Cục diện chính trị Trung Quốc lại xuất hiện sóng gió?

Cục diện chính trị Trung Quốc đã trải qua một trận sóng gió hồi tháng 7 và 8 trong khoảng trước và sau thời gian diễn ra Hội nghị Bắc Đới Hà, gần đây lại tiếp tục bùng phát sự kiện Mạnh Hồng Vĩ, một lần nữa tác động đến Trung Nam Hải. Có học giả Đài Loan cho rằng, đấu đá quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn luôn tồn tại, nhưng vẫn không lay động được quyền lực của ông Tập Cận Bình.

Mạnh Hồng Vĩ – Chủ tịch Interpol (Ảnh: Caixin)

Học giả Đài Loan: Đấu đá quyền lực nội bộ không thể lay động đến địa vị của ông Tập Cận Bình

Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan Lâm Trung Bân (Lin Chong-Pin) có thời gian dài nghiên cứu về quân đội Trung Quốc và vấn đề giữa hai bờ eo biển (Trung Quốc và Đài Loan). Ngày 11/10, trả lời phỏng vấn của Đài Á châu Tự do (RFA) ông cho biết, ông Tập Cận Bình chống tham nhũng liên quan rất rộng, đến nay nhiều quan chức liên quan vẫn liên tục bị lôi ra; Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, Ủy ban Giám sát Quốc gia gần đây công khai vạch trần 5 vụ án tham nhũng điển hình. Ông Lâm Trung Bân cho rằng, lần này rất nhiều quan chức cảm thấy bất an, những người chưa bị động đến, chưa bị lôi xuống chắc chắn tìm cách tự bảo vệ mình, sẽ nghĩ mọi cách để thách thức ông Tập Cận Bình, điều này phù hợp với bản tính tự vệ của con người.

Tuy nhiên, ông Lâm Trung Bân cũng phân tích, mặc dù thách thức nội bộ ĐCSTQ, cộng thêm chiến tranh thương mại đã tạo thành áp lực to lớn, nhưng không thể làm lay động quyền lực của ông Tập Cận Bình. Nội bộ ĐCSTQ được ông Tập Cận Bình nắm chắc và không thể lay động được.

Cựu Chủ nhiệm Trung tâm Quan hệ quốc tế Đại học Chính trị Đài Loan (National Chengchi University) Đinh Thụ Phạm trả lời phỏng vấn cũng cho biết, hiện tại nội bộ ĐCSTQ có lẽ có số ít những người phản đối thỉnh thoảng lại “vén màn bí mật” một chút để thử nghiệm phản ứng nội bộ và bên ngoài. Tuy nhiên, ông suy đoán những người được gọi là kẻ phản đối này có lẽ không có tổ chức, không có năng lực móc nối các kế hoạch. Giả dụ nội bộ ĐCSTQ có người có ý đồ tiếp tục tung tin đồn bất lợi cho ông Tập Cận Bình, nhưng kỳ thực sức ảnh hưởng có thể phát huy được lại rất nhỏ.

Ông Đinh Thụ Phạm nói: “Trừ phi ông chính bản thân ông Tập phạm phải một sai lầm rất nghiêm trọng, hoặc cần biến thành một sự đối kháng và phản đối có tổ chức, nếu không thì không dễ dàng có ảnh hưởng”.

Quyền lực, địa vị của ông Tập Cận Bình vừa trải qua một đợt sóng

Đài RFA cho rằng, cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ hiện nay là một mối đe dọa lớn nhất mà ĐCSTQ phải đối mặt kể từ khi xây dựng chính quyền tới nay. Mối đe dọa này cũng đã phản ánh ra sự hỗn loạn trong nội bộ ĐCSTQ.

Tháng 7 năm nay, trong cuộc xung đột thương mại Trung – Mỹ, và trước khi diễn ra Hội nghị Bắc Đới Hà, cục thế chính trị Trung Quốc liên tiếp xảy ra những hiện tượng lạ. Trong đó có sự kiện Tân Hoa Xã đột nhiên đăng tải bài viết về việc “Tổng Bí thư Hoa Quốc Phong thừa nhận sai lầm”, việc này cũng được cho là nhắm vào ông Tập Cận Bình; chương trình phát sóng trực tiếp thời sự có sự sai sót; tờ Nhân dân Nhật báo từng có một thời gian không có tin về ông Tập Cận Bình. Cùng thời gian này, trên mạng internet lan truyền thông báo gỡ bỏ ảnh tuyên truyền ông Tập Cận Bình. Tiếp theo là Viện Khoa học xã hội Thiểm Tây dừng dự án nghiên cứu “Đại học vấn Lương Gia Hà”.

