Cách đây vài ngày, một người Hồng Kông bị lừa sang một quốc gia Đông Nam Á và bị bắt giam, không thể trốn thoát. Ông Đặng Bính Cường (Chris Tang), Cục trưởng An ninh Hồng Kông, cho biết đến nay nhà chức trách đã nhận được 41 yêu cầu trợ giúp liên quan, và 24 người được xác nhận là đã an toàn.
Phần lớn những người được hỗ trợ liên quan đến lừa đảo tìm việc làm và tạm thời chưa phát hiện có người Hồng Kông nào bị bắt cóc khi đi du lịch ở các nước Đông Nam Á.
Ngày 26/8, ông Đặng Bính Cường nói với giới truyền thông về diễn biến mới nhất, rằng 16 trong số 24 người đã an toàn trở về Hồng Kông. Về phần 17 người còn lại, theo thông tin mới nhất, nhà chức trách cho rằng 4 người ở Myanmar và 13 người ở Campuchia, và quyền tự do cá nhân của họ bị hạn chế.
Ông Đặng cho biết, kể từ ngày 22/8, Cục An ninh và Văn phòng Ủy viên Hồng Kông, Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán Trung Quốc, cảnh sát địa phương và các văn phòng kinh tế và thương mại của Hồng Kông ở nước ngoài đã hỗ trợ 5 người Hồng Kông trở về nước an toàn, và 1 người khác đáp chuyến bay trở lại Hồng Kông vào buổi tối.
Trong số 41 yêu cầu hỗ trợ, 39 vụ liên quan đến việc dụ dỗ nạn nhân đến các nước Đông Nam Á thông qua tuyển dụng, 1 yêu cầu khác liên quan đến chuyện tình cảm trên mạng và 1 yêu cầu còn lại vẫn đang được điều tra.
Ông Đặng Bính Cường cho biết, nhà chức trách đã liên hệ với các cơ quan thực thi pháp luật ở nước ngoài, thông qua nền tảng của Interpol và cố gắng hết sức để giải cứu các nạn nhân.
Đến nay, các cơ quan thực thi pháp luật Hồng Kông đã bắt giữ 5 người đàn ông và 2 phụ nữ vì vụ việc trên, 3 người bị buộc tội có âm mưu lừa đảo.
Trong đó, 2 người đàn ông được cho là thành viên chủ chốt của tổ chức lừa đảo ở Hồng Kông. Họ phát tán thông tin tìm việc sai trên mạng, dụ dỗ nạn nhân đến các nước Đông Nam Á với thu nhập cao rồi bỏ tù họ.
Ông Đặng cũng chỉ ra rằng những người Hồng Kông đã về nước có sức khỏe tốt và đang được kiểm dịch theo quy định về phòng chống dịch bệnh. Nhà chức trách sẽ tiếp tục điều tra vụ việc, cố gắng giải cứu và sắp xếp để các nạn nhân khác trở về Hồng Kông an toàn, đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông, nhằm ngăn chặn lại có người tiếp tục bị lừa.
Ông Chu Dân Kiềm (Minn-Gan Chow), Vụ trưởng Vụ Châu Á – Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), hôm 15/8 cho biết 340 người đã đệ đơn lên chính quyền Đài Loan để nhờ giúp đỡ, con số này chỉ chiếm khoảng 1/10 số người Đài Loan đã đến Campuchia.
Ông Chu Dân Kiềm cho biết từ tháng Một đến tháng Sáu năm nay, 6.481 người đã bay từ Đài Loan đến Campuchia, trong khi chỉ có hơn 3.400 người trở về từ Campuchia trong cùng khoảng thời gian này, do đó ước tính có khoảng hơn 3.000 người đang ở Campuchia. Trong số những người này, khoảng 340 người đã xin giúp đỡ, trong khi tình hình của 90% còn lại (hơn 2.600 người) không rõ ràng lắm.
Ngoài Campuchia, các băng nhóm lừa đảo còn có ở các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á như Myanmar, Lào, Việt Nam và Philippines, cũng như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất ở Trung Đông.
Sau khi hé lộ một số chi tiết và hình ảnh vụ Nga đáp trả…
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…