Vụ việc Huawei của Trung Quốc đi đường vòng để mua chip TSMC tiếp tục hoặc là đề tài được công luận quốc tế chú ý. Có tác giả chuyên mục công nghệ của Liberty Times (Đài Loan) cho rằng nếu đúng thì đây sẽ là vụ bê bối kinh khủng nhất trong ngành này của Đài Loan, sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh quốc tế của Đài Loan…
Bộ trưởng Kinh tế Đài Loan J.W. Kuo cho biết trong một cuộc phỏng vấn riêng vào ngày 31/10 cùng người dẫn chương trình phát thanh Cheng Hung-yi rằng các con chip Huawei dùng do TSMC sản xuất nhưng không phải TSMC bán [cho Huawei] mà qua nhiều khâu trung gian. Về biện pháp phòng ngừa, ông chỉ ra các khâu mua bán chính thức (TSMC bán cho A, A lại bán cho B…) sẽ có hợp đồng, như vậy khâu cuối phải chịu trách nhiệm…
J.W. Kuo chỉ ra việc TSMC có thể trở thành một doanh nghiệp toàn cầu là vì tính chính trực của họ, như Đài Loan có thể trở thành một nước được cộng đồng quốc tế nể trọng cũng vì vậy; năng lực cạnh tranh tốt của Đài Loan là do các công ty của họ được tin tưởng trên thế giới, quá trình gây dựng được như vậy không hề dễ dàng, hy vọng giữ được.
Về vấn đề này, tác giả chuyên mục công nghệ của Liberty Times là Hsiu-Min Lin đã công bố bài “Có thể là vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử công nghiệp bán dẫn Đài Loan” (ngày 28/10), rằng TSMC có thể vi phạm lệnh cấm xuất khẩu của Mỹ. Chủ đề này đã thu hút chú ý của giới truyền thông quốc tế, trong đó có Reuters, Bloomberg, AFP và một số trang web công nghệ như Tom’s Hardware, đều đưa tin rằng nếu sự việc này thực sự do ngành bán dẫn Đài Loan gây ra, thì đây sẽ là vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử ngành này của Đài Loan, sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Đài Loan trên quốc tế và ảnh hưởng quan hệ đối tác với các đồng minh trong thế giới tự do.
Về hậu quả nghiêm trọng của việc vi phạm lệnh cấm kiểm soát xuất khẩu của Mỹ, chuyên gia Hsiu-Min Lin lấy ví dụ trường hợp một công ty thiết kế vi mạch của Đài Loan có giao dịch với Nga khiến công ty đó bị Mỹ đưa vào danh sách thực thể, hậu quả toàn bộ khách hàng của công ty đó đều ngừng giao dịch với họ và tất cả các ngân hàng cũng yêu cầu trả lại khoản vay, như vậy công ty đó làm sao còn duy trì được?
Sau khi đọc các tin liên quan từ các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước và đối chiếu tình hình liên quan, chuyên gia Hsiu-Min Lin chỉ ra có thể là 2 vụ ‘găng tay trắng’ gian lận khác nhau đối với TSMC: vụ đơn đặt hàng của công ty thiết kế vi mạch Trung Quốc hồi nửa đầu năm, và việc trước đó vào cuối năm 2023 Huawei ra mắt chip Ascend 910b bị công ty nghiên cứu Techinsight phanh phui [nghi do TSMC sản xuất].
Về việc TSMC có cần thiết phải mạo hiểm sản xuất cho Huawei hay không, Hsiu-Min Lin chỉ ra TSMC không bao giờ mạo hiểm như vậy, ngoài giá trị đáng quý nhất của TSMC là nguyên tắc liêm chính mà người sáng lập Morris Chang tuân thủ, số đơn đặt hàng từ các nước tự do dân chủ mà TSMC còn làm không xuể, phải xây dựng các nhà máy mới ở Mỹ, Nhật Bản, Đức… để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, như vậy có cần mạo hiểm vi phạm luật pháp Mỹ để kiếm tiền không?
Nhưng vấn đề dùng ‘găng tay trắng’ để đặt hàng với TSMC chứng tỏ Trung Quốc rất cần TSMC để đáp ứng nhu cầu trong nước. Hsiu-Min Lin chỉ ra rằng thị trường buôn lậu ngầm đã thu hút sự chú ý của các Nghị sĩ Mỹ. Bởi theo hồ sơ của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), tỷ trọng xuất khẩu sang Singapore của NVIDIA đã tăng nhanh trong những năm gần đây, doanh thu xuất khẩu đến tháng 7 năm nay của hãng này sang Singapore đã vượt sang Trung Quốc và thậm chí còn tương đương xuất sang Đài Loan. WSJ đưa tin vào tháng 7, thế giới ngầm buôn lậu vào Trung Quốc các chip AI của NVIDIA (do TSMC sản xuất), như vậy trách nhiệm về việc có vấn đề trong kiểm soát xuất khẩu là thuộc về NVIDIA chứ không phải TSMC.
