Biểu tình ở Hồng Kông ngày 11/8: Cảnh sát dùng vũ lực trấn áp người biểu tình

Cuối tuần qua, phong trào phản đối dự luật dẫn độ tại Hồng Kông nở rộ ở nhiều nơi. Ngày hôm qua (11/8), các cuộc diễu hành ở Quận Đông và Sham Shui Po không được cảnh sát cho phép, nhưng vẫn có hàng chục ngàn người vẫn xuống đường, nhắc lại 5 yêu cầu lớn, cáo buộc cảnh sát và xã hội đen chèn ép người khiến người Hồng Kông không thể lui được nữa. 

Tối ngày 11/8, Cảnh sát tại Wan Chai ném lựu đạn hơi cay vào người biểu tình. (Ảnh Epoch Times)

Người biểu tình sau đó đã phân ra chặn nhiều ngả đường, cảnh sát tiếp tục dùng vũ lực tại Cheung Sha Wan, Wan Chai, Tsim Sha Tsui, thậm chí còn ném lựu đạn hơi cay bên trong khu vực nhà ga đường sắt Kwai Fong, có cô gái bị trúng đạn ở mắt, được biết mắt phải có thể bị mù vĩnh viễn; cảnh sát đặc nhiệm xông vào nhà ga đường sắt Tai Koo bắt người, xô ngã cụ bà tóc trắng; tại Vịnh Causeway còn có cảnh sát mặc thường phục, đeo mặt nạ phòng độc trà trộn vào người biểu tình để bắt người. Tại North Point có nhiều người nghi là Bang Phúc Kiến nhiều lần tấn công phóng viên và người dân mặc áo đen. 

Làn sóng phản đối luật dẫn độ trong tuần qua vẫn liên tiếp bùng nổ tại Hồng Kông, từ cuộc tập trung tại sân bay, nhóm người tóc bạc gửi thư, diễu hành bảo vệ tương lai của con mình. Cảnh sát từ chối cho phép người dân diễu hành tại 4 khu vực Đại Phố (Tai Po), Hoàng Đại Tiên (Wong Dai Sin), Quận Đông và Sham Shui Po, nhưng rất nhiều người dẫn vẫn xuống đường đưa ra 5 yêu cầu lớn đối với chính phủ Hồng Kông. 

Sau khi tập trung tại Công viên Victoria, người biểu tình nhanh chóng di chuyển đến nhiều nơi

Tiếp tục cuộc diễu hành biểu tình hôm thứ Bảy (10/8), cuộc đại diễu hành dự định tổ chức tại Quận Đông vào ngày Chủ Nhật, nhưng bị cảnh sát phản đối nên phải chuyển về tập trung tại Công viên Victoria ở vịnh Causeway, thời điểm đông nhất, người tham gia đứng chật cả 3 sân bóng.

Người nộp đơn xin phép buổi tập trung này là Tạ Lễ Nam, anh cho biết, cảnh sát trì hoãn trình tự thủ tục xin phép làm ảnh hưởng đến số người có mặt, nhưng vẫn mọi người vẫn muốn kiên trì đưa ra 5 yêu cầu lớn, thu hồi lại dự luật và truy cứu cảnh sát đàn áp người biểu tình. 

Người nộp đơn xin phép buổi tập trung chiều ngày 11/8 tại Công viên Victoria Tạ Lễ Nam. (Ảnh: Epoch Times)

Về việc điểm cuối cuộc diễu hành là khu vực North Point có tin đồn người của bang Phúc Kiến đánh người, anh Tạ Lễ Nam cho biết, chính vì thế lực xã hội đen hoành hành, nên người Hồng Kông càng cần phải đứng ra, nói cho toàn thế giới biết sự thật rằng chính quyền, cảnh sát, xã hội đen cấu kết với nhau, “Người Hồng Kông dù thế nào, cũng sẽ không khuất phục trước thế lực tà ác này.”

Cựu Chủ tịch Công đoàn Luật sư Hồng Kông Từ Nhược Vi phát biểu tại buổi tập trung tại Công viên Victoria, nhấn mạnh người Hồng Kông không có thời gian ủ rũ chán nản, cũng không phải lo lắng sợ hãi, bởi vì “chúng ta không làm sai, không cần phải cúi đầu khóc ở đây … chúng ta ngẩng cao đầu nói với toàn thế giới rằng, người Hồng Kông chúng ta đang cứu Hồng Kông.”

Bà phản bác cách nói của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga về người biểu tình Hồng Kông là “không có vị trí trong xã hội” (no stake), và nhấn mạnh “mỗi người chúng ta đều có phần ở Hồng Kông, do đó chúng ta sẽ nỗ lực và kiêu hãnh tiếp tục kiên trì”. 

