Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động (Falmi) thuộc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho biết trong quý 2/2024, TP.HCM cần khoảng 75.400-77.100 vị trí làm việc.
Cũng trong quý 2, nhu cầu nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng yếu cần 12.301 – 12.577 chỗ làm việc (chiếm 16,8% tổng nhu cầu), ở các ngành cơ khí; điện tử – công nghệ thông tin; chế biến tinh lương thực thực phẩm; hóa dược – cao su.
Nhu cầu nhân lực 9 ngành dịch vụ chủ yếu cần 49.318 – 50.428 chỗ làm việc (chiếm 60,05% tổng nhu cầu). Trong đó ngành thương mại (chiếm 22,82%); vận tải, kho bãi dịch vụ cảng – hậu cần hàng hải và xuất nhập khẩu (chiếm 2,76%); du lịch (chiếm 3,24%); bưu chính – viễn thông và công nghệ thông tin – truyền thông (chiếm 3,05%); tài chính – tín dụng – ngân hàng – bảo hiểm (chiếm 4,23%); kinh doanh tài sản – bất động sản (chiếm 9,22%); dịch vụ thông tin tư vấn, khoa học – công nghệ (chiếm 12,5%); giáo dục – đào tạo (chiếm 2,01%); y tế (chiếm 0,22%).
Nhu cầu nhân lực ở lao động qua đào tạo chiếm 86,41% tổng nhu cầu nhân lực. Trong đó, trình độ đại học trở lên chiếm 24,9%; cao đẳng chiếm 17,63% ; trung cấp chiếm 25,18%; sơ cấp chiếm 18,7%. Nhu cầu tuyển dụng ở lao động phổ thông chiếm tỷ lệ khá thấp với 13,59% tổng nhu cầu nhân lực.
Bà Nguyễn Hoàng Hiếu, Giám đốc Falmi, cho hay thành phố tiếp tục phát triển kinh tế theo kế hoạch của năm 2024. Do vậy, thị trường lao động có sự gia tăng theo xu hướng nhân lực chất lượng cao, có tay nghề.
Bên cạnh những yêu cầu về trình độ chuyên môn, nhà tuyển dụng đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm, kỷ luật lao động. Đây là những kỹ năng mà người lao động có thể tự trau dồi trong quá trình học tập và làm việc nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động.
Trước đó, theo khảo sát của Falmi về dự kiến nhu cầu tăng, giảm lao động trong quý 2 cho thấy có 42 doanh nghiệp dự kiến tăng 155 lao động và có 23 doanh nghiệp trả lời dự kiến giảm lao động với số lượng gần 550 người.
Đại diện Trung tâm cũng đánh giá thị trường lao động quý 1 vừa qua sôi động hơn so với cùng kỳ năm 2023 khi nhu cầu nhân lực phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề tăng 11,22%. Trong đó, nhu cầu nhân lực tập trung chủ yếu ở khu vực thương mại-dịch vụ với gần 54.000 chỗ làm việc, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái; khu vực công nghiệp-xây dựng với hơn 29.000 chỗ làm việc, tăng 5,46%…
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…