Categories: Thời sựViệt Nam

TP.HCM: Nghiên cứu xây 2 cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn

Theo thiết kế, hai cầu đi bộ qua sông Sài Gòn sẽ kết nối Công viên cảng Bạch Đằng (quận 1) với khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2).

Hai cây cầu nằm trong dự án Công viên cảng Bạch Đằng do UBND TP.HCM vừa giao Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Sài Gòn Tourist) và Công ty CP đầu tư Sài Gòn An Phát phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.

Cơ quan hành chính đứng đầu thành phố yêu cầu hai cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn cần được thiết kế đảm bảo thuận lợi cho người đi bộ từ hướng quận 1 sang hướng quận 2, vị trí hai trụ cầu bên phía quận 1 không lấn sâu vào bên trong mặt đường Tôn Đức Thắng.

Dự án xây dựng cầu đi bộ nối giữa quận 1 với khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) đã được UBND TP chấp thuận theo đề xuất của Sở GTVT TP.HCM từ năm 2010. Dự kiến cầu dài 360m, nối từ quận 1 sang quảng trường tại quận 2, là chiếc cầu có chức năng kép, phục vụ cả khách đi bộ lẫn xe đạp nhưng không cho xe máy qua cầu.

Thiết kế hai cầu đi bộ qua sông Sài Gòn của Công ty tư vấn De-So (Pháp). (Phối cảnh: deso-architecture.com)

Tháng 2/2011, Công ty tư vấn Defrain Souquet Deso Associes (Pháp) đã có báo cáo đầu kỳ việc lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 quảng trường trung tâm và công viên bờ sông tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, trong đó đề xuất xây 2 cầu vượt bộ hành băng qua sông Sài Gòn theo hình dáng 2 cánh tay ôm lấy quảng trường ở quận 2. Ý tưởng này về cơ bản được Hội đồng kiến trúc quy hoạch của TP đồng ý.

Tuy nhiên, sau đó UBND chủ trương cho phép nghiên cứu xây một cầu đi bộ tại cuối đường Đồng Khởi (quận 1) đến điểm phía nam quảng trường trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. Dự kiến cầu dài 360m, hình chữ S cách điệu, tượng trưng cho hình ảnh đất nước. Liên danh gồm 3 Công ty: TNHH phát triển Bắc Việt, Cổ phần dịch vụ đầu tư Đăng Cơ và Tập đoàn Indochina Capital được giao nghiên cứu đề xuất dự án, trình UBND phê duyệt.

Phối cảnh cầu đi bộ nối quận 1 và quận 2 thời điểm năm 2011.

Hiện tại, dự án nằm trong dự án Công viên cảng Bạch Đằng do Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Sài Gòn Tourist) và Công ty CP đầu tư Sài Gòn An Phát phối hợp thực hiện.

Dự án Công viên Cảng Bạch Đằng

Về mặt quy hoạch, UBND TP yêu cầu đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án Công viên Cảng Bạch Đằng phải thực hiện theo 2 quy hoạch trước đó là quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2.000 của khu trung tâm TP (rộng 930ha) và quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 của khu đô thị Thủ Thiêm.

Theo yêu cầu, việc xây dựng Công viên cảng Bạch Đằng phải bảo tồn di tích lịch sử tượng Trần Hưng Đạo, cột cờ Thủ Ngữ, đảm bảo tầm nhìn thông thoáng từ UBND TP.HCM hướng về phía sông Sài Gòn và quận 2. Riêng công trình điểm nhấn kiến trúc tại vị trí cột cờ Thủ Ngữ cần tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc quốc tế để chọn ra phương án kiến trúc tối ưu.

Về phương án tổ chức giao thông, UBND TP yêu cầu nghiên cứu nút giao thông tại giao lộ đường Hàm Nghi – Nguyễn Huệ – Tôn Đức Thắng; đường dẫn cầu Khánh Hội và đường dẫn cầu Thủ Thiêm. Đồng thời, nghiên cứu kết nối khu vực để xe, khu trung tâm thương mại ngầm với khu vực nhà ga metro theo đường Hàm Nghi.

