Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố khởi động “Pháp lệnh Quy định về Trường hợp khẩn cấp”, chế định một cách chớp nhoáng “Luật Cấm che mặt”, tuy nhiên nhiều người cho rằng luật này chỉ là bước đầu của chính phủ độc tài, ý đồ thực sự chính là hợp thức hóa hiện trạng lạm dụng bắt bớ của lực lượng cảnh sát. Người dân chỉ ra, Luật Khẩn cấp sẽ dẫn đến hàng loạt kết quả thảm hại, đồng thời thúc giục các nước cân nhắc nhanh chóng rút kiều bào, rút vốn khỏi Hồng Kông, tấn công tài sản của ‘cộng sản Hồng Kông’ cất giấu ở thị trường Hồng Kông, Mỹ cũng cần nhanh chóng xem xét “Luật quan hệ Hồng Kông”, dùng các biện pháp nghiêm ngặt để chế tài Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), duy hộ lợi ích của các nước.
Cuộc họp báo của người biểu tình nói rằng “Luật Khẩn cấp” thực ra chính là “Luật Độc tài”, nó giống như trao cho Trưởng Đặc khu quyền lực vô hạn, tam quyền từ đó cũng không còn phân lập nữa. Chính phủ Hồng Kông tiếp tục dùng thuật ngụy trang ngôn ngữ để lừa dối mọi người, Hồng Kông thực ra đã bước vào trạng thái khẩn cấp, văn minh đi lùi, pháp trị không còn. Chính phủ Hồng Kông khăng khăng làm theo ý họ, dẫn dụng “Luật Khẩn cấp”, chỉ có thể nói là tiến thêm một bước xác nhận bản sắc độc tài của họ, tuyên cáo “một quốc gia, hai chế độ” sụp đổ.
Chiều ngày 4/10, Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga chính thức công bố “Pháp lệnh về Quy định Cấm che mặt” tức “Luật Cấm che mặt”. Do “Luật Cấm che mặt” có mức phạt cao nhất đối với người bị bắt là 01 năm tù, hoặc phạt tiền 25.000 Đô la Hồng Kông. Cục Giáo dục Hồng Kông đã phát đi thông cáo, yêu cầu học sinh, sinh viên, giáo viên và nhân viên công tác trong các trường không nên đeo khẩu trang trong và ngoài trường, hoặc dùng bất cứ phương thức nào để che mặt.
Theo trang tin “Udn Global”, tại cuộc họp báo, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết, hành động của bản thân “hoàn toàn là để ‘ngăn chặn bạo loạn’”, nhưng truyền thông nước ngoài tại hiện trường họp báo lại cảm thấy nghi hoặc về quyết định dùng đến “Luật Khẩn cấp”.
Phóng viên của Sky News (Anh Quốc) nghi vấn: Trong hai yêu cầu quan trọng của cuộc kháng nghị, chỉ cần một lựa chọn là có thể làm nguôi cơn giận của người dân Hồng Kông – khởi động “Ủy ban điều tra độc lập” hoặc bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chức – thế nhưng Chính phủ Hồng Kông vẫn luôn né tránh. Hiện tại bà Lâm lại khởi động “Luật Khẩn cấp”, “chính phủ Hồng Kông giống như là đang đổ thêm dầu vào lửa, chứ không phải là hòa giải áp lực”.
Chia sẻ với tờ Epoch Times, ông La Thừa Tông, Giáo sư kiêm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Luật Kinh tế thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ miền Nam Đài Loan cho biết, Chính phủ Hồng Kông ban hành điều luật cấm đeo khẩu trang là cách làm cực đoan và hoang đường.
Hiện tại, phong trào phản đối “Dự luật Dẫn độ” đã kéo dài hơn 3 tháng, dư luận đều cho rằng nếu không được Chính phủ Bắc Kinh đồng ý, thì Chính phủ Hồng Kông sẽ không thể nào đưa ra chính sách này. Không chỉ bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đối diện nỗi lo, mà còn có cả dàn lãnh đạo tập thể ở Trung Nam Hải, bởi họ chưa từng gặp tình huống như thế này.
Phân tích cho rằng, quá khứ ĐCSTQ luôn cho rằng nơi nhỏ bé như Hồng Kông, có thể dùng cách “một quốc gia, hai chế độ” trong 50 năm không thay đổi, để từng bước “thay xà đổi cột”, dần dần diễn biến, nhưng qua lần đấu tranh phản đối “Dự luật Dẫn độ” này đã gây chấn động đến gốc rễ của ĐCSTQ, tạo ra đả kích tương đối lớn đối với ĐCSTQ.
Đối với ĐCSTQ mà nói, hiện nay lùi một bước, tương lai chỉ có thể thất bại rút lui, hiệu ứng tuyết lở có thể đến bất cứ lúc nào đối với chính quyền và đây là điều mà họ sợ nhất. Ông La Thừa Tông nói, “Nói về mức độ kháng nghị, dường như đã là trạng thái cách mạng, người Hồng Kông là lấy mạng để đặt cược với ĐCSTQ”, dù cho ĐCSTQ có súng, có đại bác thì cũng không có tác dụng. Sau khi thực thi “Luật Cấm che mặt”, hôm nay nếu là 2 triệu người cùng bước ra đường, thì rốt cuộc là ai sợ ai.
