ĐCSTQ yêu cầu tăng cường tuyên truyền “tin tức cảm động” phòng chống dịch

Gần đây, Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương Trung Quốc đã phát đi thông báo, yêu cầu tăng cường lực độ tuyên truyền đối với những nhân vật được coi là “tiên tiến điển hình” trong chống dịch, đồng thời yêu cầu đưa ra nhiều tin tức “có sự ấm áp, có chút nước mắt, có tình người” hơn nữa. 

Hình ảnh được cho là một bệnh nhân hồi phục sau khi nhiễm COVID-19 tại bệnh viện Lôi Thần Sơn. (Ảnh: Getty Image)

Theo Nhật báo Pháp Chế đưa tin hôm 20/2, Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương gần đây đã ấn phát “Thông báo về việc Tăng cường công tác tuyên truyền tấm gương tiên tiến điển hình về phòng và kiểm soát dịch bệnh, duy trì an ninh ổn định trong hệ thống chính trị pháp luật”, yêu cầu đẩy mạnh lực độ tuyên truyền tấm gương “tiến tiến, điển hình”, tạo không khí dư luận tốt trong việc chiến thắng và kiểm soát dịch bệnh.

Thông báo này còn nhấn mạnh, cần tăng cường chuẩn bị nội dung, nắm trúng tinh thần thực chất và điểm sáng của tấm gương “tiên tiến, điển hình”, đi sâu vào khai thác câu chuyện cảm động và việc mới mẻ, đưa ra nhiều “tin tức ấm áp” cảm động lòng người, tạo dựng hình tượng người ở tuyến đầu “xúc động lòng người”. Đồng thời cũng cần phát huy hết tác dụng của các nền tảng mạng xã hội như Weibo, WeChat, TikTok.

Sau đó, các kênh truyền thông lớn của Trung Quốc đều liên tiếp đưa tin về những “câu chuyện ấm áp lòng người”, mượn đó để tiến hành tẩy não người dân, trong đó bao gồm cả một cặp vợ chồng cùng ở một bệnh viện nhưng không thể gặp mặt nhau; y tá trẻ từ bỏ lễ cưới đã chuẩn bị xong để xông lên tuyến đầu chống dịch bệnh; nhân viên y tế giấu cha mẹ đăng ký đi viện trợ Vũ Hán; còn có người dân bình thường quyên tiền, quyên vật cho nhân viên công tác đang ở tuyến đầu “chiến dịch”, v.v.

Cùng với việc những thông tin tương tự như thế liên tiếp xuất hiện, không khỏi khiến người ta nghi ngờ: Rốt cuộc những việc này là người dân tự xung phong lên tiền tuyến, hay là có người bố trí hàng loạt những sự kiện giả để làm cái mà Đảng Cộng sản (ĐCSTQ) gọi là “tuyên truyền sức mạnh tích cực” hoặc “dẫn hướng dư luận”?

Sinh tử ly biệt

Người đàn ông nói “anh yêu em” này là bác sĩ Từ Quốc Lương,  Khoa Ngoại Tiết niệu của bệnh viện thuộc Đại học Hà Nam, người yêu của anh là bác sĩ Vương Nguyệt Hoa thuộc Khoa Nội Hô hấp bệnh viện Hoài Hà, Đại học Hà Nam.

Hành vi tạo tin tức giả của truyền thông ĐCSTQ liên tiếp bị lôi ra.

Ví dụ: Gần đây, dù là Toại xuyên tỉnh Giang Tây, Trường Sa tỉnh Hà Nam, Ninh Ba tỉnh Chiết Giang, Đại Lý tỉnh Vân Nam hay Phật Sơn tỉnh Quảng Đông, v.v, đều xuất hiện tin tức người dân xông vào đồn cảnh sát hoặc văn phòng huyện ủy “bỏ lại 10.000 tệ rồi rời đi”, nội dung đều nói muốn quyên góp cho Vũ Hán, nơi khởi nguồn dịch bệnh. Tuy nhiên, ngoại giới nghi ngờ, cơ quan chính quyền và văn phòng huyện ủy là nơi có thể tùy tiện ra vào hay sao?

Sau khi bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán, các nơi đều xuất hiện tin tức gây nhiều tranh cãi “có người bỏ lại tiền rồi đi”. (Ảnh từ internet)

Ngày 15/2, Weibo “Mạng Tin Tức Trung Quốc” của Dịch vụ Tin tức Trung Quốc (CNS) đã đăng một bài viết có tiêu đề “Dòng chữ khổng lồ ‘Trung Quốc cố lên’ viết trên tuyết ở Vũ Hán”, còn đặc biệt nói rõ là phóng viên CNS Trương Sướng chụp.

Tuy nhiên, cư dân mạng tìm kiếm chứng cứ lại phát hiện, bức ảnh chụp dòng chữ lớn “Trung Quốc giơ nắm tay cố lên” viết trên tuyết này, được trang blog “Duy Phường Hôm Nay” ở tỉnh Sơn Đông đăng vào lúc 9 giờ tối, địa điểm bức ảnh này là thành phố Thọ Quang tỉnh Sơn Đông chứ không phải ở Vũ Hán.