Bên cạnh đó, yêu cầu đồ án nghiên cứu cập nhật vị trí bến taxi thủy tại khu vực Vườn Kiểng; tổ chức thiết kế bến trung tâm làm đầu mối giao thông các tuyến taxi thủy và các tuyến giao thông công cộng, nhằm đảm bảo mỹ quan kiến trúc Công viên Cảng Bạch Đằng, đảm bảo đúng với mép bờ cao của sông Sài Gòn.

(Nhấp vào hình để phóng to) Vị trí Công viên Cảng Bạch Đằng hiện tại, đối diện là khu đô thị mới Thủ Thiêm. (Hình ảnh: Google Maps)

Theo quy hoạch khu trung tâm hiện hữu TP.HCM (930ha), khu vực Công viên cảng Bạch Đằng là một trong những khu vực đặc biệt, nằm trong dải quy hoạch bờ tây sông Sài Gòn kéo dài từ cầu Sài Gòn qua Tân Cảng – Ba Son – bến Bạch Đằng – cột cờ Thủ Ngữ – cảng quận 4 đến chân cầu Tân Thuận.

Đường Tôn Đức Thắng đi qua đoạn này sẽ được ngầm hóa và có hai làn xe mỗi hướng. Bãi đậu xe ngầm Tôn Đức Thắng cách Công trường Mê Linh khoảng 100m, về phía nam của đường Ngô Văn Năm.

Toàn bộ mặt đường Tôn Đức Thắng hiện tại sẽ là công viên, đường đi bộ. Ở giữa Công trường Mê Linh sẽ có một vườn trũng bố trí các cửa hàng bán lẻ, quán cà phê, nhà hàng xung quanh.

Ở tầng trệt của quảng trường có hơn 50% diện tích cây xanh che phủ, xây đài phun nước. Giữa Công trường Mê Linh và sông Sài Gòn có 3 trạm xe buýt, trạm LRT và trạm taxi thủy.

Theo quy hoạch, đây là dải công viên cảnh quan đối ứng với khu đô thị mới Thủ Thiêm ở bờ Đông sông Sài Gòn. Hiện tại sau hơn 2 năm bị bỏ không, công viên có tuổi đời hơn nửa thế kỷ này đang ở trong tình trạng xuống cấp, hoang phế.

Nguyễn Sơn

Xem thêm:

Nguyễn Sơn

Published by
Nguyễn Sơn

Recent Posts

VKS: Bà Trương Mỹ Lan nộp 280.000 tỷ đồng mới có cơ sở xem xét giảm án tử hình

Theo VKS, bản án quy kết bị cáo Trương Mỹ Lan tham ô 304.000 tỷ…

30 phút ago

Ông Trump xóa sổ băng đảng Venezuela ở Mỹ như thế nào sau khi nhậm chức?

Theo thống kê, hơn 800.000 người nhập cư Venezuela đã đổ vào Mỹ trong 4…

36 phút ago

Nhà virus học chữa thành công ung thư vú bằng cách tiêm virus vào cơ thể chính mình

Theo một báo cáo của Tạp chí Nature đăng vào ngày 8 tháng 11, hành…

47 phút ago

Bà Chủ Xuyên Việt Oil bị đề nghị mức án 30 năm tù

Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Xuyên…

3 giờ ago

Biểu tình ôn hòa chống NATO biến thành bạo động tại Montreal, Canada

Các cuộc biểu tình chống NATO và ủng hộ Palestine đã nhanh chóng bùng phát…

3 giờ ago

Quảng Nam: Một điểm trường vừa khánh thành bị sập do đồi sạt lở

35 trẻ mẫu giáo và tiểu học hiện phải quay về điểm trường cũ đã…

4 giờ ago