Đầu tháng 3, Cục An ninh Quốc gia thuộc Cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ một sinh viên người Hồng Kông đang du học tại Nhật Bản, khi cô này quay lại Hồng Kông để đổi thẻ căn cước, với cáo buộc đăng thông tin kích động Hồng Kông độc lập lên mạng xã hội.
Cục An ninh Quốc gia của cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ một nữ sinh viên 23 tuổi họ Viên (Yuan) vào tháng trước, với cáo buộc đăng thông điệp trên Facebook kích động Hồng Kông độc lập, và bị tình nghi vi phạm tội “kích động chia rẽ quốc gia” theo Luật An ninh Quốc gia.
Bà Tomoko Ako, giáo sư tại Đại học Tokyo, Nhật Bản, gần đây đã viết một bài báo trên trang web Yahoo của Nhật Bản để vạch trần vụ việc.
Trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do, bà cho biết nữ sinh bị bắt là du học sinh năm nhất tại một trường đại học ở Tokyo. Bạn trai cô không ngờ rằng bạn gái mình sẽ bị bắt vì những bình luận trên mạng. Hộ chiếu của cô bị tịch thu và cô không thể trở lại Nhật Bản để tiếp tục việc học.
Bà Tomoko Ako cho biết, đây là trường hợp đầu tiên liên quan đến Nhật Bản sau khi thực thi Luật An ninh Quốc gia [phiên bản Hồng Kông], có tác động rất lớn. Bà nói rằng nữ sinh bị bắt chỉ tình cờ đăng những ngôn luận kiểu như Hồng Kông nên được độc lập lên trên Facebook, sinh viên này không phải là lãnh đạo của một phong trào chính trị, và chỉ bày tỏ cảm tưởng và ý kiến của cá nhân, ở Nhật Bản thì đây là cách làm rất bình thường. Là một giáo sư, bà không muốn tình trạng tương tự xảy ra với các sinh viên.
Bà Tomoko Ako đã tham gia nghiên cứu về nhân quyền ở Trung Quốc và Hồng Kông, đồng thời cũng đã giúp các nhà bảo vệ nhân quyền Trung Quốc và các nhà hoạt động xã hội Hồng Kông lên tiếng trên các chương trình phát thanh. Vì những lo ngại về an toàn, nên bà nói rằng bà sẽ không đến Trung Quốc và Hồng Kông trong thời điểm này.
Hiện tại, bà Tomoko Ako đang hỗ trợ cô gái bị bắt nộp đơn lên trường đại học, xin phép được lên lớp bằng hình thức video trực tuyến trong thời gian bị lưu giữ ở Hồng Kông để tiếp tục việc học.
Vụ việc đã làm dấy lên sự chú ý của thế giới bên ngoài đối với các quyền hợp pháp ngoài lãnh thổ của Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông. Ông Nhậm Kiến Phong (Ren Jianfeng), từng là người cựu triệu tập của tổ chức pháp lý Hồng Kông “Nhóm Luật sư Tiến bộ” (Progressive Lawyers Group, thành lập năm 2015, giải tán vào tháng 7/2021), nói rằng vụ việc này cho thấy miễn là chính quyền xác định ai đó vi phạm Luật An ninh Quốc gia, thì khi họ vào Hồng Kông, cảnh sát sẽ có hành động.
Cựu thành viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông Hứa Trí Phong (Ted Hui Chi-fung) mô tả vụ việc là rất nghiêm trọng, phản ánh rằng An ninh Quốc gia đã tiến hành giám sát toàn dân.
Ông Hứa Trí Phong cho rằng Bộ An ninh Quốc gia Hồng Kông đã đầu tư nguồn lực rất lớn vào công tác tình báo, thông qua phân tích dữ liệu lớn, tìm kiếm các từ nhạy cảm trên Internet, v.v., để truy tìm người đăng. Trước đây, chỉ một số nhà lãnh đạo phong trào xã hội và nhân vật chính trị bị theo dõi, nhưng hiện tại toàn bộ người dân đang bị theo dõi, khiến người Hồng Kông cảm thấy bất an và hoảng sợ.
ĐCSTQ đã thành lập các đồn cảnh sát trên lãnh thổ của các quốc gia khác một cách bất hợp pháp, để giám sát công dân Trung Quốc ở nước ngoài và sách nhiễu những người bất đồng chính kiến. Ông Lý, một người Hồng Kông sống ở Vương quốc Anh, nói với Vision Times rằng bàn tay đen của ĐCSTQ ở khắp mọi nơi và ông không cảm thấy an toàn ngay cả khi ở Vương quốc Anh. Ông nói rằng bất cứ khi nào người Hồng Kông tổ chức các cuộc mít tinh và biểu tình ở Anh, những người không quen biết sẽ chụp ảnh họ gần đó.
Ông cho rằng chính quyền ĐCSTQ đã theo dõi mọi động thái của người Hồng Kông và người Trung Quốc ở nước ngoài, Chẳng hạn như những người đăng những nhận xét chống cộng trên Internet, những người tham gia các cuộc biểu tình chống ĐCSTQ, hệ thống an ninh quốc gia khổng lồ sẽ ghi lại những người này từng người một, nếu họ đặt chân đến Hồng Kông hoặc Trung Quốc Đại Lục, họ sẽ bị bắt giữ. Hơn nữa, họ có thể bị an ninh quốc gia của ĐCSTQ ở nước ngoài quấy rối và đe dọa.
Ông Lý nói rằng chống ĐCSTQ không có gì sai, và đó cũng là trách nhiệm của những người Hồng Kông ở nước ngoài, hậu quả là họ không thể trở lại Hồng Kông.
Việc bắt giữ một sinh viên Hồng Kông đang học tập tại Nhật Bản cũng thu hút sự chú ý của cư dân mạng Hồng Kông, có cư dân mạng đã phân tích rằng vụ việc phản ánh những điểm sau:
Có bình luận nói rằng sau Luật An ninh Quốc gia, Hồng Kông đã bổ sung thêm nhiều “đội vô hình”, đáng sợ hơn Đại Lục. Đại lục có cảnh sát Internet, nhưng Cục An ninh Quốc gia của Hồng Kông rốt cuộc làm gì, làm thế nào thu thập tình báo, đều không ai biết. Họ quan sát người dân trong bóng tối, khiến mọi người đều sợ hãi, dù sao thì cũng vẫn là câu ‘Đừng quay lại Hồng Kông!’.
Thông điệp cũng nhắc nhở người Hồng Kông ở nước ngoài không đến các quốc gia có rủi ro cao, vì đã ký luật dẫn độ với Trung Quốc Đại Lục như Campuchia, Lào, Sri Lanka, Pakistan, Iran, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Tajikistan, Belarus, Lesotho, Nga, Việt Nam, Indonesia, Afghanistan, Kyrgyzstan, Algeria, Ethiopia, v.v.
Các quốc gia có rủi ro thấp hơn là:
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…