Chuyên gia: Kết cấu dân số báo hiệu sự suy yếu của Trung Quốc

Dân số là nền tảng quan trọng của sức mạnh quốc gia. Một chuyên gia tin rằng Trung Quốc dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang phải đối mặt với một vấn đề phức tạp về nhân khẩu học, báo trước sự suy yếu của cường quốc châu Á.

(Ảnh minh họa: StreetVJ / Shutterstock).

Ngày 14/8, ông Niall Ferguson, một nhà sử học kinh tế nổi tiếng người Anh và là thành viên cấp cao tại Viện Hoover thuộc Đại học Stanford, đã viết trên Bloomberg rằng mặc dù cũng có những lo ngại về việc tăng trưởng dân số chậm lại ở Mỹ, nhưng các vấn đề của Trung Quốc còn “tồi tệ hơn nhiều.” Dưới sự cai trị độc tài của ĐCSTQ, không có giải pháp nào để mở cửa nhập cư quốc tế, đây là cuộc cải cách nhập cư do Vương quốc Anh thực hiện nhằm cải thiện vấn đề dân số.

“Lý do rất đơn giản, hầu như không có một người nhập cư tiềm năng nào trên thế giới sẵn sàng chuyển đến đó,” ông Ferguson viết.

Ông Ferguson chỉ ra rằng trong ấn bản mới nhất của Triển vọng Dân số Thế giới, Vụ Vấn đề Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc đã đưa ra một loạt các kịch bản có thể xảy ra đối với dân số các nước.

Trong trường hợp của Mỹ, dự báo mức sinh thấp và không di cư cho thấy dân số giảm khoảng 16% vào cuối thế kỷ này, từ 336,5 triệu hiện nay xuống còn khoảng 280 triệu. Nhưng nếu với tỷ lệ sinh sản vừa phải, dân số Mỹ sẽ tăng 17% vào năm 2100 lên 394 triệu người. Với mức sinh cao, nó sẽ tăng lên 541 triệu.

Ngược lại, Liên Hiệp Quốc không đưa ra giả định rằng dân số Trung Quốc sẽ không giảm. Vào cuối thế kỷ này, kịch bản tốt nhất là dân số giảm 1/5 và đối với kịch bản mức sinh trung bình, dân số sẽ giảm 46% xuống còn 771 triệu người. Trong trường hợp xấu nhất, con số này sẽ giảm gần 2/3 xuống còn 494 triệu người, thấp hơn tổng số vào cuối thế kỷ này ở Mỹ với tỷ lệ sinh cao.

Ông Ferguson nhấn mạnh rằng nhiều học giả đồng ý rằng đây là một sự sửa đổi lớn về triển vọng dân số của Liên Hợp Quốc.

20 năm trước, Dự báo Dân số Thế giới của Liên Hợp Quốc dự đoán rằng dân số Trung Quốc sẽ tăng từ 1,28 tỷ người vào năm 2001 lên 1,43 tỷ người trong năm nay, và sau đó tiếp tục tăng lên mức cao nhất là 1,45 tỷ người vào năm 2031. Trong Triển vọng dân số thế giới năm 2019, người ta vẫn tin rằng dân số sẽ đạt đỉnh vào năm 2031.

Hiện tại, theo dự báo trung bình mới nhất của Liên Hợp Quốc, với mức cao nhất trong 2 năm, dân số Trung Quốc vào năm 2050 sẽ ít hơn 100 triệu so với dự báo trước đây.

Ông Ferguson, trích dẫn nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế chính trị Nicholas Eberstadt và Peter Van Ness thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI), đã chỉ ra rằng nguyên nhân chính của sự thay đổi là do số lượng người sinh ra ở Trung Quốc giảm kể từ năm 2016 đến nay.

Ông Ferguson viết: “Điều mâu thuẫn là, năm 2016 là năm mà chính sách một con được đưa ra vào năm 1979 của Đặng Tiểu Bình được thay thế bằng chính sách hai con.”

Chính quyền ĐCSTQ đã không phủ nhận rằng có vấn đề dân số. Tháng trước, ông Dương Văn Trang (Yang Wenzhuang), giám đốc Vụ dân số và gia đình thuộc Ủy ban Y tế và Sức khỏe Trung Quốc, thừa nhận rằng dân số Trung Quốc sẽ bắt đầu giảm vào năm 2025. Ông Hoàng Văn Chính (Huang Wenzheng), nhà nghiên cứu tại Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa (CCG), cho biết đây là kết quả tất yếu của tỷ lệ sinh thấp trong thời gian dài và ông cho rằng “tỷ lệ sinh của Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm trong hơn một thế kỷ nữa”.

Tuy nhiên, ông Ferguson cho rằng ngay cả sự thừa nhận này cũng có thể đánh đã giá thấp vấn đề.

Ông chỉ ra rằng ông Dịch Phúc Hiền (Yi Fuxian), một nhà nhân khẩu học tại Đại học Wisconsin-Madison, Mỹ, đã kêu gọi trong nhiều năm rằng mọi người không nên tin tưởng vào số liệu thống kê sinh sản chính thức của Trung Quốc.