Trên mạng internet cũng thông tin, các nguyên lão yêu cầu triệu tập hội nghị Bộ Chính trị mở rộng trước khi diễn ra Hội nghị Bắc Đới Hà, thảo luận về những “sai lầm tương đối lớn” mà tầng lãnh đạo phạm phải, giải quyết “vẫn đề lãnh đạo chủ yếu” của Trung ương ĐCSTQ. Trên mạng đã lan truyền rất nhiều tin đồn “chính biến”, mục đích là đe dọa đến quyền lực của ông Tập Cận Bình.

Đầu tháng 8, ông Tập Cận Bình trở về Bắc Kinh từ Bắc Đới Hà, ngày 19/8 ông xuất hiện tại Hội nghị xây dựng Đảng của Quân ủy Trung ương, nhấn mạnh toàn quân phải “kiên quyết nghe theo Trung ương Đảng và nghe theo chỉ huy của Quân ủy Trung ương”. Tiếp đó là ngày 21/8, ông Tập tham dự hội nghị toàn quốc về công tác tuyên truyền tư tưởng. Ba ngày sau, ông Tập lại triệu tập hội nghị lần thứ nhất “Ủy ban toàn quốc trị quốc theo pháp luật”. Ủy ban này do ông Tập Cận Bình làm chủ nhiệm, được cho là nước cờ quan trọng để ông Tập thu vén quyền lực lập pháp hệ thống chính trị pháp luật.

Ngày 26/8, chính quyền ấn phát bản chỉnh sửa “Điều lệ xử lý kỷ luật đảng”, đem tư “Tập tư tưởng” đưa vào nội dung của điều lệ này, đồng thời gia tăng sức mạnh tấn công vào “người tạo và lan truyền tin đồn chính trị”, “hành vi nguy hại đến sự thống nhất của ĐCSTQ”.

Đài phát thanh quốc tế Pháp RFI phân tích cho rằng, các tin đồn nhiều ít là “phong vũ biểu” để quan trắc sự đấu đá quyền lực trong nội bộ ĐCSTQ, những tin đồn này cũng làm suy yếu nghiêm trọng uy tín của ông Tập trong nội bộ ĐCSTQ, còn hàng loạt những hành động sau đó của ông Tập Cận Bình là sự phản kích mạnh mẽ, sự phản kích này là để cho bên ngoài thấy ông đã nắm quyền lớn trong tay, không tồn tại kẻ thách thức, ai dám lan truyền “tin đồn” hoặc “chủ nghĩa bè phái” thì người đó bị thanh trừng.

Sự kiện Mạnh Hồng Vĩ bất ngờ phát sinh, cục diện chính trị lại xuất hiện động hướng kỳ dị

Sau khi trả qua đợt sóng gió tin đồn chính trị liên quan trong thời gian trước và sau Hội nghị Bắc Đới Hà, cuối tháng 9, Chủ tịch Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế kiêm Thứ trưởng Bộ Công an ĐCSTQ Mạnh Hồng Vĩ mất tích sau khi trở về Trung Quốc từ Pháp, thông tin này được phơi bày hôm 5/10 khi vợ của Mạnh Hồng Vĩ đến báo án với cơ quan chức năng Pháp. Sau đó, trang tin của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đăng tin hôm 7/10 cho biết, Mạnh Hồng Vĩ “liên quan đến vi phạm pháp luật” nên bị điều tra.

Ngày 8/10, Bộ Công an ĐCSTQ tổ chức họp báo, thông báo về việc Thứ trưởng Bộ Công an Mạnh Hồng Vĩ bị điều tra. Bộ trưởng Công an Triệu Khắc Chí có đề cập đến Mạnh Hồng Vĩ nhận hối lộ, liên quan đến vi phạm pháp luật làm tổn hại đến Bộ Công an, “kiên quyết triệt để thanh trừng di độc của Chu Vĩnh Khang”, thông báo của Bộ Công an ĐCSTQ được cho là đã xác nhận đồn đoán của dư luận về mối quan hệ giữa Mạnh Hồng Vĩ và Chu Vĩnh Khang. Trang tin tiếng Trung ngoài Trung Quốc là Mingjing đã đăng tin tiết lộ, ngoài Mạnh Hồng Vĩ bị điều tra, đồng thời còn có một quan chức cấp thứ trưởng của Bộ Công an cũng bị điều tra. Bản tin của Mingjing cho biết, cùng với việc Mạnh Hồng Vĩ bị điều tra, sẽ gây ra sự chấn động lớn đối với hệ thống công an, hoặc sẽ lại xuất hiện hàng loạt sự thanh trừng, hoặc còn có quan chức cấp cao nào đó bị điều tra.

