Nếu tôi nói nghèo khó là mảnh đất tốt tạo ra và nuôi dưỡng sự luộm thuộm, mất vệ sinh bạn có phản đối không?
Nếu bạn phản đối mời bạn hãy đến những thành phố lớn, tìm đến những nơi có nhiều người nghèo tập trung sinh sống, đến các khu ổ chuột trong đô thị để quan sát thậm chí trải nghiệm cuộc sống ở đó. Điểm nổi bật của những khu dân cư nghèo đó là tình trạng mất vệ sinh và sự luộm thuộm trong sinh hoạt. Tất cả, từ sự sắp xếp bài trí đồ đạc trong nhà, tình trạng vệ sinh của từng gia đình tới không gian công cộng đều có vấn đề.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa rằng cứ gia đình nào nghèo đều sống luộm thuộm, mất vệ sinh và càng giàu người ta càng sạch sẽ ngăn ngắp. Không đơn giản như vậy vì sẽ có các trường hợp cá biệt hay ngoại lệ. Và chúng ta cũng phải nhớ rằng trách nhiệm đầu tiên cho tình trạng mất vệ sinh đó là thuộc về chính quyền thành phố và các đoàn thể xã hội, sau đó mới đến những người sống trong khu vực đó.
Trong các ngôi nhà của các gia đình nghèo khó nói trên nếu có sự ngăn nắp sạch sẽ thì ở đó chủ nhân của căn nhà phải là người có một trình độ nhận thức rất cao và sự sinh hoạt đời thường rất lành mạnh. Cái nghèo khó của họ khi đó có khi chỉ là một sự thanh bạch. Còn lại, về cơ bản nhìn chung, nghèo đói là mảnh đất thuận lợi cho sự mất vệ sinh, thói quen sinh hoạt lôi thôi, luộm thuộm sinh sôi nảy nở dù là ở làng quê, thành phố, ở quy mô gia đình hay cả một cộng đồng.
Logic của điều đó nằm ở chỗ khi nghèo khó người ta sẽ phải dành phần lớn thời gian, sức lực, tinh thần vào các hoạt động mưu sinh phục vụ sinh tồn. Một ngày trôi qua mệt nhoài với gánh nặng áo cơm, khi trở về người ta sẽ lăn ra ngủ để tái tạo lại năng lượng cho một ngày lao động nặng nhọc mới. Người ta không có thời gian để suy nghĩ, để hành động cải thiện môi trường sống của mình dù chỉ đơn giản là sắp xếp nhà cửa cho ngăn ngắp, dọn vệ sinh trong và ngoài ngôi nhà cho sạch sẽ.
Hơn nữa, nghèo đói làm cho họ không có điều kiện vật chất như tiền bạc để tiến hành các hoạt động đó. Họ không có tiền để xây nhà vệ sinh đúng cách, không có tiền để mua tủ đựng quần áo, không có tiền để dùng đồ đạc đúng tiêu chuẩn, không có tiền để cải tạo nhà cửa…
Nghèo đói cũng ngăn cản trẻ em đến trường, người lớn học hỏi để có học vấn… Điều này làm cho khả năng nhận thức toàn diện, sâu sắc về giá trị cuộc sống, về mối quan hệ mật thiết giữa cá nhân, gia đình với cộng đồng, quốc gia – dân tộc ở cá nhân gặp khó khăn. Vì vậy, mối quan tâm của họ tới lợi ích chung hay các giá trị thẩm mĩ mờ nhạt. Thậm chí sống trong nghèo khó và bế tắc người ta còn thờ ơ với chính số phận và chất lượng cuộc sống của chính mình. Xem xét dưới góc độ này, ta không hề thấy khó hiểu khi có những tình nguyện viên lội xuống các kênh rạch bẩn thỉu, bốc mùi như bể phốt lộ thiên bên cạnh các xóm nhà lá tồi tàn để khơi dòng, dọn rác, làm sạch… trong khi chính những người đang sống trong các căn nhà đó lại thờ ơ đứng nhìn, thậm chí tiếp tục xả rác, nước thải và ném đủ thử xuống đó.
Thiếu nền tảng học vấn và cái nhìn toàn diện, sâu sắc người ta sẽ có điểm mù trong tư duy khi nhìn nhận lại chính cuộc sống của mình và tìm ra cơ hội cải thiện nó.
Nguyễn Quốc Vương
Đăng lại từ Facebook Tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương
Xem thêm cùng tác giả, dịch giả:
Mời xem video:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…