6 thiên tai nhân họa liên tiếp ‘giáng’ xuống Tứ Xuyên trong 1 tháng

Tỉnh Tứ Xuyên đã bị ảnh hưởng bởi nhiều thiên tai nhân họa như nhiệt độ cao, hạn hán, cháy rừng, phong tỏa phòng chống dịch bệnh và lũ lụt chỉ trong một tháng. Ngày 5/9, một trận động đất mạnh đã xảy ra, khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. 

Vào lúc 12h52 ngày 5/9, một trận động đất mạnh 6,8 độ Richter đã xảy ra tại thị trấn Ma Tây, huyện Lô Định, Châu tự trị Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên. (Ảnh chụp màn hình Weibo)

Thiên tai nhân họa nối tiếp nhau

Trùng Khánh và một số khu vực của Tứ Xuyên đã hứng chịu nắng nóng 60 năm mới gặp một lần vào tháng 7 và tháng 8 vừa qua, với nhiệt độ vượt quá 40 độ C. Nhiệt độ cao nhất tại các quận huyện ở Trùng Khánh lên tới 45 độ C.

Hạn hán nghiêm trọng đã làm cho đất trồng trọt ở nhiều nơi bị nứt nẻ, các dòng sông khô cạn, một số đoạn sông cạn trơ đáy. Do đó, Tứ Xuyên đã áp dụng biện pháp hạn chế sử dụng điện và ra lệnh đóng cửa hầu hết các nhà máy trong vài ngày, có thời điểm thang máy và máy điều hòa không khí bị tắt đồng bộ. Các chủ xe điện phàn nàn rằng trạm sạc đã bị đóng cửa, phải tìm liên tiếp mấy trạm thì mới có thể sạc được xe, có người thậm chí buộc phải đi sạc lúc 12 giờ đêm. Mùa màng đã bị tàn phá bởi nhiệt độ cao và hạn hán, nông dân ở Tứ Xuyên luôn miệng kêu khổ.

Do hạn hán nước cạn, người dân đã phát hiện 3 tượng Phật được tạc trên vách đá ở đảo đá ngầm dưới đáy sông ở đoạn Ba Nam, Trùng Khánh, của sông Dương Tử. (Nguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình Weibo)

Cùng lúc đó, hỏa hoạn ở Tứ Xuyên liên tiếp xảy ra. Một đám cháy rừng bùng phát tại thị trấn Xa Võng, huyện Hợp Giang, thành phố Lư Châu vào chiều ngày 21/8 và tất cả những người gần đó đã được di chuyển; cùng ngày, cháy rừng cũng xảy ra tại ngọn núi gần đường cao tốc Dung Tôn theo hướng Xích Thủy đi Lô Châu; ngày 24/8, trấn Lăng Gia, thành phố Nội Giang, tỉnh Tứ Xuyên, xảy ra hỏa hoạn, nhiều tòa nhà dân cư bị thiêu rụi.

Cháy rừng ở Trùng Khánh Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình video)

Ảnh hưởng của nhiệt độ cao và hạn hán vẫn chưa được giải quyết, Tứ Xuyên lại xuất hiện một đợt hạn hán và lũ lụt đột ngột. Kể từ tối ngày 27/8, một bộ phận khu khu vực của Trùng Khánh và các thị trấn khác ở Tứ Xuyên đã hứng chịu những trận mưa xối xả. Vào thời điểm đó, Trung tâm Thủy văn Tứ Xuyên đã đưa ra cảnh báo rằng “hạn hán và lũ lụt diễn ra mạnh mẽ” có thể dễ dàng dẫn đến lũ ở khu vực vùng núi và các dòng sông, gây ra các thảm họa địa chất.

Ngày 28/8, huyện Đại Ấp, Tứ Xuyên đã xuất hiện mưa lớn và lũ quét. (Ảnh chụp màn hình video)

Dù nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ cao, hạn hán, mất điện, lũ lụt cũng có nhân tố con người, nhưng người dân Tứ Xuyên đang phải đối mặt với một thảm họa hoàn toàn do “con người tạo ra”: Trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các tỉnh, thành phố trên cả nước đã đẩy mạnh thực hiện “zero COVID”. Thành phố Thành Đô của tỉnh Tứ Xuyên đã phong tỏa hơn 21 triệu cư dân vào thứ Năm tuần trước (ngày 1/9). Hôm Chủ nhật (4/9), chính quyền đã mở rộng phong tỏa phần lớn thành phố và ra lệnh xét nghiệm axit nucleic đối với toàn bộ người dân trong thành phố từ thứ Hai đến thứ Tư.

Thành phố Thành Đô lại tiếp tục xuất hiện hiện tượng người dân tranh nhau mua đồ trước giờ phong tỏa. (Ảnh: Weibo)

Vào ngày 4/9, một người mẹ ở Thành Đô đã khóc trong đoạn video độc thoại rằng bà đã mất đứa con trai bị bệnh nặng, vì con bị cách ly trong một tuần và bỏ lỡ thời gian quan trọng để điều trị bệnh tim. Đoạn video lan truyền trên mạng xã hội, làm dấy lên sự phẫn nộ và cảm thông rộng rãi. 

