Cuối tháng 7, ông Tập Cận Bình dẫn đầu Ban Thường uỷ Bộ Chính trị ĐCSTQ đến dự tang lễ của ông Lý Bằng, Hội nghị Bộ Chính trị cũng đã tổ chức, đàm phán thương mại Mỹ – Trung tại Thượng Hải kết thúc không có kết quả. Hiện tại có lẽ cũng là lúc diễn ra Hội nghị Bắc Đới Hà. Truyền thông bên ngoài Trung Quốc cho rằng, so với chiến tranh thương mại, vấn đề Hồng Kông càng khiến cho ông Tập Cận Bình khó đưa ra quyết định hơn.
Hình ảnh ông Tập Cận Bình tại Trung Nam Hải tháng 3/2013. (Ảnh minh hoạ từ Getty Images)
Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) đăng bài viết hôm 2/8 cho rằng, Hội nghị Bắc Đới Hà năm nay nếu được tổ chức, các sự kiện trọng đại cần thảo luận không nhiều, có thể có 2 đến 3 sự kiện. Giới quan sát dự đoán, nội dung bàn bạc chủ yếu bao gồm kinh tế đi xuống, chiến tranh thương mại và vấn đề Hồng Kông.
Trong quý 2, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ đạt 6,2%, đây là mức thấp nhất trong 27 năm qua, hoạt động của ngành sản xuất thu hẹp liên tục trong 3 tháng. Hội nghị Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tổ chức hôm 30/7 đã tiến hành thảo luận về vấn đề kinh tế, hội nghị họp tháng 7 hàng năm này, thông thường đều là bàn bạc về công tác kinh tế nửa cuối năm, và có lẽ cũng bàn bạc cách ứng phó với cuộc đàm phán thương mại sắp tới. Bộ Chính trị phán đoán “áp lực nền kinh tế đi xuống đang gia tăng”, và không còn lạc quan so với cách miêu tả trước đó rằng “nền kinh tế có tồn tại áp lực đi xuống”.
Mấy ngày gần đây, ông Tập Cận Bình liên tiếp hai ngày chủ trị hội nghị thảo luận về vấn đề kinh tế, nói rằng áp lực nền kinh tế đi xuống đang gia tăng mạnh, nhấn mạnh “6 ổn định”, yêu cầu nhìn nhận một cách chính xác đối với các khó khăn và thách thức. Phân tích cho rằng, điều này cũng lộ rõ tình hình kinh tế Trung Quốc đang vô cùng gay go.
Điều mà không ai ngờ được là, sau khi kết thúc cuộc đàm phán thương mại trong vài tiếng đồng hồ tại Thượng Hải mà không thu được kết quả nào, ngay ngày hôm sau (1/8), Tổng thống Mỹ Trump đã lập tức tuyên bố sẽ áp thuế đối với các mặt hàng còn lại của Trung Quốc nhập vào Mỹ có tổng trị giá 300 tỉ USD, thông tin này đối với chính quyền Trung Quốc mà nói, đúng là ‘hoạ vô đơn chí’.
Đài RFI cho rằng, hành động này khiến cho Bắc Kinh trở tay không kịp, chiến tranh thương mại mà ông Trump phát động đã làm rối loạn bố trí của phía Trung Quốc. Trong Điều lệ đảng có quy định, một năm họp một lần Hội nghị toàn thể, có phân tích chỉ ra Hội nghị Trung ương 4 (Hội nghị toàn thể lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khoá 19) đến nay vẫn chưa thể đưa ra lịch trình nghị sự, là ĐCSTQ muốn đợi cho đàm phán thương mại đạt được kết quả, nhưng hiện nay xem ra không thấy được gì và tình hình lại còn xấu thêm, Hội nghị Trung ương 4 vẫn trì hoãn chưa biết đến khi nào mới tổ chức.
Ngoài chiến tranh thương mại, một vấn đề trọng đại và vô cùng cấp bách nữa là Hồng Kông liên tiếp xảy ra biểu tình phản đối dự luật dẫn độ trong thời gian qua.
Bài viết của RFI chỉ ra, nếu tại hội nghị dành cho các Bí thư tỉnh uỷ hồi tháng 1 năm nay, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh cần đề phòng các rủi lớn, cảnh giác các sự kiện khó đoán trước như “Thiên Nga đen”, “Tê Giác xám”, thì sự kiện phản đối dự luật dẫn độ tại Hồng Kông có thể nói là sự kiện “Thiên Nga đen” bùng nổ trong tháng 6.
Sự kiện bùng nổ tại Hồng Kông này thực chất là phong trào chống lại sự độc tài của ĐCSTQ, tình thế hiện nay có vẻ ngày càng khiến cho ĐCSTQ khó kiểm soát; nhất là sự sau sự kiện tối ngày 21/7 người biểu tình bị côn đồ áo trắng đánh tại nhà nga Yuen Long, tình hình tại Hồng Kông ngày càng xấu đi, người dân nghi ngờ cảnh sát, ngọn lửa tức giận bắt đầu lan sang Văn phòng liên lạc Trung ương tại Hồng Kông.
