Ngày 13/8 đánh dấu kỷ niệm 7 năm ngày luật sư Cao Trí Thịnh bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cưỡng bức mất tích. Chiều ngày 10 /8, các nhân sĩ chính nghĩa người Hoa đã tập trung trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco để tổ chức mít tinh và phản đối, kêu gọi chính quyền ĐCSTQ thả ông Cao Trí Thịnh và các tù nhân lương tâm khác. Họ liên tục hô vang những khẩu hiệu như “Tiêu diệt bọn Cộng phỉ, giải cứu Trung Hoa”, v.v.
Cuộc mít tinh ngày hôm đó được tổ chức bởi ông Phương Chính (Fang Zheng), chủ tịch Tổ chức Giáo dục Dân chủ Trung Quốc. Những người tham dự bao gồm những nhân sĩ chính nghĩa ở Vùng Vịnh, người tập Pháp Luân Công và nhiều người ủng hộ đã lái xe 6 giờ đồng hồ từ Los Angeles đến.
Vợ của luật sư Cao Trí Thịnh, bà Cảnh Hòa (Geng He), đã khóc nhiều lần trong cuộc mít tinh. Bà nói: “Trong 7 năm qua, tôi và gia đình đã dùng mọi cách để tìm kiếm tung tích của anh Cao Trí Thịnh, như báo vụ việc cho cảnh sát địa phương, thuê luật sư, trả lời các cuộc phỏng vấn, tham gia các phiên điều trần khác nhau, cầu nguyện, thắp hương và cầu nguyện, nhưng vẫn không có tin tức gì về anh ấy.” Bà nhấn mạnh rằng gia đình bà ở Trung Quốc không thể làm gì được. Họ chỉ có thể đến công an báo án, nhưng cứ bị đùn đẩy, và chỉ được trả lời “không biết, hãy đi đến Bắc Kinh“.
ĐCSTQ tự nhận là “đất nước pháp quyền”, nhưng trong 7 năm qua, gia đình ông Cao Trí Thịnh và cộng đồng quốc tế không hề nghe thấy tin tức gì về ông.
Bà Cảnh Hòa kêu gọi ĐCSTQ thông báo về tình trạng của ông Cao Trí Thịnh: “Tôi không van xin các vị thả Cao Trí Thịnh, càng không chờ đợi ngày anh ấy được tự do, tôi chỉ hy vọng các vị nói cho tôi biết anh ấy có còn sống hay không.” Bà cũng cầu khẩn Chính phủ Mỹ, cộng đồng quốc tế và tất cả các bên trong các tổ chức nhân quyền giúp đỡ bà, giúp đỡ một công dân Mỹ, tìm được chồng mình, ông Cao Trí Thịnh.
Bà nói thêm: “ĐCSTQ đã sử dụng mọi bộ máy nhà nước để đàn áp Cao Trí Thịnh và các nhà đấu tranh nhân quyền khác. Chúng ta phải bước đi cùng họ, lên tiếng, lật đổ chế độ chuyên chế và trả lại chính quyền cho người dân.”
Ông Chu Phong Tỏa, chủ tịch tổ chức phi chính phủ ở hải ngoại, tổ chức nhân quyền “Nhân quyền ở Trung Quốc”, đã phát biểu tại cuộc mít tinh: “Luật sư Cao Trí Thịnh người tiên phong trong số các luật sư nhân quyền và là một trong những luật sư đầu tiên vạch trần cuộc đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công và những người bảo vệ nhân quyền khác.”
18 năm trước, “Ông Cao Trí Thịnh là một luật sư rất thành công trong thể chế của ĐCSTQ. Ông hoàn toàn có thể chỉ quan tâm đến sự nghiệp của bản thân, nhưng ông ấy đã chọn lương tâm của mình, chọn đứng về phía những người bị đàn áp và nói lên những tiếng nói mà lẽ ra phải được nói.”
Tuy nhiên, chế độ tà ác của ĐCSTQ không thể dung nạp những người chính nghĩa như vậy. Trong 18 năm qua, ông Cao Trí Thịnh và bà Cảnh Hòa (vợ ông Cao Trí Thịnh) cùng 2 người con của họ đã phải chịu một số phận “rất bi thảm”, “Chúng tôi biết tất cả những điều này, trong lòng đều rất đau khổ.”
Ông Chu Phong Tỏa bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với gia đình bà Cảnh Hòa và ông Cao Trí Thịnh: “Gia đình ông Cao Trí Thịnh đang làm một điều rất vẻ vang. Trung Quốc đặc biệt thiếu tiếng nói của chính nghĩa và lương tri, họ rất phi thường.”
Ông chỉ ra rằng chức năng chính của các nhà tù của ĐCSTQ là cô lập và bịt miệng các tù nhân lương tâm. Việc cộng đồng quốc tế có quan tâm hay không đôi khi có thể là “sự khác biệt giữa sự sống và cái chết”.
