Categories: Thời sựViệt Nam

Hà Nội lý giải việc cấm ghi hình cán bộ tiếp dân nếu chưa xin phép

Nhiều ý kiến trái chiều khi Hà Nội ban hành quyết định “Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung. (Ảnh: hanoi.gov.vn)

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký văn bản quyết định ban hành nội quy về việc tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân thành phố.

Theo đó, nội quy quy định đối với công dân đến trụ sở tiếp công dân thành phố phải xuất trình giấy tờ tùy thân, có thái độ đúng mực, tôn trọng, tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ tiếp công dân và nhân viên bảo vệ; công dân được tiếp theo thứ tự, phải trình bày trung thực sự việc, nói rõ yêu cầu, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Công dân không được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để xuyên tạc, vu khống, kích động gây mất trật tự trong trụ sở tiếp công dân hoặc có hành động xâm hại, xúc phạm, cản trở cán bộ tiếp công dân làm nhiệm vụ và các hoạt động của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân.

Trường hợp có nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung (từ 5 người trở lên) thì phải cử người đại diện để trình bày. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, văn bản cũng quy định “Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”.

Liên quan đến quy định không quay phim, chụp ảnh, Trưởng Ban Tiếp Công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp cho biết việc ban hành nội quy tiếp công dân là quyền của Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước; quy định này là đúng vì vừa để bảo vệ người dân, vừa bảo vệ cán bộ tiếp dân.

Người dân có quyền giám sát, bản thân tôi cũng cho rằng người dân nên giám sát để cán bộ làm công tác tiếp dân cẩn thận, có thái độ đúng mực, đúng quy định, không để xảy ra tình trạng hạch sách, quát nạt người dân. Nhưng cũng cần phải bảo vệ cán bộ tiếp dân”, ông Điệp nói.

Theo ông Điệp, có những người dân vì bức xúc mà lăng mạ, dọa nạt cán bộ tiếp dân. “Nếu lúc đó lại có những người có động cơ không trong sáng vào trụ sở để quay phim đưa lên mạng thì sẽ bảo vệ cán bộ tiếp công dân thế nào được” – ông Điệp phân trần.

Cho nên, chỉ khi được sự đồng ý của lãnh đạo Ban tiếp công dân, cán bộ tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân thì người dân đến trụ sở mới được quay phim, chụp ảnh, ghi âm.

Cùng chia sẻ về vấn đề trên, Ủy viên Thường trực Ủy ban pháp luật của Quốc hội Bùi Văn Xuyền lại cho rằng việc Hà Nội ra một quy định căn cứ trên Luật Tiếp công dân, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, nghị định hướng dẫn thi hành Luật Tiếp công dân mà đặt ra những chế định không có trong luật là không phù hợp.

Hiện cả Luật Tiếp công dân và Nghị định 64/2014 hướng dẫn luật này đều không có quy định cấm ghi âm, ghi hình ở trụ sở tiếp công dân. Theo ông Xuyền, cán bộ tiếp dân cũng đang thực thi công vụ, chứ không phải tư cách cá nhân và không thuộc phạm vi bí mật đời tư.

Phạm Toàn

Xem thêm:

Phạm Toàn

Published by
Phạm Toàn

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

4 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

4 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

8 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

8 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

9 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

12 giờ ago