Ngày 10/10, tờ “Tin tức mỗi ngày” (Mainichi shinbun) tại Nhật Bản đưa tin, Mạnh Hồng Vĩ đột nhiên bị điều tra, đằng sau hành động này của Bắc Kinh đã để lộ ra việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình suy xét triệt để “nắm giữ” Bộ Công an.

Năm 2012, sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, đã phát động chống tham nhũng, các quan chức cấp cao của Bộ Công an cũng liên tiếp ngã ngựa, cựu Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Chu Vĩnh Khang cũng đã bị ngồi tù chung thân. Nhưng Mạnh Hồng Vĩ có liên  quan đến Chu Vĩnh Khang lại có thể rút lui an toàn, thậm chí năm 2016 còn được giữ chức quan trọng của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol).

Lần này, ĐCSTQ bất chấp luật pháp quốc tế và hình ảnh Trung Quốc bị xấu đi để kiên quyết bắt giữ Mạnh Hồng Vĩ. Truyền thông Nhật Bản cho rằng, Bộ Công an Trung Quốc nắm giữ nhiêu bí mật, trong đó có cả những bí mật liên quan đến cao tầng của ĐCSTQ. Nhân sĩ tiết lộ thông tin suy soán, Mạnh Hồng Vĩ có trong tay chứng cứ vi phạm pháp luật của nhân vật quan trọng trong ĐCSTQ. Có thể nói, địa vị đặc thù của Bộ Công an ĐCSTQ là bối cảnh quan trọng khiến cho Mạnh Hồng Vĩ đột nhiên bị điều tra.

Hiện tại, dư luận đồn đoán nguyên nhân khiến Mạnh Hồng Vĩ bị bắt và bị điều tra, còn liên quan đến việc Mạnh Hồng Vĩ bị cuốn vào cuộc đảo chính chống ông Tập Cận Bình. Hãng tin Reuters đưa tin, có nhân sĩ tiếp cận điều tra cho biết, Mạnh Hồng Vĩ có thể đã đối kháng lại chính quyền Trung Quốc ở phương diện nào đó, do đó mới bị bắt giữ.

Tờ Apple Daily tại Hồng Kông cho biết, Mạnh Hồng Vĩ có thể liên quan đến chính biến tại Bắc Đới Hà. Theo đó, vì vụ án này quan trọng và khẩn cấp, nên chính quyền Bắc Kinh mới bất chấp ảnh hưởng để khẩn cấp thẩm vấn Mạnh Hồng Vĩ. Tuy nhiên bản tin này lại không tiết lộ thêm chi tiết vụ việc.

Ông Ngụy Kinh Sinh – đồng Chủ tịch Hội nghị Phong trào Vận động Dân chủ hải ngoại chia sẻ với Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng Mạnh Hồng Vĩ bị bắt, chắc chắn không phải chỉ là vấn đề tham nhũng. Bởi vì Bộ Công an Trung Quốc thông báo nói Mạnh Hồng Vĩ “cố chấp làm theo ý mình, tự làm tự chịu”, đồng thời việc xử lý đối với Mạnh là “rất kịp thời”, điều này nói rõ, vấn đề của Mạnh chính là xuất hiện gần đây, không liên quan đến vụ án Chu Vĩnh Khang 5 năm trước.

Ông nói, Mạnh có lẽ bị cuốn vào sự kiện bất ngờ phát sinh, và sự kiện này vô cùng nghiêm trọng mới khiến cho chính quyền Bắc Kinh bắt buộc phải xử lý khẩn cấp. “Hành động của ông ta có lẽ gây nguy hiểm cho ông Tập Cận Bình“.

Trí Đạt

Xem thêm:

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

4 phút ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

26 phút ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

1 giờ ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

1 giờ ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

1 giờ ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

2 giờ ago