Ông chỉ ra, bộ phim kinh điển “V for Vendetta” có câu nói: “Nhân dân không cần sợ chính phủ, là chính phủ phải sợ nhân dân.” Cùng đạo lý này, cả triệu người diễu hành Hồng Kông ai cũng đều che mặt, cảnh sát Hồng Kông chấp pháp thế nào? Dù có bắt giam cũng không xuể, hiện tại là sức mạnh chấp pháp của cảnh sát Hồng Kông đã không thể chịu được cuộc kháng nghị này, ĐCSTQ và Chính phủ Hồng Kông cũng biết rất rõ điểm này, chỉ là không biết làm thế nào để giải quyết tình cảnh khốn đốn trước mắt.
ĐCSTQ chỉ có thể dùng phương thức dọa nạt, để người dân không dám ra đường. Nhưng, nếu có 2 triệu người trong số 7 triệu dân Hồng Kông ra đường, thì điều này cho thấy người Hồng Kông không sợ, tình hình hiện tại là nan đề chưa từng có, ông La Thừa Tông nói “Tình hình hiện tại ở Hồng Kông, giống như lửa bùng cháy, nhưng dập không được, lại không thể không tiếp tục quản, chỉ có thể đối phó một cách lúng túng.” Đây chính là tình cảnh mà hiện nay Chính phủ Hồng Kông và ĐCSTQ đang ứng phó với Hồng Kông.
Học giả thỉnh giảng Tằng Kiến Nguyên tại Đại học Quốc gia Chung Cheng Đài Loan chia sẻ với Epoch Times rằng, cảnh sát Hồng Kông đã không còn được người dân tin tưởng nữa, mức tín nhiệm cũng bị nghi ngờ, như vậy trật tự xã hội trong tương lai tại Hồng Kông không thể tiếp tục vận hành bình thường, đây là nguy cơ lớn nhất mà Hồng Kông đối mặt. Hiện tại chính phủ Hồng Kông đem vấn đề lộ danh tính mà người Hồng Kông lo lắng nhất, tiếp tục khiến cho nó trở nên dữ dội hơn, bằng như lấy mất phòng tuyến cuối cùng của người Hồng Kông.
Chính phủ Hồng Kông hiện nay dùng đến luật pháp để cưỡng chế xử lý phong trào đấu tranh, không có không gian để chuyển đổi, người Hồng Kông trong tương lai sẽ phải đối mặt với nguy cơ giám sát và điều tra toàn diện. Ông Tằng Kiến nguyên phân tích, tương lai, các cuộc đấu tranh có thể chuyển hoá thành áp dụng cách làm tê liệt cơ quan kiểm soát, xuất hiện các phong trào bất hợp tác dân sự quy mô lớn, hành động bắt bớ chắc chắn có, nhưng kháng nghị quy mô lớn với số lượng người ngày càng đông, thì cảnh sát sẽ không có bản lĩnh có thể đối phó.
Thời gian qua, đối diện với áp lực từ Chính phủ Hồng Kông, thậm chí có một số sự kiện tấn công lẻ tẻ, được nhiều người vạch trần là cảnh sát nằm vùng cố ý gây sự để giá họa cho người biểu tình, nhưng người Hồng Kông đều lý tính, tự kiềm chế, và đã nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Ông Tằng Kiến Nguyên cho rằng, người Hồng Kông chắc chắn sẽ phát huy trí tuệ của mình, sẽ nghĩ ra các cách đấu tranh để đối phó, nếu giữ trạng thái này, tin rằng nhất định có thể nghĩ ra phương thức hiệu quả để ứng phó với “Luật Cấm che mặt” của Chính phủ Hồng Kông.
Đài Loan sẽ ủng hộ Hồng Kông như thế nào? Ông La Thừa Tông cho rằng, Đài Loan đang chú ý đến tình hình Hồng Kông, và trước tiên cần làm tốt kỹ năng căn bản, cũng chính là xét từ chiến lược Đông Á trong tương lai, chính là trên quốc tế anh dựa vào Đông hay Tây. Nói cách khác, chính là dựa vào Nhà Trắng hay Trung Nam Hải, nếu Hồng Kông sụp đổ, Đài Loan cũng biến đổi theo Hồng Kông, vậy thì thực sự sẽ xong.
Ông cho rằng, chính trị Đài Loan trên quốc tế gặp khó khăn, tổng tuyển cử năm 2020, sang năm nếu lựa chọn ứng cử viên Tổng thống dựa vào ĐCSTQ, tình trạng trấn áp mạnh mẽ các hoạt động diễu hành, có thể sẽ phát sinh tại Đài Loan. Do đó, Đài Loan cần trước tiên đảm bảo tự do dân chủ của chính mình liệu có thể tiếp tục hay không mới là điều căn bản, bài học đau khổ của Hồng Kông ở ngay trước mắt, đang là lời khuyên bảo chân thành đối với người dân Đài Loan.
Trí Đạt
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…