Yêu cầu rút lại luật dẫn độ ban đầu của người dân Hồng Kông đã mở rộng thành yêu cầu dân chủ, bao gồm cả việc nhắc lại yêu cầu được bỏ phiếu thực sự từ thời điểm xảy ra phong trào biểu tình ô dù năm 2014.
Điều này đã nói rõ, sau khi “một nước hai chế độ” bị xói mòn nhiều năm, lần này, người dân Hồng Kông dường như hạ quyết tâm bảo vệ địa vị tự trị cao độ của hòn đảo này, bao gồm cả độc lập tư pháp và tự do ngôn luận.
Tuy nhiên, Bắc Kinh không muốn đưa ra bất cứ nhượng bộ nào đối với 5 yêu cầu mà người biểu tình nêu ra, Văn phòng Sự vụ Hồng Kông Macau thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc hiện đã tỏ thái độ tiếp tục ủng hộ bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, cáo buộc người biểu tình động chạm đến giới hạn thấp nhất của nguyên tắc “một quốc gia hai chế độ”. Tư lệnh quân đội đồn trú tại Hồng Kông Trần Đạo Tường hôm 31/7 cho biết, tuyệt đối không tha thứ cho sự kiện bạo lực cực đoan tại Hồng Kông, cũng như ám thị về khả năng dùng vũ lực. Hôm 24/7, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, nếu cần thiết quân đội Trung Quốc có thể chiểu theo điều 14 Luật đồn trú để xử lý tình hình Hồng Kông, ám thị có thể can dự quân sự.
Bloomberg News đưa tin, Nhà Trắng đang chú ý sát sao, về việc vì sao khu vực Trung Quốc giáp Hồng Kông lại đột nhiên tập trung nhiều binh lính.
Nhưng ông Tập Cận Bình có thực sự quyết định xuất quân đến Hồng Kông? Phong cảnh Bắc Đới Hà mặc dù rất đẹp, nhưng những lãnh đạo cấp cao không có tâm trí nghỉ mát này, sẽ đưa ra quyết định như thế nào?
Bình luận viên Đường Hạo có đăng một bài viết trên tờ Epoch Times chỉ ra, chính quyền Trung Quốc tăng áp lực quân sự, đưa ra tín hiệu có khả năng dùng đến vũ lực, tuy nhiên đó cũng chỉ là dùng để tạo tâm lý chiến và dư luận, mục đích là để xã hội Hồng Kông lo lắng bất an, đồng thời phân hoá nội bộ quần chúng, nhằm đạt được mục đích “không đánh mà khuất phục”.
Đường Hạo cho rằng ĐCSTQ có lẽ tạm thời sẽ không xuất quân và dùng vũ lực với Hồng Kông, bởi vì một khi dùng vũ lực, sẽ đem đến cho chính ĐCSTQ tổn thất to lớn, tựa như tự sát chính trị và kinh tế.
Tờ báo Handelsblatt tại Đức đăng bài xã luận chỉ ra, nếu Bắc Kinh quyết định dùng đến quân đội, sẽ dẫn đến mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước phương Tây xấu đi trong thời gian dài, hai bên sẽ trừng phạt, trả đũa lẫn nhau, dẫn đến kinh tế toàn cầu chững lại; bên cạnh đó, “mô hình Trung Quốc” mà Bắc Kinh đang cố gắng thúc đẩy cũng sẽ mất đi sức hút với nước ngoài, ngược lại sẽ tạo thành vết nhơ của kẻ độc tài.
RFI cũng cho rằng, sự kiện Hồng Kông có quan hệ rất lớn, nếu ĐCSTQ xử lý không thoả đáng sẽ nguy hại đến chính quyền. “Hồng Kông là trung tâm tài chính Thế giới, xuất quân nhắm vào Hồng Kông sẽ tạo thành tổn hại nặng nề đến lợi ích của Trung Quốc, nếu xảy ra sụp đổ thị trường chứng khoán Hồng Kông, sẽ kéo theo một đại thảm hoạ tài chính ảnh hưởng đến thị trường bất động sản thị trường trái phiếu của Trung Quốc, cuối cùng sẽ nguy hại đến toàn bộ chính quyền ĐCSTQ. Trừ phi chính quyền Trung Quốc hoàn toàn mất lý trí, thì mới xuất quân.”
Thực ra không phải nguyên nhân cá nhân ông Tập Cận Bình, tất cả những hành động của ĐCSTQ trong quá khứ đều khiến cho người ta lo lắng, Bắc Kinh cơ bản không có giới hạn thấp nhất ngoài sự sợ hãi chính quyền bất ổn định. Ở mức độ nhất định, sự sợ hãi này sẽ làm cho người lãnh đạo mất lý tính.
Trí Đạt
Xem thêm:
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…