Cựu Thư ký UBKLTƯ Trung Quốc: Ẩn tình trong vụ thảm sát Thiên An Môn 1989

Theo cuốn hồi ký “Đỗ Đạo Chính: Triệu Tử Dương đã nói những gì” có đoạn tiết lộ ẩn tình đằng sau việc Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) điều động quân đội bao vây trấn áp học sinh sinh viên trong vụ Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989 hay còn gọi là “sự kiện Lục Tứ”.

Sự kiện Thảm sát Thiên An Môn 1989.

Đỗ Đạo Chính, cựu Giám đốc Xuất bản Báo chí Quốc gia Trung Quốc, là người có quan hệ mật thiết với ông Tiêu Hồng Đạt, cựu vụ Phó Thư ký, Thường ủy viên và Ủy viên Ủy Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, và ông Diêu Tích Hoa, cựu Tổng Biên tập Quang Minh Nhật báo. Trong cuốn hồi ký của mình, ông Đỗ Đạo Chính đã tiết lộ cuộc nói chuyện giữa ông Tiêu Hồng Đạt và ông Diêu Tích Hoa vào chiều ngày 28/1/1990 về “sự kiện Lục Tứ”. Ông Tiêu Hồng Đạt đã nói: “Năm đó “sự kiện Lục Tứ” bị hàng mấy trăm ngàn binh sĩ quân đội bao vây, rất hiển nhiên, không chỉ là đối phó với học sinh, người dân, mà còn lo lắng có binh biến quân đội.”

Theo ông Tiêu Hồng Đạt, một đêm tháng 5/1989, Dương Thượng Côn đã triệu tập một cuộc họp với các tướng lĩnh chỉ huy quân đội, mục đích là để tuyên bố rằng, sẽ chỉ có ông Đặng Tiểu Bình và Dương Thượng Côn mới có thể điều động quân đội, “Hàm ý ở đây rất rõ ràng, chính là sợ ông Triệu Tử Dương tiến hành đảo chính.”

Ông Tiêu Hồng Đạt còn nói: “Con gái của ông Triệu Tử Dương cử hành hôn lễ, vừa đến khách sạn, rất nhiều người tới ân cần thăm hỏi. Điều ấy nói lên rằng lòng dân ủng hộ… Do đó đối với ông Triệu thì có thể phê bình, có thể cách chức, nhưng không thể một gậy đánh chết, không thể chuyên quyền độc đoán xử lý một cách phi trình tự. Lịch sử là một lão già công chính, giai đoạn này quyết không được để lại nghi vấn nào. Kẻ mang tâm hiểm ác khôn lường thì sẽ bị vạn người thóa mạ.”

Ngày 15/4/1989, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ Hồ Diệu Bang qua đời, hoạt động truy điệu ông Hồ Diệu Bang của sinh viên Bắc Kinh trên quảng trường Thiên An Môn đã nhanh chóng biến thành cuộc vận động dân chủ Lục Tứ có quy mô lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Vào thời điểm đó trong chính phủ của ĐCSTQ, Tổng Bí thư đương nhiệm Triệu Tử Dương có xu thế theo phái ôn hòa, hy vọng sẽ có thể tiến hành đàm phán hòa giải với quần chúng nhân dân. Nhưng ông Đặng Tiểu Bình và Thủ tướng Lý Bằng vốn nắm quân quyền đã đưa ra biện pháp cứng rắn sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề.

Ngày 4/6, cuộc đàn áp đẫm máu của quân đội ĐCSTQ đã gây ra chấn động khắp thế giới. Theo tiết lộ từ một tập tin bí mật của Nhà Trắng, Chính phủ Mỹ thông qua một người trong tuyến cảnh sát giới nghiêm của Trung Quốc đã xem được một phần văn kiện nội bộ của Trung Nam Hải. Ước tính số người tử vong vào khoảng 40.000 người, trong đó có 10.454 người bị thảm sát. Trong khi đó, các quan chức ĐCSTQ công khai tuyên bố rằng “không có bất kỳ một người nào chết” ở quảng trường Thiên An Môn.

“Sự kiện Lục Tứ” dẫn đến việc ông Triệu Tử Dương bị cách chức, một số lượng lớn các quan chức đồng tình với cuộc thỉnh nguyện của học sinh sinh viên cũng bị giáng chức hoặc cách chức. Sau khi bị ép rớt đài, ông Triệu  đã bị quản thúc tại gia suốt thời gian dài cho đến khi qua đời vào năm 2005.

Về việc các tướng lĩnh của ĐCSTQ kháng lệnh trong “sự kiện Lục Tứ”, vấn đề này cũng có rất nhiều giai thoại được nhắc tới.

Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) giải mật các văn kiện được tiết lộ này, cho thấy trong “sự kiện Lục Tứ”, ĐCSTQ đã bố trí hơn 300.000 quân nhân tham gia hành động giới nghiêm và “dọn sạch hiện trường” cả trong ngoài thành Bắc Kinh. Lúc đó, đại bộ phận quân lính đều không muốn tham gia đàn áp học sinh sinh viên và người dân Bắc Kinh, Binh đoàn số 38 đã kháng lệnh không hành động. Thậm chí, quân đội của ĐCSTQ khi tham gia hoạt động này còn nảy sinh đấu đá nội bộ, có binh sĩ còn nổ súng bắn lẫn nhau ngay tại hiện trường.

Tờ United Daily News của Đài Loan từng đưa tin, đối với việc trấn áp trong “sự kiện Lục Tứ”,  Binh đoàn 28 trước sau vẫn nhất mực kháng lệnh, đã nổ súng giao chiến với Binh đoàn 27 vốn tích cực tham gia trấn áp.

Thông tin lưu truyền rộng rãi nhất là chỉ huy trưởng Binh đoàn 38 khi đó là ông Từ Cần đã nhất quyết kháng lệnh trong “sự kiện Lục Tứ”, từ chối dẫn binh tiến vào trấn áp học sinh sinh viên và người dân ở Bắc Kinh. Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh khi đó là Chu Y Băng đã đích thân lái xe tới Bảo Định, yêu cầu ông Từ Cần trước tiên phải dẫn bộ đội tiến vào Bắc Kinh. Từ Cần sau khi biết rằng không có mệnh lệnh từ Phó Chủ tịch Quân ủy ĐCSTQ bấy giờ là ông Triệu Tử Dương thì đã từ chối không thực hiện.

An Nhiên

Xem thêm:

An Nhiên

Published by
An Nhiên

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

36 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

43 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

1 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago