Ngày 10/8, trang web của Ủy ban Kỷ luật Trung ương (UBKLTƯ) Trung Quốc công bố, cựu Phó chủ tịch Hội đồng Giáo dục Khoa học Văn hóa của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc lần thứ 12, cựu Bí thư Đảng ủy tỉnh Liêu Ninh là Vương Mân đã bị cách chức vụ và bị lập án điều tra.
Trong thông báo của Ủy ban Kỷ luật Trung ương (UBKLTƯ) viết, Vương Mân vi phạm kỷ luật và đạo đức chính trị nghiêm trọng, công khai vi phạm “tám điều của ông Tập Cận Bình” liên quan đến tác phong công tác. Ông Vương Mân ở tỉnh Liêu Ninh trực tiếp liên quan và chịu trách nhiệm chính trong việc chỉ đạo mua bán quan chức, là hành vi vi phạm pháp luật.
Ngày 9/8, Viện Kiểm sát tối cao cũng đưa tuyên bố, cựu Thường ủy viên kiêm Bí thư ban Chính pháp tỉnh Hà Bắc, Trương Việt và cựu Bí thư tổ Đảng kiêm Chủ tịch Công ty Tập đoàn Viễn thông Trung Quốc là Thường Tiểu Binh đã bị “tình nghi hủ bại”, bị lập án điều tra và cưỡng chế thực thi.
Cả ba người này đều là quan chức thuộc phe cánh của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, đặc biệt là Trương Việt và Vương Mân đều bị liệt vào danh sách đối tượng điều tra của Tổ chức điều tra thế giới về bức hại Pháp Luân Công.
Trước đó vào ngày 4/3, trang web của UBKLTƯ tuyên bố ông Vương Mân bị điều tra. Khi đó, ông này đang chuẩn bị tham gia Lưỡng hội Trung Quốc tại Bắc Kinh. Cùng ngày, Vương Mân và vợ là Trương Tịnh Diệc đã bị bắt ở Thẩm Dương và đưa đến Bắc Kinh. Lúc này, tổ điều tra Trung Ương trú tại Liêu Ninh được đúng 1 tuần. Đến tháng 4, Vương Mân bị cách mọi chức vụ ở Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc.
Vương Mân vào tháng 5/2015 rời chức vụ Bí thư Đảng ủy tỉnh Liêu Ninh và chức vụ Chủ tịch Ủy ban thường vụ Hội đồng nhân dân tỉnh. Đến tháng 7, chuyển công tác thành Phó chủ tịch Hội đồng Giáo dục Khoa học Văn hóa của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc.
Từ lúc Vương Mân rời nhiệm ở Liêu Ninh đến lúc “ngã ngựa” là đúng 10 tháng và từ lúc bắt đầu bị điều tra đến lúc bị khai trừ Đảng và chức vụ, bị lập án điều tra thì chỉ có 5 tháng.
Từ khi ông Vương Mân nhậm chức ở Giang Tô, thì cũng được tham gia vào nhóm “Giang Tô Bang” do ông Giang Trạch Dân và Chu Vĩnh Khang đều cùng là người Giang Tô. Sau khi ông Tập Cận Bình “đả hổ” tại Giang Tô, tính từ cấp Phó bí thư trở lên, bị “ngã ngựa” có 4 người thì đều là những người thuộc Giang phái.
Thời gian | Tên | Nguyên chức | Bị xử lý |
17 tháng 10, 2013 | Lý Kiến Nghiệp | Phó Bí thư Thành uỷ Nam Kinh, Thị trưởng | Khai trừ Đảng, khai trừ chức vụ, kết án tù giam 15 năm |
11 tháng 10, 2014 | Triệu Thiếu Lân | Thường uỷ viên Đảng tỉnh Giang Tô, Trưởng ban thư ký | Khai trừ Đảng, khai trừ chức vụ, chuyển cho cơ quan tư pháp |
4 tháng 1, 2015 | Dương Vệ Trạch | Thường uỷ viên Đảng tỉnh Giang Tô, Bí thư Thành uỷ Nam Kinh | Khai trừ Đảng, khai trừ chức vụ, chuyển cho cơ quan tư pháp |
30 tháng 5, 2016 | Lý Vân Phong | Thường uỷ viên Đảng tỉnh Giang Tô, Phó tỉnh trưởng | Hiện đang bị tổ chức điều tra |
Năm 2004, ông Vương Mân từ Giang Tô được điều đi Quế Lâm nhậm chức Phó Bí thư, Phó tỉnh trưởng, ngay sau đó lại được thăng lên làm Bí thư Đảng ủy tỉnh Quế Lâm, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, tháng 11 năm 2009 thì rời chức vụ này đến Liêu Ninh làm Bí thư Đảng ủy, sau đó kiêm nhiệm chức Chủ tịch Ủy ban thường vụ Hội đồng nhân dân tỉnh Liêu Ninh.
Tháng 1/2013, chính quyền ông Tập Cận Bình đề xuất giải tán chế độ lao động cải tạo. Ngày 7/4, tờ “Lens – Tạp chí tầm nhìn” đã đăng bài “Chạy trốn khỏi Mã Tam Gia” dưới dạng bài viết nhiều kỳ, trong đó tiết lộ việc phụ nữ tại trại lao động Mã Tam Gia tỉnh Liêu Ninh bị tra tấn thảm khốc làm cho xã hội vô cùng căm phẫn.
Tờ báo còn đưa ra bằng chứng về việc người tu Pháp Luân Công liên tục tiết lộ sự thật về chế độ lao động cải tạo để bức hại tra tấn. Tại trại lao động Mã Tam Gia, từng có 18 nữ học viên Pháp Luân Công bị lột quần áo và ném vào phòng giam của nam.
Lúc đó, dưới sức ép của dư luận, chính quyền tỉnh Liêu Ninh đã tuyên bố sẽ điều tra trại lao động Mã Tam Gia. Sau nửa tháng điều tra, chính quyền Liêu Ninh khẳng định vụ việc mà báo chí đăng là “hoàn toàn không có thực”.
Vào thời gian này, ông Vương Mân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong “sự kiện Mã Tam Gia”. Chính quyền tỉnh Liêu Ninh từng tiến hành miệt thị toàn diện cơ quan truyền thông có liên quan đến bài viết “Chạy trốn khỏi Mã Tam Gia”, và phản đối chính sách của ông Tập. Nhưng cuối cùng đến tháng 11, chính quyền ông Tập Cận Bình cũng đã chính thức bãi bỏ được chế độ lao động cải tạo.
Tự Minh
Xem thêm:
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…