Sở Nội vụ Hà Nội hiện có tới 8 phó giám đốc. Đây là đơn vị có số lượng cấp phó nhiều nhất ở Hà Nội.
Cụ thể, 8 Phó giám đốc Sở gồm:
Số nhân sự cấp phó trên vượt 4 người so với nghị định của Chính phủ.
Điều đáng chú ý là Sở Nội vụ Hà Nội là đơn vị giúp TP Hà Nội quản lý về bộ máy biên chế, tinh giản biên chế, nhưng chính tại sở xảy ra tình trạng “lạm phát” phó giám đốc sở.
Giải thích về điều này, bà Nguyễn Thị Liễu – chánh văn phòng Sở Nội vụ Hà Nội cho biết trước đây, sở đã có số lượng phó giám đốc đủ theo quy định, nhưng sau đại hội các cấp có một số trường hợp không đủ tuổi tái cử, đã được luân chuyển về sở.
Trước Đại hội Đảng bộ TP.Hà Nội (tháng 11/2015), có 2 người không đủ tuổi tái cử nhưng không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi được Thành ủy điều động về Sở làm phó giám đốc cho đến tuổi nghỉ hưu. Hai người còn lại là Trưởng ban Thi đua khen thưởng và Trưởng ban Tôn giáo – hàm Phó giám đốc – bà Liễu cho hay.
Theo Nghị định 24 có hiệu lực thi hành từ tháng 5/2014, số lượng phó giám đốc sở thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không quá 3 người; riêng số lượng phó giám đốc các sở thuộc UBND TP Hà Nội và UBND TP.HCM không quá 4 người.
Ngày 22/5, báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội tại kỳ họp thứ 3, QH khóa XIV xác nhận: “Tinh giản biên chế chưa đạt mục tiêu đề ra. Năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu”.
Báo cáo nêu dẫn chứng 9 địa phương (Hà Giang, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Đắk Lắk, Bình Định, Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu, Yên Bái, Đà Nẵng) có 58 trường hợp bổ nhiệm là người nhà; 10 trường hợp vi phạm về tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm. Hiện tiếp tục có phản ánh tại Hải Dương, Hải Phòng và đang được kiểm tra, làm rõ.
Một số sở có số lượng cấp phó vượt quy định bị phát hiện như Sở NN&PTNT Thanh Hóa có 8 PGĐ; Sở TN&MT Bình Định có 6 PGĐ. Sở LĐ-TB-XH tỉnh Hải Dương có 44 lãnh đạo/46 công chức; Sở NN&PTNT Thái Nguyên bổ nhiệm thừa 23 lãnh đạo.
Sáng 12/6, phát biểu thảo luận về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015, nhiều đại biểu nhận định vốn đầu tư vẫn đang tiếp tục bị đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí; chi thường xuyên còn chi sai chế độ, không đúng mục đích. Chi thường xuyên năm 2015 vượt 11.500 tỷ đồng.
Nhận định chung về tình hình chi tiêu tài chính của quốc gia, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng nhiều chính sách hiện nay rất lỗi thời, cần phải sửa, cần đẩy mạnh việc khoán chi, đặc biệt chi thường xuyên; đồng thời phải sắp xếp lại tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế thì mới giải quyết được vấn đề về tiền lương.
“Bây giờ có cắt cái gì thì vẫn cắt nhưng biên chế cứ phình ra, tổ chức cứ phình ra thì không thể nào cơ cấu lại được ngân sách, không thể nào giảm chi thường xuyên”, ông Dũng nói.
Nguyễn Quân
Xem thêm:
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…