Vào năm 2007, ông Dịch Phúc Hiền đã dự đoán trong cuốn sách “Tổ trống ở của cường quốc” (Big Country with an Empty Nest) rằng dân số Trung Quốc sẽ bắt đầu thu hẹp vào năm 2017 chứ không phải vào đầu những năm 2030. Vào năm 2019, ông Dịch Phúc Hiền tin rằng dân số Trung Quốc đã bắt đầu giảm vào năm 2018, dựa trên việc tiêm chủng và các dữ liệu khác.

Giờ đây, những tuyên bố của ông dường như có nhiều bằng chứng hơn. Vào mùa hè năm nay, dữ liệu của 1 tỷ công dân Trung Quốc được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của Cục Công an thành phố Thượng Hải đã vô tình bị rò rỉ. Ông Dịch Phúc Hiền đã phân tích các mẫu này và đưa ra kết luận: “Tỷ lệ sinh (ở Trung Quốc) tiếp tục giảm sau năm 1990, thậm chí còn nhanh hơn tôi dự đoán, và đỉnh cao không xảy ra vào năm 2004 hoặc 2011. Điều này có nghĩa là dân số thực tế của Trung Quốc không phải là 1,41 tỷ ( con số chính thức), thậm chí có thể ít hơn ước tính của tôi là 1,28 tỷ.”

Ông Dịch Phúc Hiền nói thêm: “Điều đó cũng có nghĩa là các chính sách kinh tế, xã hội, đối ngoại và quốc phòng của Trung Quốc, cũng như các chính sách của Hoa Kỳ và các nước khác đối với Trung Quốc, đều dựa trên dữ liệu nhân khẩu học sai lệch”.

Giống như nhiều chính phủ trên thế giới, Trung Quốc đang phải vật lộn với “bệnh trầm cảm ở trẻ em”.

Vào tháng Năm năm ngoái, ĐCSTQ tuyên bố cho phép tất cả các cặp vợ chồng có tối đa 3 con, và thực hiện các điều chỉnh về cắt giảm thuế, trợ cấp thai sản, kéo dài thời gian nghỉ thai sản và chính sách nhà ở với hy vọng cải thiện tỷ lệ sinh. Tuy nhiên, các biện pháp này chưa có hiệu quả rõ rệt.

Ông Ferguson nói rằng Trung Quốc cũng giống như các quốc gia khác, ngoài việc gia tăng giáo dục và cơ hội việc làm cho phụ nữ, chi phí nuôi dạy con cái tăng cao, còn có những lý do khác khiến tỷ lệ sinh thấp hơn.

Đầu tiên, “bản thân hôn nhân đã lỗi thời” ở Trung Quốc, ông Ferguson nói. Theo một cuộc khảo sát năm 2021, khoảng 44% phụ nữ trẻ ở khu vực thành phố đông đúc từ 18 đến 26 tuổi cho biết họ không có kế hoạch kết hôn, trong khi tỷ lệ này ở nam giới là 25%.

Khi được hỏi lý do tại sao, 61% người được hỏi cho biết “khó tìm được người bạn đời phù hợp”, 46% nói “chi phí tài chính cho hôn nhân quá cao”, 34% nói rằng họ không có “thời gian và tâm sức cho kết hôn”. Gần 1/3 cho biết họ “không tin vào hôn nhân”.

Ngoài ra, tỷ lệ ly hôn ở Trung Quốc đã tăng vọt trong 20 năm qua.

Trung Quốc cũng phải đối mặt với tình trạng mất cân bằng  tỷ lệ nam nữ trong thời gian dài do chính sách một con gây ra, do số lượng lớn thai nhi nữ bị phá thai có chọn lọc.

Ông Ferguson cho biết, trong độ tuổi từ 15 – 29 tuổi, tỷ lệ nam – nữ là 112 – 100.

Ông cũng nói: “Vào năm 2018, số bé trai từ 0 – 4 tuổi nhiều hơn bé gái cùng độ tuổi là 5,9 triệu. Sự mất cân bằng này sẽ mở rộng hơn nữa trong 10 năm tới.”

Theo Reuters, nhà nhân khẩu học Dịch Phúc Hiền gần đây cũng nói rằng chính sách “zero COVID” của ĐCSTQ đã làm tổn hại thêm sự sẵn sàng sinh con của giới trẻ Trung Quốc. Dưới những chính sách nghiêm ngặt về phòng chống dịch, người dân cảm thấy cuộc sống của họ mất kiểm soát, từ đó ảnh hưởng đến kế hoạch hóa gia đình.

Ông Dịch Phúc Hiền ước tính rằng COVID-19 đã làm giảm 1 triệu ca sinh ở Trung Quốc vào năm 2021 và 2022, và năm 2023 có thể còn tồi tệ hơn. 

Trần Đình

Published by
Trần Đình

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

26 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

33 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

50 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

1 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago