Nếu nói từ khóa của Trung Quốc năm 2024 là “nguy cơ tứ bề, khó khăn trùng trùng”, “khủng hoảng bùng phát trên nhiều lĩnh vực”, vậy thì năm 2025 là gì? Theo nhà nghiên cứu Tống Quốc Thành (Song Guo-cheng), thuộc Trung tâm nghiên cứu quan hệ quốc tế của Đại học Chính trị Quốc gia Đài Loan, có thể dùng một chữ để cảnh báo số phận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) năm nay là: SUY (suy tàn).
Liên quan tình hình ĐCSTQ vào năm 2025, trong chương trình bình luận chính trị “Tam Quốc diễn nghĩa” trên đài truyền hình CTS Đài Loan hôm 28/12/2024, học giả chính trị Tống Quốc Thành của Đài Loan đã tổng kết 10 tín hiệu suy thoái chính mà ĐCSTQ có thể phải đối mặt vào năm nay. Tóm lược như sau:
Những hình ảnh xuất hiện trước công chúng gần đây của lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình cho thấy phong thái và thần sắc thể hiện rất xấu (đi loạng choạng, phản ứng chậm…). Có thể thấy sức khỏe của ông Tập rất có vấn đề và tâm trạng như đầy lo lắng, điều này cũng ảnh hưởng đến những người bên cạnh, khiến tất cả đều như đang “đồng hành với hổ”.
Vấn đề sức khỏe của ông Tập Cận Bình thực ra tương ứng với khủng hoảng của ĐCSTQ. Gần đây, các tờ báo quân sự của ĐCSTQ đã đăng nhiều bài về “lãnh đạo tập thể” để thách thức cơ chế trách nhiệm tập trung tại Quân ủy Trung ương của ông Tập. Hiện tượng này được ông Tống Quốc Thành nhận định là “xu thế chống Tập” trong ĐCSTQ, cho thấy quyền lực của ông Tập đang bị thách thức.
Kế hoạch thế kỷ “Vành đai và Con đường” của ông Tập Cận Bình liên tục xuất hiện các công trình dang dở, thậm chí đã xảy ra những sự kiện tẩy chay Trung Quốc ở một số nước, khả năng hoàn trả nợ suy giảm, vốn đầu tư liên tục thu hẹp, cái gọi là “cộng đồng vận mệnh” đã trở thành “cộng đồng thảm họa”.
Thứ nữa, hầu hết các đối tác chiến lược thân cận với Trung Quốc đều rất xui xẻo, bao gồm thất bại thảm hại của Hamas, cầu hòa của Hezbollah, bản thân nhà cầm quyền Iran cũng hấp hối, đặc biệt là sau khi Al-Assad ở Syria sụp đổ, những thế lực đen tối mà độc tài ĐCSTQ và Al-Assad liên minh đều bị lật đổ. Tất cả những điều này cho thấy toàn bộ chính sách đối ngoại của ông Tập về cơ bản đã phá sản, thậm chí có người hỏi: Có phải tình cảnh Al-Assad hiện nay là tương lai của Tập Cận Bình không?
Ông Tống Quốc Thành cũng chỉ ra liên minh quốc tế chống ĐCSTQ về cơ bản đã hình thành: Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu chống chính sách nhà nước trợ cấp doanh nghiệp của Trung Quốc, thanh kiếm thuế quan của ông Trump đã sẵn sàng…. Do đó có thể nói chiến lược ngoại giao sói chiến gây thù địch khắp nơi của ông Tập đang bị quả báo.
Hiện nay kinh tế Trung Quốc suy thoái đang hướng tới xu thế “đóng băng”, về cơ bản tiêu dùng của xã hội Trung Quốc không khác gì đóng băng.
Nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với thách thức mang tính cơ cấu mới mà ông Tống Quốc Thành gọi là “bẫy thu nhập thấp”. Hiện tượng này khác với truyền thống gọi là bẫy thu nhập trung bình, có nghĩa là khi một nền kinh tế yếu kém nỗ lực phát triển được đến mức thu nhập trung bình thì rất khó để vào hàng ngũ nước thu nhập cao.
