Cuộc biểu tình chống luật dẫn độ đã kéo dài suốt 5 tháng qua, phía cảnh sát đã dùng thủ đoạn vũ lực với mức độ tàn khốc ngày càng leo thang. Những kênh truyền thông lớn nhỏ của chính quyền tại Trung Quốc ngay phần mở đầu đều gọi người dân Hồng Kông là những “kẻ bạo động”. Lâm Trịnh Nguyệt Nga, trưởng đặc khu Hồng Kông đã tới Bắc Kinh gặp mặt Hàn Chính, phó chủ tịch Quốc Vụ Viện phụ trách về các sự vụ của Hồng Kông và Ma Cao. Ngay sau đó “16 điều luật ưu đãi Hồng Kông” được công bố.
16 biện pháp đề cập tới 3 phần lớn được thông qua trong cuộc họp của nhóm lãnh đạo kiến thiết khu vực vùng vịnh Quảng Đông – Hồng Kông – Ma Cao đã thu hút sự quan tâm rộng rãi trong toàn xã hội. Hồng Kông vẫn luôn chiếm ưu thế về các lĩnh vực như tài chính, y tế, dịch vụ chuyên nghiệp. Từ năm 1997 tới nay, đối diện với sự thay đổi về cục diện kinh tế chính trị toàn cầu, ĐCSTQ vẫn không thể hoàn toàn kiểm soát Hồng Kông và coi đó là một trong những điều đáng tiếc, do vậy ĐCSTQ bắt đầu có động thái mới.
“16 điều luật ưu đãi Hồng Kông” kỳ thực là một thiết bị lọc, sàng lọc những nhân tài và nguồn vốn của Hồng Kông mà ĐCSTQ mong muốn nhằm chuyển tới Đại Lục. Đồng thời đây cũng là kế hoạch tương tự như “Sổ lồng thay chim” mà giới quan chức đề xuất, cử những người được chọn tại Đại Lục đưa tới Hồng Kông, hòng âm mưu đạt được mục tiêu trường kỳ là: Xói mòn môi trường của Hồng Kông, đồng hoá người dân Hồng Kông.
16 biện pháp này có thể chia thành 3 phần. Phần thứ nhất chủ yếu là các chính sách, biện pháp ứng phó với người dân Hồng Kông, đề cập tới việc mua bán nhà, giáo dục con cái, y tế, thanh toán qua các thiết bị điện tử di động, cơ chế thông thương vượt biên giới. Phần thứ 2 là uy hiếp giới chuyên nghiệp Hồng Kông không được phát triển trong các thành phố thuộc khu vực vùng vịnh, bao gồm ngành luật sư, kiến trúc và bảo hiểm. Phần thứ 3 là phối hợp với khu vùng vịnh Quảng Đông – Hồng Kông – Ma Cao kiến thiết trung tâm sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc tế, chủ yếu liên quan tới việc sáng tạo và khoa học kỹ thuật.
Chẳng hạn trong biện pháp của phần thứ nhất, trong bối cảnh cuộc biểu tình “Chống luật dẫn độ” tại Hồng Kông, chính phủ Trung Quốc tiếp tục mở rộng miễn chứng nhận cho người dân Hồng Kông mua nhà tại Đại Lục nhằm mục đích cư trú, học tập, hoặc công tác có thời hạn và nộp thuế thu nhập cá nhân, cũng như bảo hiểm xã hội. Kỳ thực người dân Hồng Kông xưa nay đã có thể mua bán nhà tại nội địa nhưng chính sách này khiến nảy sinh rất nhiều lời bàn luận.
Thâm Quyến có lẽ là nơi phối hợp với điều luật này: Bắt đầu từ ngày 11/11/2019, phòng có diện tích sàn đơn 144m2 trở xuống được coi là nhà ở phổ thông, hết hai năm sẽ được miễn thuế giá trị gia tăng, mà không hỏi về tổng giá trị căn nhà.
Các kênh truyền thông tại Trung Quốc Đại Lục lấy khu Nam Sơn tại thành phố Thâm Quyến làm ví dụ. Theo khu vực Nam Sơn trước kia, nhà ở có giá trị cao hơn 4,9 triệu nhân dân tệ hết 2 năm phải nộp thuế giá trị gia tăng chênh lệch. Mức thuế giá trị gia tăng phải nộp ước tính khoảng 370 nghìn tệ (1,2 tỷ VND). Theo luật mới, nhà dưới 144m2 hết 2 năm được miễn thuế giá trị gia tăng, có thể miễn trưng thu 370 nghìn tệ tiền thuế giá trị gia tăng.
Chính sách thu thuế thường ảnh hưởng trực tiếp tới việc giao dịch trên thị trường. Chính sách lần này rõ ràng là mở, cho nên xét về mặt khách quan sẽ kích thích một phần giao dịch đến từ Hồng Kông. Ngoài ra, điều hiển nhiên là chính sách này sẽ khiến áp lực mua nhà giảm thiểu, khiến những người có thu nhập thấp hơn có thể cư trú, tạo ra làn sóng giao dịch trên thị trường.
Người dân tại Trung Quốc Đại Lục trực tiếp phát biểu trên truyền thông rằng:
Khu vùng vịnh ngoài Quảng Châu, Châu Hải, Thâm Quyến, còn có những thành phố như Huệ Châu, Triệu Khánh, Đông Quản. Những thành phố này thiếu người và nguồn vốn để phát triển. Nhà ở tại Hồng Kông cung không đủ cầu, mức giá ảo khá cao. Khi mở cửa mua bán nhà khu vùng vịnh, nguồn vốn và người dân mới quay trở lại Đại Lục, nhân tiện việc này cũng công kích nguồn vốn mua nhà tích trữ để đầu cơ.
Còn người dân Hồng Kông nhận định trên Twitter rằng:
Mục đích phía sau việc này rất rõ ràng, họ đang khơi lên trào lưu những người giàu có tại Đại Lục mua nhà tại Hồng Kông, còn đa số những toà nhà công lại được phân phối cho những cư dân mới, hoàn toàn loại trừ người dân Hồng Kông còn sót lại từ thời Anh. Quan chức và giới thương nhân Hồng Kông thông đồng hợp tác cùng nhau tạo nên một Hồng Kông không có người Hồng Kông.
Nội dung 16 điều khoản do giới quan chức chính phủ công bố:
Theo The EpochTimes
Minh Tú
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…