Ông đề cập đến người đoạt giải Nobel Hòa bình của Trung Quốc Lưu Hiểu Ba: “Giải Nobel Hòa bình ban đầu là một trong những giải thưởng vinh quang nhất trên thế giới, nhưng Lưu Hiểu Ba là người bị mọi người lãng quên nhanh nhất. Ông là người duy nhất chết trong tù và tù nhân lương tâm không nhận được sự quan tâm từ cộng đồng quốc tế.” Ông kêu gọi các lực lượng chính nghĩa trong và ngoài nước tiếp tục lên tiếng cho các tù nhân lương tâm Trung Quốc và truyền rộng sự tích của họ để nhiều người chú ý hơn.
Ông Triệu Thường Thanh (Zhao Changqing), lãnh tụ phong trào sinh viên Lục Tứ (sự kiện Thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989), nói rằng ông tự hào về người đồng hương Cao Trí Thịnh, “bởi vì ông ấy đại diện cho phong cách của các luật sư nhân quyền Trung Quốc trong thời đại mới, đại diện cho phẩm chất của luật sư nhân quyền Trung Quốc, dân chủ và sự dũng cảm hy sinh vì nền pháp trị.”
Ông Triệu Thường Thanh nói rằng ông Cao Trí Thịnh được Bộ Tư pháp của Quốc vụ viện Trung Quốc đánh giá là “một trong 10 luật sư nhân quyền xuất sắc nhất cả nước” vào năm 2001. Nếu chỉ phát triển trong hệ thống thì ông ấy đã trở thành một trong những luật sư giàu nhất Trung Quốc hiện nay, nhưng ông ấy đã chọn công lý. “Ông ấy bảo vệ Pháp Luân Công, các gia đình Cơ đốc giáo và những người dễ bị tổn thương, và do đó phải chịu sự đàn áp tàn bạo từ chính quyền ĐCSTQ, bao gồm các thủ đoạn tra tấn phát xít như bỏ tù, đánh đập, kết án, sỉ nhục, sốc điện, v.v.”
Mặc dù vậy, ông không bao giờ khuất phục. “Ông ấy xứng đáng vinh dự với 3 lần được đề cử giải Nobel Hòa bình và xứng đáng với lương tâm của mình với tư cách là một người Trung Quốc”. Ông Triệu Trường Thanh ca ngợi bà Cảnh Hòa vì hơn 10 năm bôn ba kêu gọi cho chồng, không chỉ lên tiếng cho chồng mà còn “vì gia đình của hàng ngàn người bị bức hại”.
Ông Trần Duy Minh (Chen Weiming), một nhà điêu khắc gốc Hoa và người sáng lập Công viên Điêu khắc Tự do California, cho biết: “Việc ĐCSTQ đàn áp nhân quyền và những người dũng cảm của Trung Quốc, từ ông Cao Trí Thịnh, Bành Lập Phát (trong sự kiện Cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh), đến Phương Nghệ Dung (Phương Nghệ Dung, sinh năm 2001, bị đàn áp do treo biểu ngữ chống Tập vào cuối tháng 7/2024), họ giống như những cơn sóng, hết lớp này đến lớp khác, đã cống hiến cho nền dân chủ của Trung Quốc. Họ biết rằng có hổ trong núi, nhưng họ vẫn đi leo lên.”
Ông tuyên bố sẽ dựng bia đá, dựng cờ cho các chiến binh này ở Công viên Điêu khắc Tự do, cũng như dựng tượng của họ, để mãi mãi nói với thế hệ sau của chúng ta rằng: “Đất nước, dân tộc chúng ta không phải là một nhóm hèn nhát, cũng không phải là một nhóm những người nô lệ, chúng ta có nhiều người anh hùng đang đứng trước mặt chúng ta, chúng ta là một dân tộc đầy hy vọng, chúng ta yêu mến tự do, yêu mến văn minh. Ắt sẽ có một ngày dân tộc chúng ta sẽ hòa nhập vào đại gia đình của thế giới văn minh.”
Ông Alex, cũng là một luật sư, đã nghe nói đến ông Cao Trí Thịnh từ năm 1995. Vào thời điểm đó, ông đang phụ trách quản lý luật sư trong hệ thống ĐCSTQ, mặc dù họ không có liên hệ gì với ông Cao Trí Thịnh, nhưng khi đó Luật sư Cao rất nổi tiếng. Ông chân thành nói: “Hôm nay là lễ hội truyền thống của Trung Quốc – ngày lễ thất tịch, ngày đoàn tụ. Tôi chúc bà Cảnh Hòa và ông Cao Trí Thịnh, cặp chim hỷ tước này sớm được đoàn tụ”.
Theo Yên Vũ, Epoch Times
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…