Trung Quốc

Blog: Những bất thường trong bài phát biểu mừng ‘Quốc khánh’ của ông Tập Cận Bình

Tối 30/9 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tổ chức tiệc mừng kỷ niệm 75 năm xây dựng chính quyền (1/10/1949), lãnh đạo Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại buổi tiệc. So sánh đối chiếu các bài phát biểu trước đó của ông Tập tại các buổi tiệc này vào năm 2023 và 2019, không khó để tìm ra 4 điểm bất thường trong bài phát biểu năm nay (không tính phát biểu tại buổi tiệc này từ 2020 – 2022, vì người phát biểu là cố Thủ tướng Lý Khắc Cường).

Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc tại Hội nghị APEC ở Thái Lan hôm 19/11/2022. (Ảnh: Lauren DeCicca/ Getty Images)

1. Đề cập đến những nhà lãnh đạo thuộc thế hệ cũ đã có cái gọi là “cống hiến lỗi  lạc” trong xây dựng và phát triển ĐCSTQ

Bên cạnh đó, vấn đề nữa cho thấy khác thường là danh sách các cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đã nghỉ hưu đến dự tiệc: Lý Thụy Hoàn, Ôn Gia Bảo, Giả Khánh Lâm, Trương Đức Giang, Du Chính Thanh, Lật Chiến Thư, Uông Dương, Lý Lam Thanh, Tăng Khánh Hồng, Ngô Quan Chính, Lý Trường Xuân, Hạ Quốc Cường, Lưu Vân Sơn, Vương Kỳ Sơn, Trương Cao Lệ.

Cần biết, ngoại trừ hoạt động đưa tin buổi tiệc mừng năm 2019 nhắc đến nhiều Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị mãn nhiệm và nhiều quan chức cấp cao tại nhiệm và sắp mãn nhiệm được, những năm khác không nhắc đến họ, có chăng chỉ qua loa gọi là “những đồng chí lãnh đạo đã nghỉ hưu”. Nếu trong đợt dịch bệnh COVID-19 kéo dài 3 năm họ sợ xuất hiện nơi công cộng thì có thể hiểu, nhưng còn năm 2023 dịch bệnh ít nhất không còn đáng ngại mà họ vẫn vắng mặt thì không biết giải thích như thế nào, việc họ xuất hiện trong năm nay nhằm báo tín hiệu gì? Chẳng lẽ “các đồng chí cũ” lại bắt đầu can thiệp chính trị?

Ngoài ra, từ đoạn video được CCTV chiếu cho thấy các cựu lãnh đạo Ôn Gia Bảo và Lý Thụy Hoàn lần lượt ngồi bên tay trái và tay phải của ông Tập Cận Bình, là điều cực kỳ hiếm thấy trong 6 năm qua và cũng khác với cách sắp xếp chỗ ngồi vào năm 2019.

2. Nhấn mạnh “lãnh đạo tập trung, thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng”

Những tuyên bố tương tự cũng được ông Tập Cận Bình nêu  tại “Hội nghị chuyên đề về thúc đẩy toàn diện bảo vệ sinh thái và phát triển chất lượng cao ở lưu vực sông Hoàng Hà” – tổ chức tại Lan Châu vào ngày 12/9. Đầu tiên, ông Tập nhấn mạnh “phải tận tâm quán triệt tinh thần của Đại hội 20 và Phiên họp toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 20”; cuối cùng ông nói rằng “Dưới lãnh đạo thống nhất của Trung ương Đảng, Ban Lãnh đạo Trung ương về Điều phối Phát triển Khu vực phải tăng cường phối hợp, giám sát và chỉ đạo tổng thể… Các khu vực và các bộ phận cần thực hiện một cách nghiêm túc và triệt để các chỉ đạo về công việc kinh tế và các biện pháp quan trọng khác từ Trung ương Đảng”.

Ngoài ra, trước đó hôm 29/8 tại cuộc họp lần 6 của Ủy ban Trung ương Về cải cách sâu rộng toàn diện do ông Tập Cận Bình chủ trì cũng đề cập, “Phải tuân thủ lãnh đạo tập trung thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về cải cách, thực hiện nghiêm túc cơ chế báo cáo”. Hay ngày 31/7 tại buổi nghiên cứu tập thể lần thứ 16 của Bộ Chính trị do Tập Cận Bình chủ trì, ông đã nhấn mạnh “cần tăng cường cơ chế tập trung và sự lãnh đạo thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng với sự tham gia của nhiều cơ quan quân sự, dân sự và nhiều cấp đối với phòng thủ biên giới, trên biển và trên không”.

