Categories: Thời sựViệt Nam

‘Nhiều quan chức giàu nhanh không rõ lý do’

Đó là thông tin mà ông Nguyễn Văn Kim – Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ) cho biết tại buổi “Tọa đàm về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) tại Việt Nam”.

Toàn cảnh buổi tọa đàm. (Ảnh: thanhtra.com.vn)

Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa phối hợp với Văn phòng Liên hợp quốc về Phòng, chống ma túy và tội phạm (UNODC) tổ chức buổi “Tọa đàm về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) tại Việt Nam”.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Kim – Vụ trưởng Vụ Pháp chế (TTCP) nhận định trong công cuộc đấu tranh PCTN, ngoài phát hiện, xử lý thì việc quan trọng hơn là tìm ra nguyên nhân, gốc rễ. Thay vì xử lý từng cá nhân liên quan, cần tìm lỗ hổng về cơ chế chính sách để có điều chỉnh vĩ mô, chứ theo đuổi từng vụ việc chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt, vì vi phạm có ở mọi nơi.

Ngay trong việc xử lý cán bộ, cốt lõi phải dựa vào thước đo là quy định của pháp luật, còn xử lý về mặt Đảng chỉ dừng lại ở quy mô, phạm vi của nó. Quan trọng hơn là dùng pháp luật để xác định cán bộ có phạm tội hay không để xử lý bằng chế tài, bằng quy định hình sự” – ông Kim cho hay.

Nhắc đến Luật PCTN sửa đổi vừa được thông qua, ông Kim đề cập đến quy định về xử lý tài sản không giải trình rõ nguồn gốc và bày tỏ sự nuối tiếc vì cho đến phút chót, vấn đề này chưa được như mong muốn.

Về nguyên nhân, theo ông Kim, việc quản lý những tài sản lớn trong xã hội thì cơ chế chưa thật chặt chẽ. Ngoài ra, tài sản của công dân cũng chưa được quản lý hiệu quả nên những giao dịch, dịch chuyển liên quan tài sản, những bất minh trong hoạt động kinh tế, dân sự ta đều chưa xử lý được.

Ngoài ra, nguyên nhân khác nữa là do nền kinh tế sử dụng tiền mặt vẫn đang chiếm tỷ lệ rất lớn. Dòng tiền giao dịch trong xã hội chủ yếu là tiền mặt nên khó kiểm soát.

Ông Kim cũng cho biết thực tế hiện nay, số người giàu trong xã hội được chia làm nhiều đối tượng. Bên cạnh những người làm doanh nghiệp, những người dân nỗ lực phấn đấu, số còn lại là quan chức.

Nguồn gốc giàu cũng xuất phát từ nhiều hoạt động khác nhau, có hoạt động minh bạch, nhưng cũng có nhiều quan chức giàu nhanh không rõ lý do. Dù thông tin phản ánh về khối tài sản của các quan chức này không ít, nhưng để chứng minh được khối tài sản này của họ lại không dễ.

Dù có Luật Chống rửa tiền nhưng để khẳng định đâu là tiền sạch, đâu là tiền có vấn đề rất khó” – ông Kim chia sẻ.

Cũng tại buổi làm việc, ông Francessco Checchi, Cố vấn khu vực Đông Nam Á – Thái Bình Dương về PCTN cho biết tham nhũng là trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế – xã hội trên thế giới.

Đánh giá của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại các nước đang phát triển cho thấy, ước tính số ngân sách bị mất đi do tham nhũng lớn gấp 10 lần tổng giá trị viện trợ phát triển chính thức. Ước tính khoảng 1.000 tỷ đô la Mỹ bị dùng vào việc hối lộ, cùng với 2.600 tỷ đô la Mỹ bị đánh cắp bởi hành vi tham nhũng. Con số ấy tương đương với 5% GDP toàn cầu.

Văn Duy

Xem thêm:

Văn Duy

Published by
Văn Duy

Recent Posts

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

1 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

2 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

3 giờ ago

Cà Mau sẽ xây mới và sửa chữa 3.995 nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đến ngày 2/9/2025 phải xây mới và sửa chữa…

3 giờ ago

Ông Putin sẽ gặp riêng ông Tập và ông Modi bên lề thượng đỉnh BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình…

4 giờ ago

Slovakia, Hungary và Serbia thảo luận các biện pháp hạn chế di cư bất hợp pháp

Văn phòng chính phủ Slovakia thông báo các nhà lãnh đạo Slovakia, Hungary và Serbia…

4 giờ ago