Tình hình hiện tại của Trung Quốc không chỉ bị đình trệ trong giai đoạn thu nhập trung bình, thậm chí còn cho thấy xu hướng đảo ngược vì thực tế mức thu nhập và chi tiêu quốc dân giảm mạnh, động lực tăng trưởng kinh tế suy yếu đáng kể.
Theo thống kê năm 2024 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, trên thế giới có 41 nước được xếp vào nước có nền kinh tế phát triển, theo đó không có Trung Quốc. Dữ liệu của IMF cho thấy tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ bằng 17% của Mỹ, 25% của Đức và 34% của Nhật Bản. Kinh tế Trung Quốc chỉ đạt tương đương 27% mức trung bình của 41 nền kinh tế phát triển này.
Ngoài ra, theo Chỉ số Phát triển Con người (HDI) do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố, Trung Quốc xếp thứ 75 trên thế giới với số điểm 0,788, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của các nước phát triển. Điều này cho thấy khoảng cách giữa Trung Quốc và các nước phát triển đang ngày càng gia tăng trong các lĩnh vực phát triển con người như giáo dục, chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội.
Mô hình phân tầng kinh tế xã hội của truyền thống Trung Quốc đã dần tan rã, mô hình đó cụ thể là: nhà tư bản đầu tư, tầng lớp trung lưu vận hành, tầng lớp thấp hơn lao động. Theo đó cơ chế chia sẻ lợi ích giữa các tầng lớp đã có vấn đề dẫn đến xã hội ngày càng bất ổn. Giai cấp tư sản do tỷ lệ lợi nhuận vốn giảm và sự cạnh tranh trong nước ngày càng gay gắt, xuất hiện hiện hiện tượng di cư vốn và chuyển giao công nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận của một số doanh nghiệp thấp tới 0,2% -0,3%, môi trường kinh doanh xấu đi dẫn đến sự thiếu tin tưởng của các nhà tư bản vào thị trường trong nước, hiện tượng thoát vốn này tiếp tục đang ngày càng làm sự yếu động lực nội tại của nền kinh tế Trung Quốc.
Đồng thời lực lượng chính của tiêu dùng xã hội là tầng lớp trung lưu thì vài năm gần đây do tăng trưởng thu nhập trì trệ và áp lực kinh tế tăng lên, khiến năng lực chi tiêu giảm đáng kể. Tình cảnh này khiến xã hội phổ biến hiện tượng “thắt lưng buộc bụng”, tiếp tục dẫn đến nhu cầu tiêu dùng tổng thể yếu, kìm hãm sức sống kinh tế. Hiện tượng “sụp đổ hóa” này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả thị trường mà còn khiến tầng lớp trung lưu khó trở thành động lực quan trọng của phục hồi kinh tế.
Tình trạng khó khăn của tầng lớp dưới cùng còn nghiêm trọng hơn. Nhiều người lao động phải đối mặt với các vấn đề như nợ lương, không trả lương và thất nghiệp. Chỉ riêng năm 2023 đã có 47 triệu người thất nghiệp, hiện nay số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học dự kiến vào năm 2025 sẽ đạt 12,2 triệu, càng làm trầm trọng thêm áp lực việc làm. Một số lượng lớn thanh niên vì không thể lập nghiệp ở thành thị nên buộc phải trở về quê để sống với ham muốn thấp, họ gia nhập vào cái gọi là cuộc sống điền viên, nhưng nguyên nhân chính là nhượng bộ bất đắc dĩ đối với thực tế. Hiện tượng “tốt nghiệp tức thất nghiệp” này phản ánh thất vọng và lựa chọn thụ động của thanh niên Trung Quốc đối với tương lai sự nghiệp, là hình ảnh thu nhỏ khác của thực trạng đứt gãy giữa các tầng lớp xã hội.