Có thể thấy, những thể hiện của ông Tập về “lãnh đạo tập trung và thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng” đã tăng lên đáng kể sau Phiên họp toàn thể lần 3 ĐCSTQ khóa 20, điều này rõ ràng là thay đổi khác thường.

3. Vấn đề thể hiện quyền tự trị của Hồng Kông và Ma Cao

Tuyên bố năm nay của ông Tập Cận Bình là “sẽ thực hiện toàn diện và kiên định nguyên tắc ‘một nước, hai chế độ’, ‘người Hồng Kông quản lý Hồng Kông’, ‘người Macao quản lý Macao’, phương châm là mức độ tự trị cao”; nhớ lại trước đó năm 2019, ông Tập nhấn mạnh “tuân thủ nghiêm Hiến pháp và Luật cơ bản”, còn trong bài phát biểu năm 2023 là “thực hiện nguyên tắc ‘những người yêu nước cai trị Hồng Kông’ và ‘những người yêu nước cai trị Macao’”.

Khi ĐCSTQ gây thảm họa cho Hồng Kông đến mức người dân Hồng Kông phải chạy trốn, vốn nước ngoài rút lui và khiến kinh tế hòn ngọc châu Á một thời trở nên mờ mịt, giờ đây ĐCSTQ thay đổi luận điệu “người Hồng Kông quản lý Hồng Kông”“người Macao quản lý Macao” mà không còn là nhấn mạnh “người yêu nước” như trước. Liệu đó là chiêu trò lùa gà đối với nhà đầu tư nước ngoài hay hệ quả của dàn xếp trong các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ?

4. Không nhắc tới sáng kiến “Vành đai và Con đường”

Trong bài phát biểu vào năm 2023, ông Tập nhấn mạnh “tập trung vào việc thúc đẩy mở cửa cao độ với thế giới bên ngoài, tiếp tục cải cách sâu rộng một cách toàn diện… và thúc đẩy phát triển chất lượng cao trong việc xây dựng Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường”. Nhưng trong bài phát biểu năm nay không còn nhắc đến sáng kiến này.

Sáng kiến “Vành đai và Con đường” được ông Tập Cận Bình phát động vào năm 2013 và ĐCSTQ cũng đã vung rất nhiều tiền cho chương trình này. Nhưng đến nay sau 10 năm, sáng kiến ​​này đã bị chỉ trích trong và ngoài nước do tham nhũng, nợ nần, cho vay nặng lãi và bóc lột lao động. Đặc biệt là khi nền kinh tế Trung Quốc đang suy thoái và ngày càng nhiều người dân Trung Quốc gặp khó khăn, họ rất tức giận với nhà cầm quyền vì đã vung tiền bên ngoài trong khi làm chính người dân Trung Quốc trong nước khốn khó.

Bài phát biểu năm nay, ông Tập không đề cập đến sáng kiến này mà chỉ nói rằng sẽ “tăng cường cải cách toàn diện sâu sắc hơn và mở cửa rộng mở hơn”, có phải do sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ, hay họ cố ý né để tránh gây tức giận trong dư luận?

Những bất thường nêu trên bộc lộ trong bài phát biểu của lãnh đạo ĐCSTQ năm nay, bên cạnh những bất thường 2 tháng qua đã xảy ra trong Đảng, Chính phủ và quân đội ĐCSTQ, cho thấy có điều gì đó thực sự đang xảy ra trong bộ máy chính trị cấp cao ĐCSTQ.

Chu Hiểu Huy
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, được đăng trên Epoch Times.)

Chu Hiểu Huy

Published by
Chu Hiểu Huy

Recent Posts

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ di sản văn hóa các dân tộc thiểu số

Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…

6 giờ ago

Kinh tế tuần 18-22.11: Vàng tăng phi mã, tỷ giá kịch trần

Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…

7 giờ ago

Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga

Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…

8 giờ ago

Luật sư nhân quyền TQ kể chuyện bị tra tấn bức hại vì ủng hộ Pháp Luân Công

Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…

8 giờ ago

Cựu tổng thống Nga Medvedev chỉ ra cách chấm dứt xung đột ở Ukraine

Ông Medvedev tuyên bố cuộc xung đột giữa Moskva và Kiev có thể nhanh chóng…

8 giờ ago

Cố gắng thay đổi điều bất khả…

Mình bỗng nhận ra rằng không cần phải làm thuyết khách thuyết phục bất cứ…

9 giờ ago