Công chức nghỉ hưu: Tà không thể thắng chính

Tham gia buổi mít tinh này, hai vợ chồng công chức họ Niên cho biết, hầu như đều tham gia vào các cuộc diễu hành phản đối dự luật dẫn độ, “Vì để tốt cho Hồng Kông, vì tốt cho thế hệ sau … bởi vì chính phủ không nghe chúng ta, cũng không nghe những thanh niên nói, chúng tôi rất đau lòng, do đó chúng tôi nhất định phải đến tham gia.” Đối với sự đe doạ của thế lực ngầm, bà Niên cười nói: “Chúng ta có chính khí như thế này, tà không thể thắng chính. Tôi không lo lắng.”

Còn về việc người biểu tình bị bôi nhọ thành bạo đồ, bà Niên cho rằng chính quyền Đại lục bóp méo sự thật khi đưa tin, “Họ muốn nói thế nào thì nói thế. Tôi cho rằng chân lý không thể nào thay đổi được, họ đều hiểu sự thật, chỉ có dùng sự chân thành của chúng ta để làm họ cảm động.”

Cảnh sát không tuân thủ luật pháp, trở thành mối đe doạ lớn nhất đối với phóng viên

Chủ tịch Hiệp hội phóng viên Hồng Kông Dương Kiến Hưng cho biết, cảnh sát dùng vũ lực hoặc ngăn cản phóng viên phỏng vấn đưa tin, trong đó có việc dùng lựu đạn hơi cay ngày càng nghiêm trọng, thậm chí là không phân biệt người biểu tình và phóng viên. “Có rất nhiều phóng viên đã bị tổn hại đến cơ thể, gồm cả hệ hô hấp hoặc bị thương ngoài da.”

Ông chỉ trích cảnh sát không chấp hành theo quy định của pháp luật, “Điều chúng tôi lo lắng nhất chính là chính phủ không tuân thủ pháp luật, cảnh sát dùng vũ lực không tuân thủ theo pháp luật … họ giống như không mong chúng ta có quyền lực giám sát họ, đây là đe doạ lớn nhất đến phóng viên.”

“Chưa ngửi thấy hơi cay, không được tính là người Hồng Kông”

A Tinh, một thanh niên 21 tuổi đang học tập ở nước ngoài, kỳ nghỉ hè cậu trở về Hồng Kông thì phát hiện có sự thay đổi. Các kỳ nghỉ hè trước đây đều là đi dạo phố, xem phim và ăn uống, giờ biến thành cuối tuần nào cũng xuống đường biểu tình. Cậu nói: “Cảm thấy rất đau lòng. Bởi vì trước đây chưa từng nghe thấy có người chửi người khác là ‘gián’ hoặc ‘chó’, nhưng đáng sợ là, cảnh sát hiện nay cũng chửi người dân như vậy, ở mức độ nhất định, thì đó là chính phủ đồng ý với quan điểm như vậy.”

Kỳ nghỉ hè này, thứ mà cậu nếm nhiều nhất chính là hơi cay, “Như mọi người nói: Chưa ngửi qua mùi hơi cay, thì không thể nói là người Hồng Kông.” Dù hiện nay không xuống đường diễu hành biểu tình, cũng sẽ hít phải hơi cay, hoặc bị đánh nhầm, nhưng cậu nhấn mạnh sẽ không sợ hãi bị cảnh sát đàn áp hoặc bị khủng bố trắng như sự kiện ngày bạo lực ở Yuen Long. 

Người tham gia mít tinh nhanh chóng di chuyển đến các nơi

Khoảng 4 giờ chiều, người tập trung tại Công viên Victoria lần lượt rời đi, một số đến chiếm lĩnh điểm dừng thu phí ở cửa ngõ ra vào đường hầm Cross-Harbor, nhưng không chặn hoàn toàn đường đi lại.

Một bộ phận lớn di chuyển đến Vịnh Causeway, chiếm đường đi và đặt các rào cản, chặn đường giao thông. 

Một số người biểu tình đến Quảng trường Kim Tử Kinh ở Wan Chai, dùng sơn đen viết chữ lên mặt đất dưới chân tượng điêu khắc các dòng chữ “Cảnh sát và xã hội đen hợp tác với nhau”, “Trời diệt Trung Cộng”, trên nhiều tượng còn dán cả áp phích phản đối. 

Người biểu tình dùng sơn đen viết chữ ‘Trời diệt Trung Cộng’. (Ảnh: Epoch Times)

Cảnh sát mặc thường phục đeo mặt nạ phòng độc bắt người biểu tình

Đến khoảng 5 giờ, hàng trăm người đổ dồn về Wan Chai, dùng rào chắn và các vật dụng khác nhau để phong toả đường Lockhart gần trụ sở cảnh sát Wan Chai. Khoảng 6h45 tối, cảnh sát bắt đầu ném lựu đạn hơi cay tại đường Lockhart và đường Hennessy, cũng có người biểu tình ném các vật dụng cháy lại cảnh sát, người biểu tình phân tán theo hướng Vịnh Causeway.

