Vụ “thi thể trong bê tông”: Những điều còn bỏ ngỏ

Vụ án mạng tại Bình Dương với việc phi tang thi thể trong bê tông thu hút sự chú ý lớn của dư luận. Bên cạnh những thông tin đã được công bố, một số thông tin dường như còn bị bỏ ngỏ, gây nên những tác động tiêu cực trong cộng đồng… 

Án mạng tại Bình Dương

Ngày 15/5, Công an tỉnh Bình Dương cho biết công an tìm thấy hai thi thể bên trong hai khối bê tông tại căn nhà số 90 (tổ 3, ấp 5, xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng).

Ngày 18/5, Công an tỉnh Bình Dương cung cấp thông tin cho báo chí rằng lực lượng chức năng đang tạm giữ 4 phụ nữ liên quan đến vụ án mạng.

Theo công bố, 4 nghi phạm bị bắt giữ gồm Phạm Thị Thiên Hà (31 tuổi, trú tại quận Tân Phú, TP.HCM); Trịnh Thị Hồng Hoa (66 tuổi, trú tại quận Tân Phú, TP.HCM); Lê Phú Hạnh (54 tuổi, thường trú tại TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương); Lê Thị Phương Thảo (29 tuổi, trú tại Tiền Giang).

Danh tính hai nạn nhân được cơ quan công an cho biết là Trần Trí Thành (trú tại TP.HCM) và Trần Đức Linh (quê Nghệ An).

Trịnh Thị Hồng Hoa tại thời điểm công an khám xét chiếc xe 7 chỗ. (Hình ảnh từ clip/nld.com.vn)

Sáng 19/5, Công an tỉnh Bình Dương cho biết cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án. Theo thông tin từ cơ quan này, sau một ngày lấy lời khai và mở rộng thu thập chứng cứ, 4 nghi phạm bị tạm giữ đã khai nhận hành vi giết người và phi tang xác.

Theo đó, vụ án nhanh chóng khép lại sau một ngày kể từ khi nghi phạm bị bắt giữ đến khi có quyết định khởi tố. Bên cạnh tính chất tàn nhẫn của vụ việc được miêu tả cụ thể qua các bản tin cập nhật, vụ án mạng còn thu hút sự chú ý lớn của dư luận khi gắn liền với cụm từ “Pháp Luân Công” tràn ngập trên các mặt báo.

Những điểm “lạ” từ khía cạnh thông tin

Từ ngày 18/5, các bản tin cập nhật về vụ án bắt đầu được đưa kèm theo các cụm từ “giáo phái”, “giáo phái chưa được công nhận”, “P.L.C”, “Pháp Luân Công”, “Pháp luân công”. Trong hai ngày 18-19/5, các cụm từ này dần được gỡ bỏ, hoặc thay thế bằng cụm từ khác; một số bản tin vẫn giữ nguyên. Sang các ngày 20-21/5 (sau khi vụ án bị khởi tố), một số kênh thông tin tiếp tục xuất bản các bài viết xoay quanh vụ việc gắn liền với cụm từ “Pháp Luân Công”.

Trước sức nóng của vụ việc, một số ý kiến công luận tỏ ra nghi ngờ về sự thiên lệch khi thông tin vụ án bị tập trung lớn vào yếu tố “Pháp Luân Công” thay vì tập trung vào điều tra về nghi phạm (động cơ gây án, giám định tâm thần…).

Hai cuốn Kinh Thánh Tân ước được tìm thấy trong chiếc xe của các nghi phạm. (Hình ảnh từ clip/nld.com.vn)

Báo Người Lao Động ngày 19/5 đăng tải clip khám xét chiếc xe 7 chỗ BKS 51A-718.30 của các nghi phạm. Hình ảnh ghi tại hiện trường cho thấy trong số các tang vật thu giữ có 2 cuốn Kinh Thánh Tân ước, 1 chuỗi tràng hạt. Điều này khiến nhiều người chỉ ra rằng các kênh thông tin đã bỏ qua những tài liệu, vật dụng tu luyện khác được tìm thấy trong xe của các nghi phạm.

>> 3 trường hợp ĐCSTQ ngụy tạo việc Pháp Luân Công gây chết người

Có ý kiến chỉ rõ hành vi sát nhân là thuộc về hành vi cá nhân, không thể quy kết là thuộc về phạm trù môn phái. Đặt giả thuyết, ngay cả khi nghi phạm tuyên bố rằng động cơ sát nhân là vì [mâu thuẫn] trong hoạt động Pháp Luân Công, thì đó chỉ là tuyên bố một chiều từ phía nghi phạm. Cần có kết quả điều tra độc lập của bên cơ quan điều tra để đáp ứng yêu cầu về tính khách quan của vụ việc. Lúc này, không chỉ phía nghi phạm cần được điều tra, mà những thông tin về môn tu luyện Pháp Luân Công cũng cần được tìm hiểu và công bố khách quan để đối chiếu. Đó mới là việc làm công tâm, theo đạo đức nghề nghiệp của cơ quan chức năng.

