Hơn một nửa trong số 10 quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi virus Vũ Hán trên thế giới đã sử dụng vắc-xin của Trung Quốc.
Dữ liệu cho tuyên bố trên được lấy từ Our World in Data, một cơ sở dữ liệu trực tuyến về số ca nhiễm mỗi ngày trên 1 triệu người do Đại học Oxford của Vương quốc Anh tạo ra.
Tính đến ngày 16/6, 10 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi virus Vũ Hán bao gồm (số trong ngoặc là số ca nhiễm/1 triệu người):
Seychelles (1.690), Uruguay (827), Mông Cổ (729), Colombia (551), Maldives (508), Bahrain (506), Argentina ( 506), Suriname (437), Kuwait (365) và Chile (342).
Ở Seychelles, một trong số các quốc gia đã tiêm chủng với tỷ lệ cao nhất thế giới, 57% vắc-xin của họ là từ Sinopharm của Trung Quốc cho nhóm tuổi từ 18 đến 60, 43% còn lại sử dụng vắc-xin AstraZeneca để tiêm cho những người trên 60 tuổi, theo New York Times.
Tại đất nước Nam Mỹ là Uruguay, các công dân đã được tiêm khoảng 2,74 triệu liều tính đến ngày 29/5. Trong số đó, 80% là sản phẩm của Sinovac, China News Service đưa tin.
Tại Bahrain, một quốc đảo ở Trung Đông, gần 1 triệu người đã được tiêm mũi đầu tiên, chiếm 56,3% tổng dân số cả nước, trong khi 47% đã tiêm xong hai mũi. Trong số đó, tỷ lệ vắc-xin Sinopharm chiếm hơn 60% tổng số vắc-xin tại địa phương, theo BackChina.com.
Cũng tại Nam Mỹ, Argentina đã nhận được 4 triệu liều vắc-xin Sinopharm, theo báo cáo của Tencent. Ngoài ra, 76,6% vắc-xin của Colombia đến từ Sinovac của Trung Quốc, theo NetEase. Tại Chile, tính đến ngày 16/5, tổng số mũi tiêm của quốc gia này là 16,57 triệu, trong đó hơn 80% là sản phẩm của Sinovac, theo Tân Hoa xã.
Mông Cổ, nước láng giềng phía bắc của Trung Quốc, đã nhận được 4,3 triệu liều vắc-xin Sinopharm, The New York Times đưa tin.
Hiệu quả của các loại vắc-xin Trung Quốc cũng bị đặt câu hỏi ngay tại Đại lục.
Kể từ khi vắc-xin sản xuất trong nước của Trung Quốc được phê duyệt vào ngày 30 tháng 12 năm 2020, hiệu quả của chúng đã bị nghi ngờ một phần do quá trình phát triển không rõ ràng. Tệ hơn nữa, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã miễn cưỡng công bố các báo cáo về phản ứng phụ của những vắc-xin này.
Tao Lina, một chuyên gia về vắc-xin tại Thượng Hải, đã bình luận về 73 tác dụng phụ có thể xảy ra của vắc-xin Sinopharm trên Weibo: “Loại vắc-xin [này] đã thành công trong việc trở thành loại kém an toàn nhất trên thế giới.”
Bài đăng này sau đó đã bị xóa bởi bộ phận kiểm duyệt.
Mặc dù chế độ ĐCSTQ không công bố bất kỳ báo cáo nào về các trường hợp tử vong sau khi sử dụng vắc-xin trong nước, Hồng Kông đã công bố 14 trường hợp tử vong trong vòng 1 tháng kể từ ngày 28/2. Các nạn nhân từ 55 đến 80 tuổi.
Tiến sĩ Li Longteng, trưởng khoa Bệnh viện Đa khoa Đài Bắc Renji, nói với Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn rằng việc nhập khẩu vắc-xin do Trung Quốc sản xuất sang Đài Loan về cơ bản là “vấn đề giả mạo” vì cả vắc-xin Sinopharm và Sinovac đều là vắc-xin bất hoạt.
“Khả năng bảo vệ của chúng thực sự không quá tốt, cũng như hiệu quả của chúng,” ông nói thêm.
Ông lưu ý rằng ngay cả nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng đã cấm sử dụng thuốc Trung Quốc, bao gồm cả vắc xin do Trung Quốc sản xuất để đối phó với dịch bệnh COVID-19 tại các bệnh viện lớn ở thủ đô Bình Nhưỡng, sau khi một quan chức cấp cao của chế độ này qua đời vào tháng 5 sau khi uống thuốc thuốc sản xuất tại Trung Quốc.
Xuân Lan (theo Epoch Times)
Xem thêm:
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…