Cảnh sát nổ ngăn chặn người biểu tình. (Ảnh: Epoch Times)

Đến tối, cảnh sát tiếp tục xua đuổi người biểu tình ở Wan Chai và Vịnh Causeway. Đến 10 giờ tối, một nhóm cảnh sát mặc thường phục đeo mặt nạ chống độc đột nhiên bắt giữ người biểu tình ở bên ngoài Trung tâm thương mại Hysan (Hysan Place), nhiều người bị chế ngự. 

Có nhân chứng cho biết những cảnh sát này trà trộn vào nhóm người biểu tình, kích động đánh nhau, trên người nghi có đeo dùi cui huỳnh quang màu xanh làm ký hiệu, nhiều người chỉ trích cách làm này của cảnh sát là vô sỉ. 

Cảnh sát mặc thường phục trà trộn vào nhóm người biểu tình, kích động đánh nhau, trên người nghi có đeo dùi cui huỳnh quang màu xanh làm ký hiệu, nhiều người chỉ trích cách làm này của cảnh sát là vô sỉ. (Ảnh: Now News)
Cảnh sát mặc thường phục trà trộn vào nhóm người biểu tình, kích động đánh nhau, trên người nghi có đeo dùi cui huỳnh quang màu xanh làm ký hiệu, nhiều người chỉ trích cách làm này của cảnh sát là vô sỉ. (Ảnh: HKFP)

Cảnh sát đặc nhiệm xông vào nhà ga tàu Tai Koo bắt người

Tại nhà ga Tai Koo ở Vịnh Quarry xảy ra đối đầu giữa cảnh sát và người dân, khoảng 10 giờ tối, cảnh sát đặc nhiệm đột nhiên xông vào nhà ga Tai Koo chế phục người biểu tình. Nhiều người tham gia biểu tình phản đối luật dẫn độ và các cụ bà tóc bạc cầm cờ nước Anh cũng bị cảnh sát xô ngã xuống đất, bà hô lớn đầy “cảnh sát thật đáng xấu hổ”, sau đó có nhân viên cứu hộ đưa bà cụ đến bệnh viện điều trị. 

Cảnh sát bắt người ở ga tàu Tai Koo. (Ảnh: Epoch Times)

Cảnh sát dùng bạo lực ở nhiều khu vực thuộc bán đảo Cửu Long (Kowloon)

Tại Cửu Long, mặc dù cảnh sát đã công bố “Thông báo phản đối” diễu hành tại Shen Shui Po, nhưng khoảng gần 2:30 chiều, nhiều người dân vẫn tiếp tục đến điểm bắt đầu diễu hành tại khu vui chơi ở đường Maple.

Khoảng 3:15 chiều, người dân bắt đầu đi dọc theo đường Cheung Sha Wan đến trụ sở chính quyền Cheung Sha Wan, dọc đường đi, mọi người cùng hô các khẩu hiệu như “5 yêu cầu lớn không thể thiếu một”, và “Khôi phục Hồng Kông, Cách mạng thời đại”, v.v. 

Một số người biểu tình đến phố Yen Chow, bắt đầu dỡ lan can đường và chặn đường, lập phòng tuyến trước đồn cảnh sát Sham Shui Po. Bên trong cảnh sát có xe bọc thép, cảnh sát đưa ra cảnh báo sẽ ném lựu đạn hơi cay và nổ súng đạn cao su, nhiều người dân bắt đầu tập trung náo nhiệt trên vỉa hè và cầu vượt. 

Khoảng 5 giờ chiều, cảnh sát bắt đầu xịt hơi cay vào người biểu tình. Có cảnh sát ném cả lựu đạn lên cầu vượt khiến phóng viên bị thương. Sau đó cảnh sát nhanh chóng tiến về phía người biểu tình, nhiều người biểu tình bị chế phục dưới đất. 

Người biểu tình bị cảnh sát dùng bạo lực chế phục. (Ảnh: CNA)
Người biểu tình bị cảnh sát dùng bạo lực chế phục. (Ảnh: CNA)

Tại Tiêm Sa Chuỷ (Tsim Sha Tsui), một cô gái bị trúng đạn ở mắt

Một nhóm người biểu tình đã tập trung và dựng các rào chắn bên ngoài đồn cảnh sát Cheung Sha Wan ở Lai Chi Kok, và chặn các ngả đường tại Cheung Sha Wan. Họ cũng bị cảnh sát xua đuổi bằng hơi cay. Sau đó, phần lớn người biểu tình đã ngồi tàu cao tốc rời đi. 

