Việt Nam

Vụ bà Trương Mỹ Lan: Bộ Công an đề nghị Trung Quốc và Anh tương trợ pháp lý

Bộ Công an đã gửi yêu cầu tương trợ tư pháp tới Trung Quốc, Hồng Kông và 2 vùng lãnh thổ thuộc Anh nhằm xác minh pháp lý, mối quan hệ của 11 tổ chức, 2 cá nhân liên quan vụ án, đặc biệt là với vợ chồng bà Trương Mỹ Lan và ông Chu Lập Cơ.

Bị can Trương Mỹ Lan (trái) và Trương Huệ Vân. (Ảnh: bocongan.gov.vn)

Bộ Công an đã gửi yêu cầu tương trợ tư pháp tới Trung Quốc, Hong Kong và hai vùng lãnh thổ thuộc Anh để xác minh pháp lý và mối quan hệ của 11 tổ chức, hai cá nhân trong vụ án bà Trương Mỹ Lan – cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Viện KSND tối cao ngày 15/7 đã tống đạt cáo trạng đối với bà Trương Mỹ Lan và 34 người khác về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền”, “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Bà Lan và đồng phạm bị cáo buộc có hành vi lừa đảo hơn 30.000 tỷ đồng của hơn 35.000 nhà đầu tư, rửa tiền hơn 445.000 tỷ đồng, chuyển trái phép ra nước ngoài hơn 1,5 tỷ USD. và ở chiều ngược lại, chuyển hơn 3 tỷ USD về Việt Nam trái pháp luật.

Bộ Công an đã gửi công văn yêu cầu tương trợ pháp lý tới Trung Quốc, Hong Kong và Tổng trưởng lý các quần đảo British và Cayman thuộc Anh, đề nghị xác minh về pháp lý của 11 tổ chức và giám đốc đại diện của họ. Những tổ chức này được cho là có quan hệ với vợ chồng bà Trương Mỹ Lan và ông Chu Lập Cơ.

Hai cá nhân cũng bị đề nghị xác định là Chiu Bing Keung Kenneth và Chen Yi Chung. Tuy nhiên hiện tại chưa có trả lời gì từ các nơi được gửi công văn.

Truyền thông Nhà nước dẫn cáo trạng của Viện Kiểm sát cho biết, người tên Chiu Bing Keung Kenneth (có quốc tịch Anh và Bắc Ireland) là luật sư, đại diện cho bà Trương Mỹ Lan quản lý các công ty, tổ chức nước ngoài thuộc nhóm Vạn Thịnh Phát.

Theo cáo trạng, Chiu Bing Keung Kenneth có hành vi tạo lập loạt hợp đồng khống giữa các công ty trong nước với công ty nước ngoài để làm hồ sơ chuyển tiền đi và ngược lại.

Ông này bị cáo buộc đã chuyển đi hơn 556 triệu USD và nhận về hơn 940 triệu USD trong giai đoạn từ 2014 – 2022.

Chen Yi Chung (quốc tịch Hong Kong) – quyền Tổng giám đốc SCB bị cáo buộc đã thực hiện 13 giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài hoặc nhận về Việt Nam cho các công ty thuộc Vạn Thịnh Phát trong giai đoạn từ 10/2020 – 5/2021. Tổng số tiền là hơn 700 triệu USD.

Cáo trạng mới nhất đối với bà Trương Mỹ Lan là giai đoạn hai của vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Ở giai đoạn 1 của vụ án đã bị đưa ra xét xử vào tháng ba năm nay. Bà Lan bị tuyên án tử hình về tội “Tham ô tài sản”, 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng: và 20 năm tù về tội “Đưa hối lộ”.

Khánh Vy

Published by

Recent Posts

Bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…

3 phút ago

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

1 giờ ago

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

1 giờ ago

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

3 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

9 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

10 giờ ago