Ngày 5/9, một trận động đất có cường độ 6,8 độ Richter đã xảy ra tại huyện Lô Định, Khu tự trị Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên, gây mất điện cục bộ. Tính đến 21h00 ngày 6/9, trận động đất đã khiến ít nhất 74 người chết, 26 người mất tích và 259 người bị thương. Bởi vì ĐCSTQ luôn che giấu tình hình thực tế, do đó nhiều người nghi ngờ rằng con số thương vong thực tế có thể cao hơn. Cảm giác rung lắc cũng được cảm nhận ở các thành phố lớn như Thành Đô và Trùng Khánh. Trong trận động đất, một số cư dân bị phong tỏa ở nhà do dịch bệnh hoặc vẫn đang xếp hàng để xét nghiệm.

Người dân ở nhiều cộng đồng khi ra khỏi tòa nhà để tránh động đất thì bị nhân viên phòng chống dịch ngăn lại. (Ảnh cắt từ video)

Người dân bày tỏ xót xa

Sau khi trải qua 6 thiên tai nhân họa lớn, người dân đã bày tỏ tâm tư ​​của mình trên Internet. 

Một cư dân mạng có tên “Wang Luo Guo Zhao Wy Jie” đã viết trên Twitter: “Tê dại, Thành Đô liệu có phải bị nguyền rủa, trước đó thì quá nóng, buộc mọi người phải bật điều hòa, điều hòa bật rồi kết quả Thành Đô cắt điện, buộc mọi người phải dùng nước để hạ nhiệt, ra ngoài chơi nước hạ nhiệt thì lại gặp lũ quét buộc mọi người chỉ có thể nghịch nước trong bể bơi trong nhà, bể bơi lại là nơi tụ tập và bùng phát dịch bệnh, buộc Thành Đô phải chuyển sang trạng thái tĩnh lặng, khi mọi người bị phong tỏa ở nhà thì lại gặp động đất. Chuẩn bị không còn gì cả??? Nhưng thật tiếc khi tôi vẫn còn sống.”

Sau trận động đất, trên mạng Trung Quốc cũng xuất hiện nhiều châm biếm hài hước, dù chỉ là tự giễu nhưng có thể phản ánh tâm tư rằng “người dân Tứ Xuyên quá khó khăn”.

Có người viết: “Mọi người hãy nghiêm chỉnh thực hiện các yêu cầu phòng chống dịch bệnh: một gia đình chỉ được chạy một người, mỗi lần chỉ được chạy hai giờ.”

Cũng có đoạn viết: “Có động đất, đừng chạy, chạy nóng rồi, thân nhiệt cao, thì vào cộng đồng không được nữa!”

Một số cư dân mạng cho biết: “Khi động đất xảy ra, phản ứng đầu tiên của tôi không phải là chạy trốn mà là bảo vệ chiếc điện thoại di động của mình trong tiềm thức. Có lẽ tôi sợ nhà sập và người ta sẽ bị chôn sống, cứu hộ đến, do không thể nào trình ra mã sức khỏe màu xanh và xét nghiệm axit nucleic, thì họ không cứu tôi ra được.”

Người dân ở nhiều cộng đồng khi ra khỏi tòa nhà để tránh động đất thì bị nhân viên phòng chống dịch ngăn lại. (Ảnh cắt từ video)

Có cư dân mạng nói, họ đã chạy xuống cầu thang từ các tầng trên trong trận động đất, và phát hiện ra rằng cửa an ninh đã bị khóa. Một số khác cho biết, sau khi chạy ra ngoài, họ bị nhân viên phòng chống dịch quở mắng và yêu cầu đi vào.

Một số người vùng dậy chống cự, đạp thẳng vào cửa, thậm chí kéo cửa sắt ra. Một đoạn video trực tuyến cho thấy người dân tranh cãi đã giằng co với nhân viên quản lý tại cổng của cộng đồng. Họ yêu cầu ra ngoài để tránh động đất, nhưng đối phương hỏi ngược lại, “Tôi hỏi anh (nhà) có bị đổ chưa không?”

Một số cư dân mạng hỏi rằng trận động đất có cường độ 6,8 độ Richter, người dân bị phong tỏa ở nhà, vẫn chưa biết liệu có dư chấn hay không, lúc này nếu chạy ra ngoài thì có vi phạm pháp luật không? Điều này đã nhận được sự đồng tình của rất nhiều cư dân mạng, có cư dân mạng nói: “Ngay cả mạng cũng sắp không còn thì phòng chống dịch gì nữa”, “Vấn đề này trở thành vấn đề của bản thân vấn đề”. 

Nhiều người đặt câu hỏi, một số khu dân cư dùng xích sắt khóa cửa không cho cư dân ra ngoài trong thời gian có dịch, nay lại gặp khó khăn trong việc chạy thoát ra ngoài tránh động đất, ai phải chịu trách nhiệm?

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…

38 phút ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

6 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

7 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

7 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

8 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

10 giờ ago