Theo nguồn tin của Trí thức Việt Nam, khoảng một năm trước (2018), nhóm nghi phạm do Thiên Hà làm chủ đạo đã liên lạc với chị Nguyễn Thị Hồng (ngụ tại đường Trần Phú, Nha Trang).

Chị Hồng xác nhận năm 2018, nhóm của Thiên Hà (4 người bao gồm Thiên Hà, Hồng Hoa (mẹ Thiên Hà), Thảo, Linh) đã tìm gặp chị tại Nha Trang, nhờ ứng trước, đưa cho họ một số tiền, hứa sau đó sẽ công chứng sổ tiết kiệm và ủy thác để chị rút sau (sau khi cân nhắc chị Hồng đã từ chối).

Theo thông tin do chị Hồng cung cấp, khi gặp nhóm người, chị phát hiện nhóm người này đã uống rượu, có biểu hiện luôn sợ hãi, hoang mang. Khi chị Hồng chất vấn: “Là người tu luyện sao lại uống rượu?“, Thiên Hà nói dối quanh co, sau đó nói sau này sẽ giải thích.

Cũng theo chị Hồng cho hay, người tu Pháp Luân Công không được phép uống rượu, dối trá.

Pháp Luân Công đối với vấn đề tự sát, sát sinh

Sáng ngày 20/5, trang Minh Huệ Net – cổng thông tin của Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp) ra thông báo về việc “Pháp Luân Công cấm chỉ tự sát và sát sinh”.

Thông báo cho biết “trong nguyên tác của Pháp Luân Công viết rõ rằng nghiêm cấm sát sinh và tự sát”. Nguyên tác của Pháp Luân Công là cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, có nội dung dạy con người đề cao tâm tính theo chân, thiện, nhẫn.

“Sát sinh là tạo nghiệp to lớn nhất, làm chuyện xấu…” và “Tự sát là có tội” – trang Minh Huệ Net trích dẫn lời giảng của Pháp Luân Công.

Ngoài ra, bản thông báo nhắc lại lược sử ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công (từ năm 1999), với vụ tự thiêu của 5 người tại Quảng trường Thiên An Môn (tháng 1/2001). Sự kiện “tự thiêu” này được Trung Quốc công bố rộng rãi ra truyền thông trong nước và truyền thông quốc tế như cái cớ để tiến hành đàn áp môn tín ngưỡng này trên diện rộng.

Ngày 14/8/2001, tại cuộc họp Liên Hợp Quốc, tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế (IED) thông báo: “Cuộc điều tra của chúng tôi cho thấy chính quyền ĐCSTQ thật sự đã dàn dựng vụ tự thiêu và giết những người này để bôi nhọ Pháp Luân Công.”

Hãng AP và Reuters cũng đồng loạt đưa ra nhận định rằng Bắc Kinh sử dụng vụ tự thiêu nhằm tạo ra chiến dịch truyền thông phỉ báng Pháp Luân Công.

Trong bản thông báo ngày 20/5, trang Minh Huệ Net nhận định thủ đoạn này đang được sử dụng tại hải ngoại để gây nên những thông tin tiêu cực về môn pháp này.

Một vài diễn biến quốc tế

Từ ngày 17/5, một vài kênh truyền thông (trong đó có trang tin của truyền thông Nhà nước) tại Đài Loan đã dẫn thông tin từ các trang báo của Việt Nam về vụ án mạng tại Bình Dương, kèm thông tin sai lệch, tiêu cực về Pháp Luân Công.

Ngày 20/5, Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Đài Loan kêu gọi giới truyền thông Đài Loan cải chính thông tin không xác thực về vụ việc ở Việt Nam để bảo vệ quyền và lợi ích của người dân và giám sát việc lạm quyền bất hợp pháp.

RFA – Đài Truyền hình Á Châu Tự do ngày 17/5 đã có báo cáo về môn tu luyện Pháp Luân Công tại Bắc Triều Tiên. Báo cáo cho hay dù bị đàn áp, môn tu luyện Pháp Luân Công tại Bắc Triều Tiên vẫn được truyền bá.

Người cung cấp thông tin cho RFA cho biết đầu tháng 4/2019, chính quyền bắt đầu bắt giữ các học viên của môn tu luyện. Trong đợt đàn áp đầu tiên, khoảng 100 học viên Pháp Luân Công tại Bình Nhưỡng bị chính quyền bắt giữ – con số này vượt quá dự tính của họ.

Theo nhận định, có thể Pháp Luân Công được đưa vào Triều Tiên thông qua các quan chức thương mại. Nguồn tin cũng cho hay chính quyền “không thể dự đoán được họ sẽ bắt thêm bao nhiêu học viên Pháp Luân Công nữa, bởi vì quan chức chính phủ cấp cao và người nhà của họ cũng đang học và luyện Pháp Luân Công”. 

Xuân Tường

Xuân Tường

Published by
Xuân Tường

Recent Posts

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

3 phút ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

29 phút ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

1 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

1 giờ ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

2 giờ ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

2 giờ ago