Đặc khu trưởng Hồng Kông Carrie Lam Cheng Yuet-ngor đã tự mô tả mình là “một nhà quản trị, không hiểu rõ về chính trị” trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình. Bà Lam cũng nói rằng bà đã không thể dự đoán được tình trạng hỗn loạn nổ ra vào năm ngoái từ dự luật dẫn độ bị huỷ bỏ của mình.
Trong cuộc trò chuyện với Đài truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng, một kênh có trụ sở tại Hồng Kông phục vụ khán giả Trung Quốc Đại lục, Đặc khu trưởng Carrie Lam cho biết nhiệm vụ của bà là duy trì nguyên tắc “một quốc gia, hai hệ thống” của Hồng Kông, và bà đã không thể dự đoán được tình trạng hỗn loạn nổ ra vào năm ngoái từ dự luật dẫn độ bị huỷ bỏ của mình.
Dự luật dẫn độ được châm ngòi bởi trường hợp một người Hồng Kông bị truy nã ở Đài Loan vì tình nghi giết bạn gái ở Đài Bắc vào tháng 2/2018. Do không có thỏa thuận dẫn độ giữa hai nơi nên Hồng Kông không thể đưa nghi can trở lại Đài Loan.
Vụ việc được coi là lý do chính thúc đẩy dự luật cho phép đưa nghi phạm đến các khu vực pháp lý mà Hồng Kông thiếu thỏa thuận dẫn độ, bao gồm cả Trung Quốc Đại lục.
Trước sự phản đối dữ dội, dự luật đã bị huỷ bỏ vào tháng 9 năm ngoái, nhưng các cuộc biểu tình chống lại dự luật đã tiến triển nhiều tháng, gây ra các cuộc đụng độ bạo lực giữa những người ủng hộ phong trào dân chủ và cảnh sát.
“Tôi thực sự không mong đợi điều đó, bởi vì tôi không tự nhận mình là một người hiểu rõ về chính trị, tôi là một nhà quản trị,” bà Lam nói khi được hỏi liệu bà có bao giờ nghĩ rằng nền chính trị Hồng Kông trở nên phức tạp như vậy trong vai trò của bà là người đứng đầu đặc khu không.
“Nhưng hiện tại, Hồng Kông cần có nền quản trị tốt, không thể tách rời khỏi chính trị”.
Bà tiếp tục nói với người phỏng vấn Sally Wu Xiaoli của Đài truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng rằng bà có sự ủng hộ hoàn toàn của gia đình.
“Họ không quan tâm đến tình hình chính trị địa phương, và họ tin tưởng tôi 100%,” bà nói. “Họ biết rằng những gì tôi đang làm là đúng, đó là lý do tại sao họ ủng hộ tôi.”
“Con trai tôi đã từng nói với tôi rằng ‘Mẹ ơi, lẽ ra con không nên để mẹ tham gia bầu cử, để mẹ không phải chịu tất cả nỗi đau này,’” bà Carrie Lam bộc bạch trên truyền hình.
Kể từ khi Bắc Kinh áp đặt Luật An ninh quốc gia lên Hồng Kông vào ngày 30/6, áp lực quốc tế tiếp tục dồn lên bà Lam. Nhưng trong khi những người chỉ trích nói rằng luật này có thể được sử dụng để trấn áp bất đồng chính kiến và phá hoại các quyền tự do trong thành phố, thì bà vẫn khẳng định luật mới đã khôi phục lại sự bình ổn của Hồng Kông.
Bà nói: “Nó đã mang trở lại Hồng Kông mà chúng tôi đã từng quen thuộc.”
Bên cạnh những căng thẳng chính trị, danh hiệu “Viện sĩ danh dự” của bà Lam từ trường Cao đẳng Wolfson thuộc Đại học Cambridge cũng đang bị xem xét và huỷ bỏ vì những cáo buộc về vai trò của bà trong Luật An ninh quốc gia.
Bà Lam cho biết bà đã cắt đứt quan hệ với tổ chức này, và nói rằng họ đã đưa ra những “cáo buộc vô căn cứ.”
Bà Lam nằm trong số 11 quan chức Hồng Kông và Đại lục chịu lệnh chế tài từ Mỹ phá hoại tự trị mức độ cao của Hồng Kông, theo đó tài sản tại Mỹ của những người này sẽ bị đóng băng. Bà Lam sau đó cũng bày tỏ sự bất tiện khi thẻ tín dụng bị khoá.
Xuân Lan (theo SCMP)
Xem thêm:
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…