Khoảng 6 giờ tối, người biểu tình ở Cheung Sha Wan đã chuyển đến Jordan, chặn đường Nathan và ngã ba đường Austin, khi người biểu tình muốn dùng các rào chắn để chặn cửa chính của đồn cảnh sát Tiêm Sa Chuỷ, thì bị cảnh sát xịt hơi cay, sau đó tiếp tục ném lựu đạn hơi cay ở khu vực Park Lane, cảnh sát đặc nhiệm nhanh chóng đuổi bắt người biểu tình, hơn 10 người bị bắt giữ. 

Có người biểu tình nữ bị trúng đạn ở mắt, đã được nhân viên cứu hộ đưa đến bệnh viện. Thông tin cho biết, nhãn cầu mắt phải của cô bị rách, có thể bị mù, đã được đưa đến bệnh viện Queen Elizabeth điều trị. 

Có người biểu tình nữ bị trúng đạn ở mắt. (Ảnh từ Getty Images) 

Người biểu tình bị trúng đạn ở mắt. (Ảnh từ Facebook)

Một nhóm người biểu tình quay sang đồn cảnh sát Kwai Chung để phản đối, họ cố gắng dựng rào chắn, một nhóm cảnh sát chống bạo động xông ra và xịt hơi cay. Một nhóm cảnh sát khác cũng xịt hơi cay trong nhà ga tàu cao tốc. Nhiều người dân không chịu được khói hơi cay, tức giận nói cách làm của cảnh sát không coi thường và không quan tâm đến an toàn của người dân.

Bang Phúc Kiến tấn công phóng viên và người mặc áo đen

Ở khu vực đảo Hồng Kông, nơi diễn ra hoạt động diễu hành tại Quận Đông, rộ tin đồn có người của Bang Phúc Kiến tấn công người biểu tình, trước đó hội Phúc Kiến cũng đã tổ chức đại hội thệ sư “Ngăn chặn bạo loạn, chống lại những kẻ đòi độc lập bảo vệ nước nhà”, tuyên bố “nếu ngươi phạm phải ta, ta ắt tự bảo vệ mình”, khiến cho cả khu vực bao trùm không khí khủng bố. 

Mặc dù ngày hôm qua người biểu tình không diễu hành đến North Point, nhưng buổi chiều vẫn có không ít người đàn ông đóng giả làm người bản địa đi lại trên phố; dọc đường King’s Road đến Metro City liên tiếp xảy ra nhiều vụ đánh người. (Ảnh: Epoch Times)
Nhiều người đàn ông bặm trợn đi loanh quanh khu vực North Point ngày hôm qua. (Ảnh: Epoch Times)

Mặc dù ngày hôm qua người biểu tình không diễu hành đến North Point, nhưng buổi chiều vẫn có không ít người đàn ông đóng giả làm người bản địa đi lại trên phố; dọc đường King’s Road đến Metro City liên tiếp xảy ra nhiều vụ đánh người. 

Khoảng 3 giờ, một trợ lý của nhiếp ảnh gia thuộc Đài truyền hình Hồng Kông đang ở bên ngoài khách sạn chụp ảnh vào bên trong thì bị bị một người đàn ông mặc áo đỏ có dòng chữ “người Phúc Kiến”  đánh. 

Khoảng 4 giờ chiều, tại Fulum Palace có vài người mặc áo đỏ đuổi đánh một người đàn ông, người đàn ông này chạy ra khỏi khu này, sau đó cảnh sát bắt một người trong số những người đuổi đánh. 

Chập tối, có một nhóm người tập trung bên ngoài khu mua sắm Metropole, trong thời gian này thỉnh thoảng lại họ lại chửi mắng phóng viên và yêu cầu không chụp ảnh. Khoảng 6 giờ tối, có người mặc áo xanh nghi là động thủ đánh phóng viên, cảnh sát đến nơi và đưa người này đi, khiến cho phóng viên tại hiện trường hò hét, nghi cảnh sát muốn thả kẻ đánh người đi. 

Đến 8 giờ tối, tiếp tục có thanh niên mặc áo đen nghi bị vây đánh; phóng viên của The Stand News chụp ảnh cũng bị giật mất giá đỡ, có người người dùng giá đỡ này vụt vào tay của phóng viên Đài truyền hình Hồng Kông

Gần đó có nhiều cảnh nhưng không lập tức ngăn cản, sự việc xảy ra xong cũng không có ai bị bắt giữ. Đài truyền hình Hồng Kông biểu thị tức giận về việc có 2 phóng viên bị tấn công trong ngày, và lên án tất cả các hành vi bạo lực.

Trí Đạt (Theo Epoch Times)

Xem thêm:

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…

27 phút ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

6 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

7 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

7 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

8 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

10 giờ ago