyện bị tra tấn bức hại vì ủng hộ Pháp Luân Công

Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…

10 giờ ago