Ông nhấn mạnh, phản ứng của Bộ Kinh tế Đài Loan càng chứng minh rằng Ascend 910b có thể vượt qua bài đánh giá xuất khẩu Know Your Customer/KYC của TSMC, tức là vì ‘găng tay trắng’ này là khách hàng cũ của TSMC nên thành công vượt qua đánh giá, chỉ sau khi hãng Techinsight tháo dỡ phanh phui mới phát hiện được.
Găng tay trắng của Huawei đã lừa dối TSMC như thế nào? Chuyên gia Hsiu-Min Lin cho biết chip Ascend 910b mà Huawei dùng là chip dùng cho luyện AI, loại chip này thuộc về mạch tích hợp ứng dụng đặc biệt (ASIC) tùy chỉnh, hoàn toàn khác với mạch tích hợp thông dụng. Trong quá trình thiết kế Ascend 910b, nhà thiết kế phải liên hệ với TSMC để có được các thông tin quy trình liên quan như thư viện linh kiện, kiểm tra quy tắc thiết kế (DRC)…
Ông cho biết, trong quy trình sản xuất chip bán dẫn, việc sản xuất bản mẫu (chip prototype) và chuyển đến giai đoạn sản xuất hàng loạt (mass production) thường cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa bên mua (các công ty thiết kế chip) và bên sản xuất (các nhà máy chế tạo wafer), vì mẫu khuôn (photomask) có thể luôn cần phải điều chỉnh để cải thiện chất lượng và hiệu suất của chip, do đó nếu một công ty bên thứ ba đóng vai trò trung gian thì công ty chính sẽ khó thoát khỏi trách nhiệm không biết tình hình. Trừ khi bên trung gian là nhà cung cấp dịch vụ thiết kế vi mạch tương tự, họ chỉ giao hàng cho Huawei sau khi hoàn thành quy trình với TSMC. Ngoài ra nhà cung cấp dịch vụ thiết kế vi mạch liên quan đó cũng khó thoái thác việc họ không liên quan gì đến người dùng cuối Huawei, vì giá của dịch vụ thiết kế 7 nanomet nói trên có thể lên tới hàng trăm triệu USD nên rất ít khách hàng trên thế giới có đủ khả năng chi trả.
Hsiu-Min Lin chỉ ra ‘găng tay trắng’ này phải là khách hàng cũ và đáng tin cậy của TSMC thì mới có thể thoát khỏi sự xem xét kiểm soát xuất khẩu. Vì dễ dàng bỏ ra hàng trăm triệu USD mà không bị TSMC nghi ngờ nên chắc chắn không phải là một công ty nhỏ bình thường, cũng không phải là công ty lớn có tiếng, bởi vì nhìn vào những tiền lệ bị nhà chức trách Mỹ trừng phạt thì các công ty lớn không dám đặt cược vào số phận phá sản sau này. Vì vậy, ông suy đoán rằng có thể một công ty bán dẫn cỡ trung đã tuân thủ chính sách xuất khẩu của Mỹ.
Tác gia chuyên mục công nghệ này cũng nhấn mạnh khả năng thâm nhập toàn diện và tác chiến nhận thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vượt xa sức mạnh bán dẫn của nó, nên có thể dễ dàng thực hiện hai âm mưu trị giá hàng tỷ USD nêu trên để lừa gạt TSMC, nhưng đây chỉ là đã bị phát hiện, về phần chưa bị phát hiện và đang tiến hành không biết còn bao nhiêu nữa. Có thể thấy không có gì lạ khi ĐCSTQ tự hào tuyên bố “tấn công Đài Loan thì thà mua Đài Loan còn hơn, nhưng lừa Đài Loan còn hay hơn nữa”.
Cuối cùng, chuyên gia Hsiu-Min Lin đề xuất những cách mà chính phủ Đài Loan có thể ứng phó. Về các quy định về kiểm soát xuất khẩu chất bán dẫn, ông cho rằng so với Mỹ, Chính phủ Đài Loan rất lỏng lẻo, cho ĐCSTQ nhiều cơ hội thâm nhập và tác chiến nhận thức. Nhưng điều này cũng là cơ hội, vì công chúng Đài Loan có thể ủng hộ chính phủ sửa đổi luật thương mại, giống như Quốc hội Mỹ năm 2018 đã sửa đổi Quy định kiểm soát xuất khẩu (EAR), cho phép Bộ Thương mại Mỹ cập nhật quy định xuất khẩu bất cứ lúc nào để phản ứng trước sự xâm nhập của các nước chuyên chế khủng bố.
Ông chỉ ra “sức khỏe của ai người đó phải biết tự bảo vệ, không ai làm thay được”.
Về việc liệu Bộ Kinh tế Đài Loan có đưa các công ty Trung Quốc như Huawei, Bitmain vào “danh sách thực thể” của Đài Loan hay không, bà Vụ trưởng Chiang Chung-jung Vụ Thương mại Quốc tế (Bộ Kinh tế Đài Loan) gần đây cho hay, hàng quý Bộ Thương mại sẽ gặp các đơn vị liên quan để xem xét và cập nhật danh sách thực thể trong nước, hai công ty nêu trên chưa có tên trong danh sách thực thể trong nước nhưng sẽ xem xét lại vào lần kiểm kê tiếp theo, tức là 3 tháng sau.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…