Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi và Phó Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc vừa bị khởi tố với cáo buộc nhận hối lộ trong vụ án Tập đoàn Phúc Sơn.
Ngày 28/3, truyền thông Nhà nước dẫn lời Trung tướng Tô Ân Xô – người phát ngôn Bộ Công an cho biết Cơ quan CSĐT đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với ông Phạm Hoàng Anh – phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và ông Ông Lê Viết Chữ – nguyên Phó Chủ tịch, nguyên Chủ tịch UBND Tỉnh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.
Hai ông này cùng điều tra về hành vi “Nhận hối lộ” trong vụ án liên quan đến chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu (biệt danh Hậu “Pháo”).
Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bị can Lê Viết Chữ đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu để tạo điều kiện giúp Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu gói thầu “Thi công tuyến chính dự án đường bờ Nam sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi”; bị can Phạm Hoàng Anh đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu đề tạo điều kiện cho doanh nghiệp của Hậu thực hiện dự án Chợ Đầu mối Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
Ông Xô cho biết thêm hiện Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang củng cố tài liệu, chứng cứ, tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, làm rõ các sai phạm khác của Tập đoàn Phúc Sơn tại các địa phương và các đơn vị có liên quan, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản cho Nhà nước.
Liên quan vụ án này, sau một tháng, 20 người đã bị bắt tạm giam. Trong đó có 4 lãnh đạo, cựu lãnh đạo 2 địa phương gồm: bà Hoàng Thị Thúy Lan – bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và ông Lê Duy Thành – Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc; ông Đặng Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi và ông Cao Khoa – cựu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Cả 4 người trên cùng bị cơ quan điều tra bắt tạm giam để điều tra về hành vi “Nhận hối lộ”.
Tại cơ quan công an, hai cựu lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đã khai nhận hối lộ số tiền lớn, hàng tỷ đồng và nộp lại cho cơ quan điều tra.
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn bị bắt hôm 26/2 với cáo buộc ban đầu “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo kết quả điều tra của công an, 2 trong 21 dự án (tổng mức đầu tư hơn 40.000 tỷ đồng) tại Vĩnh Phúc, doanh nghiệp này không “kê khai tài chính, trốn thuế”…, gây thiệt hại hơn 640 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra nhận định vụ án tại Tập đoàn Phúc Sơn là vụ án lớn, một dạng tội phạm mới, lời khai của một số bị can liên quan cho thấy Nguyễn Văn Hậu có hành vi chi phối, lũng đoạn gây áp lực với một số bị can nguyên là lãnh đạo tỉnh, thậm chí thường trực Tỉnh ủy… để trục lợi.
Cơ quan điều tra cũng cáo buộc Hậu “Pháo” đưa tiền cho nhiều người, trong đó có Đặng Trung Hoành – cựu Chánh văn phòng huyện ủy Mang Thít (tỉnh Vĩnh Long) số tiền 64 tỷ đồng.
Ông Hoành khai sử dụng số tiền này vào nhiều mục đích trong đó có mục đích cá nhân.
Ông Đặng Trung Hoành – cựu Chánh văn phòng Huyện ủy huyện Mang Thít (tỉnh Vĩnh Long) bị cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam về tội “lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”.
Vụ sai phạm tại Tập đoàn Phúc Sơn là vụ án tham nhũng nghiêm trọng tại Việt Nam xoay quanh Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn. Các sai phạm diễn ra trong nhiều năm ở nhiều tỉnh, thành khác nhau như Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Vĩnh Long và Khánh Hòa. Tuy nhiên, đến cuối năm 2023, vụ án mới được biết đến rộng rãi khi UBND tỉnh Khánh Hòa chuyển hồ sơ vụ án về Trung ương. Đến ngày 26/2, vụ án chính thức được Bộ Công an Việt Nam khởi tố. Vụ sai phạm cũng được cho là có liên quan đến việc ông Võ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nước vào ngày 20/3/2024. |
Tập đoàn Phúc SơnCông ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Phúc Sơn – tiền thân của Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn được thành lập vào ngày 6/1/2004 và từng được đổi tên thành Công ty cp Đầu tư hạ tầng đô thị Phúc Sơn vào năm 2009. Sau đó, công ty này đổi lại tên gọi hiện nay vào năm 2010. Trên trang web cá nhân, công ty này tự nhận mình là “một trong những công ty xây dựng và kinh doanh bất động sản hàng đầu của tỉnh Vĩnh Phúc cũng như các tỉnh phía Bắc”. Doanh nghiệp này cũng đã từng là nhà thầu chính trong việc tu sửa Di tích lịch sử Đền Hùng ở tỉnh Phú Thọ. Doanh nghiệp cũng từng tham gia nhiều dự án dân dụng tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Hà Nội, Khánh Hòa… Doanh nghiệp cũng từng có một dự án lớn nhất từng xây dựng tại Đường bờ Nam sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi với tổng vốn đầu tư lên tới 999 tỷ đồng. Đến năm 2015, công ty đã mở rộng phạm vi hoạt động kéo dài từ Bắc vào Nam. Tháng 10/2015, dự án Công viên nghĩa trang Thiên An Viên ở Vĩnh Phúc được quy hoạch xây dựng thành công viên nghĩa trang lớn nhất Đông Nam Á của Tập đoàn Phúc Sơn đã bị dừng triển khai chưa không được phê duyệt quy hoạch. Dự án chợ đầu mối Vĩnh Tưởng do thành viên của Tập đoàn Phúc Sơn tham gia cũng từng có nhiều bê bối. Đến nay, Tập đoàn Phúc Sơn đã có 21 dự án với tổng đầu tư 40.000 tỷ đồng khắp cả nước. |
Khánh Vy (t/h)
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…