Nhiều chủ tàu vỏ thép cho rằng do thời gian sửa chữa, khắc phục chậm, thống kê chưa đầy đủ, nhiều tổn thất không được địa phương đưa vào báo cáo thiệt hại nên yêu cầu nâng mức bồi thường từ 37 tỷ đồng lên 45,6 tỷ đồng.
Ngày 12/12, ông Phan Trọng Hổ – Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định cho biết Sở đã có văn bản gửi 2 công ty đóng tàu là Công ty TNHH Đại Nguyên Dương (trụ sở tỉnh Nam Định) và Công ty TNHH MTV Nam Triệu (trụ sở TP Hải Phòng) về việc bồi thường và hỗ trợ thiệt hại 19 tàu vỏ thép của ngư dân bị hư hỏng.
Theo đó, tổng số tiền ngư dân yêu cầu bồi thường là 45,6 tỷ đồng. Trong đó:
Các khoản tiền mà ngư dân yêu cầu bồi thường gồm: chi phí khắc phục, sửa chữa sau khi nhận tàu; tiền tổn phí, tiền thuê lao động do khai thác không hiệu quả; bị hư hỏng thủy sản; thuê tàu lai dắt do bị hư hỏng trong quá trình đánh bắt; tiền thiết kế tàu; lợi nhuận bị tổn thất do tàu nằm bờ; nợ gốc, lãi ngân hàng…
Sở NN&PTNT cũng đề nghị 2 cơ sở đóng tàu xem xét, có ý kiến chính thức về việc giải quyết yêu cầu đền bù và hỗ trợ thiệt hại của 19 chủ tàu cá nêu trên; thông báo về Sở trước ngày 15/12 để phối hợp giải quyết và báo cáo cho UBND tỉnh, Bộ NN&PTNT xem xét.
Ông Trần Châu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho hay “Các cơ sở đóng tàu đã đồng ý bồi thường thiệt hại cho ngư dân. Tuy nhiên, đơn giá, hạng mục bồi thường như thế nào thì họ đang xem xét, trao đổi lại. UBND tỉnh sẽ tổ chức một cuộc họp để giải quyết vấn đề này”.
Liên quan đến việc bồi thường, sáng ngày 30/11, tại buổi làm việc do Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định chủ trì, 19 chủ tàu vỏ thép chỉ yêu cầu 2 cơ sở đóng tàu bồi thường tổng cộng gần 37 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều chủ tàu cho rằng do thời gian sửa chữa, khắc phục chậm, thống kê chưa đầy đủ, nhiều tổn thất không được địa phương đưa vào báo cáo thiệt hại nên yêu cầu tăng mức bồi thương so với dự tính ban đầu.
Trước đó, tháng 3/2017, sau khi hạ thủy chưa lâu, hàng loạt tàu cá vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 của Chính phủ do 2 cơ sở đóng tàu trên đã bị hư hỏng nặng, nằm bờ không hoạt động được, khiến ngư dân lao đao, nợ nần chồng chất.
Theo kết quả thẩm định của Sở NN&PTNT Bình Định, các tàu cá vỏ thép có động cơ hoạt động không ổn định, trong 25 máy phụ được lắp trên tàu vỏ thép có 1 máy do Trung Quốc sản xuất, nhiều máy không có nhãn mác, máy đo sâu dò ngang bị hỏng tại hệ thống đầu dò không sử dụng được; Hệ thống đèn cao áp hoạt động không ổn định, thường xuyên bị cháy đen, một số tăng phô bị nóng chảy do giải nhiệt kém,…
Báo cáo kết quả thẩm định chất lượng cũng cho thấy các thiết kế của các vỏ thép này đều được phê duyệt bởi Trung tâm Đăng kiểm Tàu cá (Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp). Đề cập đến trách nhiệm đăng kiểm các tàu, ông Đào Hồng Đức – Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm Tàu nhận trách nhiệm và cho hay máy tàu cá được làm giả tinh vi, năng lực của đăng kiểm viên còn yếu nên không phát hiện được.
Sau khi vụ việc xảy ra, các cơ quan chức năng vào cuộc, yêu cầu 2 công ty đóng tàu khẩn trương sửa chữa, khắc phục các tàu bị hư hỏng để ngư dân sớm ra khơi.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, hiện ngư dân nợ ngân hàng gần 18 tỷ đồng, gồm: 8 tỷ đồng là nợ gốc và hơn 9,8 tỷ đồng nợ lãi đã quá hạn – khiến ngư dân không có khả năng chi trả.
Quý Bình
Xem thêm:
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…