Categories: Thế Giới

WHO: Dịch COVID-19 vẫn còn đó nhưng sắp qua giai đoạn khẩn cấp

Theo nhận định được đưa ra bởi Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 26/4, virus corona gây bệnh COVID-19 vẫn tồn tại nhưng thế giới đang dần bước ra khỏi giai đoạn khẩn cấp vì đại dịch.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. (Ảnh: Alexandros Michailidis/Shutterstock)

Phát biểu tại cuộc họp báo cùng ngày, ông Ghebreyesus cho biết trong tuần tới, WHO sẽ công bố hướng dẫn cho các quốc gia về cách thức chuyển đổi từ giai đoạn ứng phó khẩn cấp sang giai đoạn ứng phó dài hạn đối với dịch COVID-19.

Ông cho biết WHO vẫn hy vọng trong năm nay có thể tuyên bố chấm dứt tình trạng y tế cộng đồng khẩn cấp gây lo ngại trên toàn cầu (PHEIC) do bùng phát dịch COVID-19, mức cảnh báo cao nhất mà cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc đưa ra với 1 dịch bệnh. Tuy nhiên, lãnh đạo WHO lưu ý virus vẫn tồn tại và tất cả các quốc gia cần học cách ứng phó dịch bệnh này cùng với những dịch bệnh khác.

Ủy ban khẩn cấp của WHO về COVID-19 họp 3 tháng một lần và dự kiến họp vào đầu tháng 5 tới để quyết định liệu COVID-19 có còn là tình trạng PHEIC hay không. WHO tuyên bố COVID-19 là PHEIC vào ngày 30/1/2020, khi có chưa đến 100 ca mắc và không có ca tử vong nào bên ngoài Trung Quốc.

Ở một diễn biến liên quan, hôm 26/4, Bộ Y tế Indonesia đã yêu cầu người dân quay trở lại đeo khẩu trang trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 do dòng biến thể phụ XBB.1.16 gây ra ngày càng gia tăng tại quốc gia đông dân thứ 4 thế giới này.

Người phát ngôn Bộ Y tế Indonesia Mohammad Syahril kêu gọi người dân tích cực đeo khẩu trang trở lại, nhất là với những người đang mắc bệnh cúm, tiếp xúc gần với các ca bệnh và khi đến nơi đông người. Ông Syahril cũng kêu gọi người dân, nhất là những người cao tuổi, thực hiện lối sống lành mạnh và tham gia chương trình tiêm chủng phòng COVID-19 nhằm ngăn chặn đợt lây lan dịch mới.

Quan chức y tế này lưu ý rằng dòng phụ XBB.1.16 rất dễ lây lan và đang khiến số ca mắc COVID-19 ở Indonesia gia tăng trong những tuần gần đây. Các triệu chứng do dòng phụ này gây ra gồm đau mắt đỏ hoặc cộm mắt ở trẻ em, sốt hoặc ớn lạnh, ho, khó thở, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu, mất vị giác hoặc khứu giác, đau họng, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, buồn nôn hoặc nôn và tiêu chảy.

Theo ông Syahril, dòng phụ XBB.1.16 đã được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ trong khi diễn biến dịch COVID-19 tại Indonesia luôn trải qua mô hình tương tự như Ấn Độ. Ấn Độ đang ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng đột biến 20%, lên tới 12.500 ca mỗi ngày.

Phan Anh

Video: SOS: “Dâm thư” nguy hiểm đang núp bóng sách dành cho trẻ em

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

36 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

44 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

1 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago