Chuyên gia cảnh báo việc ĐCSTQ mở toang đất nước khi COVID đang tung hoành chết chóc

Trong bối cảnh COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán) bùng nổ ở Trung Quốc làm vô số người thiệt mạng thì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại tuyên bố đổi tên dịch bệnh này và cho mở cửa đất nước. Có chuyên gia cảnh báo đây là biểu hiện vô trách nhiệm, cộng đồng quốc tế nên có phản ứng kịp thời.

Sân bay Thượng Hải.(Nguồn: Robert Way/ Shutterstock)

Chuyên gia nghi vấn về mục đích của chính sách mới

Ban Công tác Phòng ngừa và Kiểm soát chung của Chính phủ ĐCSTQ đã đưa ra một thông báo vào tối ngày 26/12 đổi tên bệnh “viêm phổi do virus corona mới” (viêm phổi do COVID-19) thành “nhiễm trùng virus corona mới”.

Được các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ phê duyệt, bắt đầu từ ngày 8/1/2023, các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm loại A trong quy định liên quan nhiễm COVID-19 sẽ được loại bỏ (được điều chỉnh từ “Kiểm soát loại A” thành “Kiểm soát loại B”); theo đó, người nhiễm COVID-19 sẽ không còn bị cách ly, sẽ không còn xác định những người tiếp xúc gần, không còn phân định các khu vực có nguy cơ cao và thấp, không còn thực hiện các biện pháp kiểm dịch đối với người nhập cảnh và hàng hóa, bao gồm cả việc hủy bỏ các biện pháp như cách ly tập trung đối với người nhập cảnh Trung Quốc Đại Lục.

Trong biện pháp chính thực hiện “Kiểm soát loại B” bao gồm hủy bỏ hạn chế đối với các chuyến bay quốc tế, nối lại “có trật tự” các chuyến du lịch ra nước ngoài cho công dân Trung Quốc Đại Lục…

Thông tin trên sau khi công khai đã nhanh chóng trở thành tâm điểm dư luận Trung Quốc. Nhiều người thở dài: “Tại sao sau 3 năm kiểm soát hà khắc lại tự nhiên mở toang thế này khi COVID-19 tại Trung Quốc vẫn như vậy?” “Bỗng nhiên coi như COVID-19 không tồn tại!”...

Một trong những chủ đề được cư dân mạng thảo luận nhiều nhất là “Cuối cùng cũng có thể ra nước ngoài”, nhưng nhiều người lo lắng liệu các nước có bắt đầu hạn chế người Trung Quốc nhập cảnh hay không?

Một người tự truyền thông về kinh tế tài chính có nick @caijinglengyan nói với Epoch Times vào ngày 27/12, “ĐCSTQ nghĩ rằng việc đổi tên và hạ thấp mức độ phòng chống dịch bệnh sẽ khiến như không có dịch bệnh nữa, không bao giờ có chuyện đó! Thời điểm khó khăn nhất của dịch bệnh ở Trung Quốc Đại Lục vẫn chưa đến”.

Về việc mở cửa hoàn toàn biên giới từ ngày 8/1/2023, @caijinglengyan cho rằng việc ĐCSTQ mở cửa đất nước để mọi người ra ngoài du lịch vào thời điểm này là rất vô trách nhiệm, vì chúng ta không thể lường được khả năng có chủng virus đột biến mới lại lây lan tung hoành khắp thế giới, nếu vậy sẽ rất nguy hiểm.

Hôm 27/12 Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc (Lin Xiaoxu), từng là chuyên gia virus tại Viện Nghiên cứu Quân đội Walter Reed (Mỹ), đã phân tích với tờ Epoch Times mục đích của ĐCSTQ trong việc đổi tên bệnh viêm phổi do virus corona.

Ông cho rằng tên ban đầu “viêm phổi do virus corona” vốn là không chuẩn. Tại sao trước đây ĐCSTQ không sửa mà bây giờ lại muốn sửa tên? Đó là vì quá nhiều người trong xã hội Trung Quốc đã bị nhiễm bệnh và phát triển thành viêm phổi nặng, trắng phổi, phải nhập viện, bệnh nặng và tử vong, nhưng ĐCSTQ không muốn thừa nhận “họ bị bệnh” do nhiễm virus corona nên đã đổi tên.

Ông cho rằng trong tương lai ĐCSTQ có thể ghi chép nguyên nhân tử vong của những người bị COVID-19 đó là mầm bệnh khác hoặc các bệnh tiềm ẩn khác nào đó gây ra, như vậy không còn đưa họ vào dữ liệu tử vong vì COVID-19.