Bức ảnh chụp dòng chữ lớn “Trung Quốc giơ nắm tay cố lên”

Ngày 16/2, tờ “Hoa Thương Hán Trung”, bản phát hành tại thành phố Hán Trung của tờ “Báo Hoa Thương” (một tờ báo lớn tại Thiểm Tây) có đăng trên trang nhất bài “Con chào đời chưa đầy 20 ngày, cô đã chủ động xin ra tuyến đầu chống dịch …”, bài viết nói, y tá Vương Huệ thuộc khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Tây Kinh, đã từ biệt ‘con trai song sinh mới chào đời chưa đến 20 ngày’ vào ngày mùng Một Tết để trở lại vị trí công tác. Kết quả khi con tỉnh dậy nhớ đến mẹ, đã hỏi bố rằng “Sao mẹ lại đi rồi?”. Sau đó tờ báo đã lên tiếng xin lỗi, thanh minh rằng do làm việc vội vàng nên xảy ra sai sót. Dưới đây là Tweet chụp ảnh bài báo nói con mới sinh chưa đến 20 ngày đã hỏi một câu ngây thơ “Sao mẹ lại đi rồi?”

Cuối tháng Một, chính quyền Vũ Hán nói cần xây dựng một bệnh viện tập trung tiếp nhận điều trị ‘viêm phổi Vũ Hán’ trong 6 ngày, sau đó tờ Thời báo Hoàn Cầu đăng một bức ảnh một tòa kiến trúc của bệnh viện này đã xây xong, đồng thời nói tòa kiến trúc đầu tiên của bệnh viện mới chỉ mất 16 tiếng đồng hồ để xây dựng xong. Tuy nhiên sau đó có cư dân mạng vạch trần, bức ảnh này chính là nhà mẫu trên trang web của công ty K-Home, dự định xây ở Tân Cương.

Nhà mẫu trên trang web của công ty K-Home

Tăng cường tuyên truyền ra nước ngoài

Từ sau khi ‘viêm phổi Vũ Hán’ được phát hiện, thế giới luôn nghi ngờ do Chính phủ ĐCSTQ ban đầu đã che giấu dịch bệnh, lơ là phòng chống dịch, sau đó mới khiến cho dịch bệnh bùng phát toàn diện, đứng trước những nghi ngờ này, chính quyền ĐCSTQ thông qua các công cụ tuyên truyền trong nước để tự “thanh minh” cho mình.

Twitter được cho là của bà Hoa Xuân Oánh

Không chỉ có vậy, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 14/2 còn lần đầu tiên “vượt tường” khởi động một tài khoản Twitter cá nhân @SpokespersonCHN. Tờ Thời báo Hoàn Cầu còn đưa tin với tiêu đề “Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh bắt đầu sử dụng tài khoản Twitter”. Sau đó một tuần, ngày 20/2, bà Hoa Xuân Oánh còn chia sẻ một đoạn video các giới cổ vũ chiến đấu với dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc mở một kênh YouTube vào ngày 20/2 (Ảnh chụp màn hình)

Ngoại giới phát hiện, sau khi bà Hoa Xuân Oánh “vượt tường” tạo tài khoản Twitter, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng bị nghi mở một kênh YouTube vào ngày 20/2. Tên kênh này là “Văn phòng Người phát ngôn SpokespersonCHN”, trong một ngày đã đăng 2 đoạn video: đoạn video thứ nhất là phát biểu của ông Vương Nghị tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á hôm 19/2; đoạn thứ hai là đoạn video tuyên truyền của chính quyền về dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’, đồng thời video này cũng được bà Hoa Xuân Oánh chia sẻ trên Twitter.

Tiếp sau bà Hoa Xuân Oánh lập tài khoản Twitter, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại một lần nữa xây dựng “góc tin tức” trên nền tảng mạng xã hội, để tiến hành “tuyên truyền ra nước ngoài”, cố gắng dịch chuyển trách nhiệm gây bùng phát dịch bệnh, tuy nhiên mục bình luận của kênh này hiện không thể sử dụng được.

Thông tin liên quan vẫn thu hút sự bàn tán sôi nổi của dư luận, có người chỉ trích ĐCSTQ không tích cực phòng dịch vì người dân, ngược lại đi làm cái việc gọi là tăng cường phòng chống dị nghị.

Cư dân mạng cho biết: “Thiết thực phòng chống dịch tương đối quan trọng! Cần phải có trách nhiệm với người dân, không chỉ biết đưa đẩy, tìm người khác làm kẻ thế tội, thủ pháp tuyên truyền của ĐCSTQ đã không có tác dụng lớn nữa, ‘vượt tường’ tuyên truyền cũng không có tác dụng.”

Cũng có cư dân mạng chỉ ra, “ĐCSTQ vừa chửi truyền thông của thế giới tự do, vừa lợi dụng truyền thông của thế giới tự do một cách không biết xấu hổ.”

Trí Đạt

Xem thêm:

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

Chút tản mạn về tên ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký

Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…

3 phút ago

Có cách nào cải thiện tình trạng quần áo bị xù lông?

Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…

11 phút ago

Ý định của ông Trump trong việc muốn giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…

13 phút ago

Cựu Dân biểu Matt Gaetz rút lui khỏi vị trí ứng cử viên tổng chưởng lý

Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…

20 phút ago

Ông Trump bán cây đàn guitar có chữ ký với giá hơn 10.000 USD

Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…

39 phút ago

Bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…

57 phút ago