Vấn đề nợ của chính quyền địa phương đã trở thành thách thức nòng cốt trong quản trị kinh tế hiện nay của Trung Quốc, phương thức giải quyết vẫn chỉ giới hạn ở bơm tài chính và vay nợ này trả nợ kia.
Mô hình gọi là “phát hành nợ mới để trả nợ cũ” chỉ có thể giảm bớt áp lực tài chính trong ngắn hạn, nhưng không thể giải quyết cơ bản tình trạng khó khăn tài chính địa phương, chỉ có thể tạm thời tránh được thâm hụt lớn hơn nhưng không thể giúp thay đổi vấn đề cơ cấu tài chính.
Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương gần đây của Trung Quốc đã đưa ra chính sách nới lỏng tiền tệ thích hợp và chính sách tài khóa thâm hụt, có kế hoạch tăng thâm hụt ngân sách lên 4% GDP vào năm 2025 – điều chưa từng xảy ra. Tuy nhiên, các chính sách liên quan không chạm đến vấn đề cốt lõi là kích thích tiêu dùng, ngược lại tiếp tục giảm không gian vay vì nếu tiếp tục có thể vượt quá phạm vi khả năng trả nợ. Điều này sẽ dẫn đến các ngân hàng buộc phải in tiền mua trái phiếu kho bạc để bù đắp lỗ hổng tài chính, tiếp tục làm suy yếu niềm tin và sự ổn định của thị trường đối với trái phiếu kho bạc.
Chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng của Trung Quốc đang đặt ra thách thức nghiêm trọng đối với sự ổn định xã hội.
Dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Phân phối Thu nhập Trung Quốc của Đại học Sư phạm Bắc Kinh cho biết, khoảng 960 triệu người Trung Quốc có thu nhập hàng tháng dưới 2.000 nhân dân tệ (khoảng 6,8 triệu Việt Nam), 99% tài sản của cả nước nằm trong 1% dân số, phần còn lại của dân số chỉ có thể chia sẻ nguồn lực cực kỳ hạn chế. Vấn đề bất bình đẳng giàu nghèo nghiêm trọng này thực sự là “cái tát” vào chính sách “thoát nghèo” của ông Tập.
Ngoài ra, vấn đề tham nhũng trong nội bộ Quân đội Trung Quốc gần đây càng phản ánh vấn đề bất bình đẳng giàu nghèo này.
Mặc dù ĐCSTQ tiếp tục chống tham nhũng ở mức độ cao nhưng hiện tượng tham nhũng trong quân đội ngày càng nghiêm trọng, thể hiện cấu trúc “chuỗi thức ăn” nằm trong từng lớp quan trường chiếm độc quyền. Một khi chống tham nhũng chạm đến lợi ích sâu sắc sẽ làm tổn hại đến tinh thần và khả năng chiến đấu của quân đội, không ngừng làm suy yếu khả năng kiểm soát của ĐCSTQ đối với quân đội.
Thực trạng tham nhũng sâu sắc này có liên quan chặt chẽ đến nạn độc quyền của tầng lớp quyền lực đối với tài sản quốc gia, như vậy chính sách chống tham nhũng và xóa đói giảm nghèo do ông Tập Cận Bình chủ trương không thay đổi cơ bản hiện trạng tập trung cao quyền lực và tài sản vào một nhóm người. Do đó áp lực kép của cuộc khủng hoảng nợ địa phương và khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng, ĐCSTQ sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn ở cả cấp độ kinh tế và xã hội.
Thực tế như kinh tế suy thoái cùng lo lắng xã hội gia tăng không chỉ đe dọa đến trật tự kinh tế của Trung Quốc, mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến nền tảng cầm quyền của ĐCSTQ, tính hợp pháp của chính quyền Trung Quốc đang dần sụp đổ giống như những tòa nhà cao tầng được xây dựng trên bãi biển.