“Việc thay đổi tên chỉ là một điềm báo trước cho mục đích này. Bề ngoài họ chỉ ra rằng bây giờ chúng ta đã biết nhiều hơn về virus này và nên định nghĩa lại. Nhưng tôi nghĩ mục đích thực sự của nhà cầm quyền ĐCSTQ là che giấu 3 dữ liệu chính: tỷ lệ nhập viện, tỷ lệ bệnh nặng và tỷ lệ tử vong”, chuyên gia Lâm Hiểu Húc nói.

Ông tin rằng việc ĐCSTQ mở cửa đất nước thực chất là thực hiện chiến lược cho COVID-19 tự do lây lan nước ngoài. Trong bối cảnh không khống chế được dịch bệnh sẽ đẩy tai họa này ra toàn thế giới. Giống như khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở Vũ Hán thì những người đã bị nhiễm ở Vũ Hán được phép đi du lịch khắp thế giới. Chiến lược bây giờ cũng giống như trước đây. Liệu lần này cộng đồng quốc tế có bị ĐCSTQ “xỏ mũi” thêm một lần nữa?

Chuyên gia Lâm Hiểu Húc nói rằng hiện tại các nước khác trên thế giới không còn tình trạng người tử vong quy mô lớn do COVID-19. Trong bối cảnh thông tin tình hình căn bệnh này của ĐCSTQ là rất mù mờ, cộng đồng quốc tế hoàn toàn không thể rõ bao nhiêu loại biến thể khác của COVID-19 đang lây lan ở Trung Quốc và liệu có những ca lây nhiễm phức hợp nào khác hay không. Trong hoàn cảnh như vậy, việc ĐCSTQ cho phép người dân vùng dịch được đi ra nước ngoài tự do là vô cùng vô trách nhiệm, hoặc nhà cầm quyền này có mục đích rất độc ác thâm hiểm. Ông nhấn mạnh: “Có thể nói rằng đó là ác ý rõ ràng, hãy xem phản ứng của cộng đồng quốc tế như thế nào”.

Vào tháng 1/2020, dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở Vũ Hán khiến thành phố này tuyên bố phong tỏa gây hoảng loạn và một lượng lớn cư dân Vũ Hán bỏ chạy.

Thị trưởng Vũ Hán vào thời điểm đó là ông Chu Tiên Vượng (Zhou Xianwang) nói với truyền thông rằng hơn 5 triệu người đã rời Vũ Hán trước khi thành phố bị phong tỏa vào ngày 23/1.

Giữa tháng 2/2020, nhóm dữ liệu lớn “Worldpop” của Đại học Southampton (Anh) đã phân tích dữ liệu điện thoại di động và hàng không của gần 60.000 người Vũ Hán đã chạy trốn trước khi Vũ Hán phong tỏa, qua đó phát hiện những người đã chạy trốn này hoặc đã đến tổng cộng 382 thành phố bao gồm châu Á, châu Âu, Mỹ, Úc… trong đó có ít nhất 834 bệnh nhân đã được xác nhận.

Lượng tìm kiếm thị thực nước ngoài lập tức tăng gấp 10 lần

Sau tối ngày 26/12 khi ĐCSTQ thông báo chính thức về chính sách nêu trên, dữ liệu công bố vào lúc 0:00 sáng ngày 27 của nền tảng du lịch Trung Quốc “Tongcheng Travel” (ly.com) đã cho thấy lượng người Trung Quốc Đại Lục tìm kiếm thị thực nước ngoài tăng gấp 10 lần, và lượng tìm kiếm vé máy bay quốc tế cũng tăng 8,5 lần, theo đó lượt người Trung Quốc Đại Lục tìm kiếm vé máy bay đi nước ngoài và khách sạn ở nước ngoài đều đạt mức cao nhất trong 3 năm qua.

Theo dữ liệu, 10 điểm đến hàng đầu với lượng tìm kiếm tăng nhanh nhất là Macao, Hồng Kông, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Mỹ, Singapore, Malaysia, Úc và Vương quốc Anh. Số lượng nguồn IP lớn nhất của những người Trung Quốc Đại Lục tìm kiếm xuất cảnh trên Internet là từ các thành phố hạng nhất Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu.

Tháng 12 năm nay khi ĐCSTQ bất ngờ nới lỏng chính sách cực đoan chống COVID-19 đã được họ duy trì suốt 3 năm, thì bất ngờ một làn sóng dịch bệnh mới bùng phát khiến số người nhiễm bệnh bùng nổ và làm hệ thống y tế và nhà tang lễ của Trung Quốc quá tải. Những người thiệt mạng bao gồm cả số lượng lớn các quan chức cấp cao đã nghỉ hưu của ĐCSTQ cùng nhiều nhân vật chuyên gia nổi tiếng trong bộ máy nhà cầm quyền thuộc nhiều lĩnh vực như văn học, nghệ thuật, khoa học – công nghệ, thể thao…

Lạc Á và Phương Hiểu

Published by
Lạc Á và Phương Hiểu

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

14 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

21 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

38 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

1 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago