Trong 3 năm đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc kể từ đầu năm 2020, chính quyền đã buộc người dân phải tiêm vắc-xin nội địa. Mới đây, có chuyên gia thừa nhận một số bệnh về da là có liên quan đến việc tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 Trung Quốc.
Ngày 18/11 trên nền tảng mạng xã hội X bên ngoài Trung Quốc, cộng đồng mạng chia sẻ video về Giáo sư Bạch Nghiêm Bình, bác sĩ trưởng của Bệnh viện Hữu nghị Trung Quốc – Nhật Bản (Bắc Kinh), cho biết có người mắc bệnh về da có liên quan đến việc tiêm vắc-xin COVID-19 [nội địa Trung Quốc].
Trong video, ông Bạch kể rằng có những người mắc bệnh ngoài da cho biết nguyên nhân là do tiêm vắc-xin COVID-19 [nội địa Trung Quốc]: “Qua quan sát của chúng tôi đối với một số lượng lớn bệnh nhân, quả thực có một số bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến, chàm và nổi mề đay, thực sự có liên quan đến tiêm chủng và COVID-19”.
Ông Bạch cũng cho biết, tuy nhiên có những bệnh nhân không có liên quan [đến tiêm chủng và COVID-19], tại sao? Những bệnh này đều liên quan đến nhiễm trùng, dù là nhiễm cúm, liên cầu khuẩn hay COVID-19 đều sẽ thúc đẩy các bất thường về miễn dịch trong cơ thể, qua đó dẫn đến gây ra các bệnh dị ứng như vậy.
Ngoài ra còn có một đoạn video được đăng tải cho hay, đầu năm nay, Bệnh viện Da liễu Hoa Khang ở huyện Lâm Tuyền thành phố Phụ Dương tỉnh An Huy – Trung Quốc chứng kiến lượng bệnh nhân tăng vọt. Video cho thấy trên ghế ở hai bên hành lang trong bệnh viện chật kín bệnh nhân nam và nữ, chủ yếu là người trẻ và trung niên. Có quan điểm nghi ngờ có thể là tổn thương da do vắc-xin Trung Quốc gây ra.
Trên nền tảng mạng xã hội Douyin tại Trung Quốc, phần bình luận câu hỏi “Có ai bị bạch biến sau khi tiêm vắc-xin COVID-19?” của chuyên gia bệnh bạch biến Mã Xuân Lâm (Ma Chunlin), có lượng lớn cư dân mạng bình luận rằng họ không may bị bệnh bạch biến sau khi tiêm vắc-xin [COVID-19 Trung Quốc], cũng có người phản hồi bị loại bệnh ngoài da khác.
Một cư dân mạng Giang Tô cho biết: “Tôi mắc bệnh bạch biến vào cuối tháng 7 năm nay”. Cư dân mạng ở Chiết Giang: “Tôi cũng bị nổi mề đay, cũng thấy có người bạn bị”; “Tôi phát hiện trên mặt từ hai tháng qua”. Một cư dân mạng Hà Bắc: “Trong hai năm qua tôi cũng bắt đầu nổi mụn đỏ trên cơ thể. Da của tôi trở nên khô và nứt nẻ sau khi hết mụn”. Một cư dân mạng Hà Nam nói: “Con gái 9 tuổi của tôi có bị”. Một cư dân mạng Hắc Long Giang cho hay: “Chồng tôi mắc bệnh bạch biến từ năm ngoái”. Một cư dân mạng ở Bắc Kinh: “Chồng tôi có một mảng bạch biến trên tay, trong gia đình không có ai mắc bệnh này”. Cư dân mạng Thượng Hải: “Tôi cũng bị bệnh bạch biến ở mu bàn tay đã vài tháng, trông thật khó chịu”; “Chồng tôi phát triển bệnh bạch biến”. Cư dân mạng Thiên Tân: “Tôi cũng mắc bệnh này từ tháng 9”. Cư dân mạng Quảng Đông: “Con gái tôi bị từ mùa hè năm ngoái, lúc đầu tôi tưởng thiếu chất gì đó”. Cư dân mạng Hà Nam: “Tôi mới phát hiện ra mình mắc bệnh bạch biến”. Cư dân mạng Nội Mông: “… Tôi bị nhiều vết xuất huyết đỏ như u mạch nhện (nevus araneus)”. Cư dân mạng ở Sơn Đông: “Con trai tôi bị từ tháng 7, lo lắng lắm”. Một cư dân mạng Thanh Hải: “Con trai tôi bị một mảng trắng trên cơ thể từ hồi tháng 10/2022, lúc đó tôi không biết đó là bệnh bạch biến, sau này biết thì hơi muộn. COVID-19 làm giảm khả năng miễn dịch, gây chết tế bào hắc tố và hậu quả là mắc bệnh bạch biến”. Cư dân mạng Hồ Nam: “Tôi cũng vậy, cảm thấy sức đề kháng của mình yếu hơn rất nhiều”. Cư dân mạng Hồ Bắc: “Tôi chưa bao giờ bị ngứa da, năm nay đã bị”…
Một số cư dân mạng cho biết họ mắc các bệnh về da khác: “Năm nay tôi nổi nhiều vết loét trên cơ thể, kết quả khám cho biết đó là bệnh chàm và viêm da mà trước đây tôi chưa từng mắc phải”; “Tôi cũng bị bệnh này trên mặt, bực mình quá”; “Bây giờ da tôi xấu quá, mặt như biến dạng, uống thuốc gì cũng không hiệu quả”; “Tôi cũng bị dị ứng da”; “Tôi có vấn đề về da”; “Tôi phát hiện ra nó vào năm ngoái”...
Theo thông tin, bệnh bạch biến (vitiligo) là triệu chứng trên da có những vùng mất sắc tố, hình thành vết bớt mà chủ yếu là màu trắng (bạch biến) loang nổ. Thông thường sẽ có những vùng da cơ thể chuyển sang màu trắng, chủ yếu là ở cả hai bên cơ thể…. Độ tuổi bị bệnh bạch biến không hạn chế từ trẻ sơ sinh đến người già, hiện chưa có thuốc chữa bệnh này.
Tài khoản mạng xã hội X @zhihui999 ngày 3/11 công bố video cho biết, nhà chức trách Trung Quốc tuyên bố các bệnh ngoài da, nốt phổi, rụng tóc, và các bệnh gây tử vong liên quan đến ung thư khác không liên quan gì đến vắc-xin Sinovac. Tuy nhiên các bình luận từ cư dân mạng bùng nổ phản hồi rằng họ hối hận vì đã bị lừa tiêm vắc-xin [Trung Quốc]. Nhiều cư dân mạng cho biết sau khi tiêm vắc-xin Sinovac thì họ đã phát triển các vấn đề như bệnh vẩy nến, rụng tóc, mất ngủ, tuy nhiên nhà chức trách phản bác không có bằng chứng nào chứng minh mối quan hệ trực tiếp.
Có cư dân mạng Bắc Kinh chia sẻ: “Hơn một tháng sau khi tiêm mũi Sinovac thứ 3 thì bố tôi và tôi bị bệnh ngứa da. Đây có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên không?” Một cư dân mạng Quảng Đông: “Rụng tóc từ lâu đã trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều người! Ngoài ra còn rất nhiều người bị bệnh ngoài da”. Một cư dân mạng ở Quảng Tây: “Da của tôi cũng đang bong tróc”. Một cư dân mạng ở Phúc Kiến nói: “Sau khi tiêm vắc-xin, tôi cảm thấy ngứa và rụng tóc mỗi ngày”.
Một số cư dân mạng ở Cát Lâm: “Sau khi tiêm vắc-xin [Trung Quốc], da của tôi chưa bao giờ tệ hơn, tôi ngủ rất kém, cảm thấy yếu ớt, đau đầu và rụng tóc. Đây là những điều mà trước đây tôi không hề gặp phải”; “Tất cả đều là do vắc-xin [Trung Quốc] gây ra”; “Hiện tượng này xảy ra rất nhiều. Sau khi tiêm Sinovac, tôi bị dị ứng ban xuất huyết! Không biết nhà chức trách nên giải thích thế nào cho người dân!”
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…