Trong thời kỳ khó khăn kinh tế, hành vi tiêu dùng của người dân đã thay đổi đáng kể. Trong năm qua, ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống của Trung Quốc đã thất bại thảm hại, nhưng cách mua đồ tiện lợi và giá rẻ đã trở thành hình ảnh tiêu biểu về thực trạng xã hội lo lắng do áp lực kinh tế. So với mô hình tiêu dùng theo đuổi sự đa dạng và chất lượng trong quá khứ, sự lựa chọn ngày nay của người Trung Quốc có vẻ đơn giản và thụ động hơn, phản ánh áp lực kép của mức thu nhập giảm và chi phí sinh hoạt tăng.
Ông Tống Quốc Thành cũng trích dẫn một bài báo trên tờ WSJ gần đây tiết lộ, một cơ quan tư vấn vào đầu năm nay đã viết báo cáo cho ông Tập Cận Bình, theo đó cho rằng Trung Quốc có thể rơi vào vòng xoáy giảm phát nếu không kiên trì thực hiện các biện pháp thúc đẩy kinh tế. Nhưng ông Tập vặn hỏi: “Giảm phát có gì sai? Mọi người không thích giá cả rẻ hơn sao?” Sự thiếu hiểu biết và thái độ coi thường của Tập khiến giới hoạch định chính sách của Trung Quốc không dám nhắc lại chủ đề giảm phát nữa.
Ông Tống nhận định: “Nghe những lời này cảm thấy rất chua cay, tại sao? Bởi vì người dân chỉ có thể thích mua hàng giá rẻ chính là do họ không đủ khả năng mua hàng giá cao. Có thể thấy đầu óc người lãnh đạo của ĐCSTQ đã đến mức u mê!”
Đồng thời lo lắng về sinh kế của người dân đang lan rộng từ lĩnh vực tiêu dùng sang cấp độ xã hội rộng lớn hơn: bất bình đẳng phân phối thu nhập, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng, phúc lợi xã hội yếu kém – thực trạng dần dần hình thành cảm giác áp bức tiềm ẩn đối với nhiều người.
Nếu không thể có biện pháp hiệu quả đảo ngược tình hình này, huyền thoại về ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế mà ĐCSTQ dựa vào để duy trì chế độ có thể sẽ suy sụp khiến nền tảng cầm quyền cũng ngày càng yếu ớt.
Chính sách địa chính trị của ĐCSTQ đang nhanh chóng xấu đi, đồng thời xuất hiện nhiều tín hiệu nguy cơ. “Ngoại giao Chiến lang” hung hăng của ĐCSTQ từng nổi tiếng thì bây giờ dường như đã chuyển thành “ngoại giao mèo ốm” yếu ớt. Đằng sau thay đổi này phản ánh tình hình ngày càng bị cô lập của Trung Quốc trong cục diện địa chính trị quốc tế.
Vấn đề ủng hộ của ĐCSTQ đối với Nga trong cuộc chiến tranh Nga – Ukraine không chỉ không thể ổn định quan hệ song phương, ngược lại còn khiến nhiều nước nghi ngờ lập trường của Trung Quốc.
Ở Trung Đông, ĐCSTQ tích cực can thiệp vào tình hình khu vực phức tạp này, nhưng không thể cân bằng hiệu quả lợi ích của tất cả các bên. Trong khi đó, việc gây rắc rối ở Biển Đông – Việt Nam và các hoạt động quân sự ở chuỗi đảo thứ nhất càng bị cộng đồng quốc tế coi là hành động khiêu khích, càng làm trầm trọng thêm bất an và căng thẳng địa chính trị đối với các nước xung quanh.
Các “đối tác chiến lược” được Bắc Kinh ủng hộ đều rơi vào khủng hoảng hoặc mất đi ảnh hưởng, bao gồm Assad ở Syria, tổ chức Hamas, Iran, chính quyền Maduro ở Venezuela,…; trong khi đó Triều Tiên vốn luôn nghiêng về phía Trung Quốc, hiện nay cũng đã rơi vào vòng tay của Nga.
Tháng 10 năm nay, kết quả một cuộc thăm dò do Hội đồng Chicago về các vấn đề toàn cầu công bố cho thấy, quan điểm ủng hộ của người Mỹ đối với Trung Quốc đã chạm mức thấp mới, giảm xuống mức thấp nhất kể từ vụ Thiên An Môn năm 1989, và giảm đáng kể trong 2 năm qua.
Tất cả cho thấy Trung Quốc đang đối mặt vấn đề khủng hoảng niềm tin chưa từng có trên phạm vi toàn cầu, chính sách địa chính trị của họ vào vòng luẩn quẩn bế tắc của tiêu cực, hiện tượng này không chỉ làm tổn hại lớn đến hình ảnh quốc tế của ĐCSTQ mà còn thách thức tính hợp pháp cầm quyền của họ.
Chuyên gia Đài Loan chỉ ra hiện nay Trung Quốc đang dần bị coi là sát thủ địa chính trị, chứ không phải là bên tham gia quốc tế có trách nhiệm.
Nhìn chung, suy thoái địa chính trị của Trung Quốc đã trở thành một thực tế không thể bỏ qua. Trong bối cảnh liên tục suy giảm thiện cảm từ cộng đồng quốc tế và sự tích lũy các chính sách sai lầm khiến ĐCSTQ đang phải đối mặt với những thách thức ngoại giao chưa từng có, và điều này cũng là một trong những tín hiệu cho thấy ĐCSTQ đang suy tàn.
Việc quan hệ Mỹ-Trung tồi tệ sẽ khởi đầu “một trong những cuộc khủng hoảng lớn nhất của Trung Quốc” vào năm 2025. Chính quyền Trump 2.0 cho biết sẽ tăng thuế 60% đối với hàng Trung Quốc, thậm chí cũng có thể loại bỏ Quy chế PNTR (đối xử với nước được ưu ái) đối với Trung Quốc.
Mấu chốt là nhìn vào thành viên nội các do Trump đề cử cho thấy toàn nhân vật diều hâu đối với Trung Quốc. Trong tình huống này có thể Trump không còn cạnh tranh có kiểm soát hay tránh xung đột với Trung Quốc, cảm thấy ông ấy sẽ áp dụng cái gọi là “chiến lược săn bắn” đối với Trung Quốc, ít nhất sẽ có 3 hiệu ứng chính:
-Thứ nhất, thị trường của các nước tư bản toàn cầu rõ ràng là sẽ thờ ơ với đầu tư và hàng hóa của Trung Quốc, không còn coi Trung Quốc là lựa chọn ưu tiên cho đầu tư xuyên quốc gia.
-Thứ hai, các nước đã tăng cường kiểm soát rủi ro nhập khẩu đối với Trung Quốc, bao gồm xem xét rủi ro an ninh và rủi ro bán phá giá giá thấp gây áp lực lên thị trường nước họ. Thêm nữa là quy mô đầu tư và ảnh hưởng của “Vành đai và Con đường” liên tục thu hẹp và áp lực nợ của Trung Quốc tăng, dẫn đến các dự án liên quan “Vành đai và Con đường” phải đối mặt với rủi ro lớn hơn từ nợ xấu.
-Thứ ba, chính sách thuế quan của Trump cũng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Trung Quốc. Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump từng tuyên bố sẽ tăng thuế quan cao 60% đối với Trung Quốc, thực tế cho dù chỉ tăng 30% cũng sẽ dẫn đến GDP của Trung Quốc giảm 0,8% – 1%. Trong bối cảnh đó GDP của Trung Quốc năm 2025 về cơ bản sẽ không thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 5%. Nếu ông Trump thực hiện đầy đủ mức thuế 60% thì GDP của Trung Quốc có thể bị giảm hơn nữa.
Sau hạn chế xuất khẩu sang Mỹ các vật liệu như gali, germani và đất hiếm, Bộ Thương mại Trung Quốc vào tháng 9 năm nay một lần nữa ban hành lệnh cấm xuất khẩu đối với một số mặt hàng liên quan đến antimon và vật liệu siêu cứng. Động thái của Bắc Kinh rõ ràng là phản ứng đối với việc Mỹ hạn chế Trung Quốc tiếp cận các công nghệ quan trọng như chip cao cấp.
Về vấn đề này, chuyên gia Tống Quốc Thành cho rằng ĐCSTQ cố gắng tạo ra “khan hiếm” đối với các khoáng sản hiếm bằng cách cắt đứt chuỗi cung ứng thượng nguồn, nhưng đây không phải là vấn đề thị trường thực sự thiếu hụt. Ông lưu ý: “Trước đây Trung Quốc sản xuất nhiều và giảm giá, do đó khiến doanh giới phương Tây giảm sản lượng hoặc ngừng khai thác. Nhưng bây giờ một khi Trung Quốc cắt đứt sản lượng thì chắc chắn sẽ đẩy giá lên, hệ quả kích thích doanh giới phương Tây khởi động lại khai thác đất hiếm hoặc tăng cường đầu tư vào chuỗi cung ứng thay thế. Vì vậy tình huống này không khác gì Trung Quốc tự ghè đá vào chân, tự hủy hoại lợi thế của họ trong chuỗi cung ứng khoáng sản quý hiếm”.
Vấn đề nữa là về mặt tiền tệ, Trung Quốc cố gắng đối phó với cuộc phản công chiến lược của Mỹ bằng cách bán trái phiếu Mỹ, phá giá nhân dân tệ và thậm chí thao túng tỷ giá hối đoái.
Tất cả những điều trên cho thấy ĐCSTQ sẵn sàng phát động “chiến tranh chuỗi cung ứng” và “chiến tranh tiền tệ” với Mỹ – biểu hiện của việc Trung Quốc tự chủ động tách rời trước.
Gần đây, chính quyền Tổng thống Biden cũng tuyên bố sẽ mở “cuộc điều tra 301” đối với các chất bán dẫn quy trình trưởng thành của Trung Quốc, mục tiêu điều tra bao gồm chất nền cacbua silic và tấm wafer được sử dụng trong sản xuất chất bán dẫn. Dự kiến sẽ có báo cáo trong vòng 3 – 6 tháng và qua đó sẽ mở đường cho các hành động tiếp theo.
Chuyên gia Tống Quốc Thành cũng chỉ ra rằng vào năm 2025 ông Trump nhất định sẽ bắt đầu thu hồi về Mỹ nguồn vốn đã/hoặc chuẩn bị đầu tư vào Trung Quốc.
Thậm chí gần đây gần đây còn nói muốn lấy lại kênh đào Panama để ngăn chặn xâm nhập của Trung Quốc, đảm bảo tính trung lập và ổn định của kênh đào này, đồng thời nhắc lại muốn mua đảo Greenland. Chuyên gia Đài Loan nhận định: “Lấy lại Panama thực ra là loại trừ xâm nhập nguy hiểm của ĐCSTQ tại kênh đào Panama và vùng Nam Mỹ; lấy lại đảo Greenland là chuẩn bị tiến hành phong tỏa Trung Quốc và Nga xâm nhập ở Bắc Cực”.
Hệ thống tín hiệu cửa chắn ke ga tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên…
Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đã thông báo rằng cờ tại Điện Capitol sẽ…
Mỹ cho biết đã làm việc với đối tác quốc tế để xóa phần mềm…
Ông Mikhail Mishustin - Thủ tướng Nga đã giám sát các thỏa thuận được ký…
Tổ chức khủng bố lừa đảo qua điện thoại ở miền bắc Myanmar sử dụng…
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã so sánh thảm họa cháy rừng ở…