Tại Trung Quốc Đại Lục, bệnh nhân phẫu thuật ghép tạng phải trả thêm một loại phí gọi là “phí nội tạng”, còn bác sĩ có thể trở thành người môi giới nội tạng, điều này là khác với các quốc gia phương Tây. Một số chuyên gia y học phương Tây thậm chí còn nói với thời báo Epochtimes rằng, hệ thống y tế của Trung Quốc mắc chứng “nghiện” cấy ghép nội tạng.
Lợi nhuận kếch xù của các bệnh viện Trung Quốc
Trước năm 2000, số lượng các ca cấy ghép nội tạng Trung Quốc không nhiều. Những tư liệu công khai cho thấy, từ năm 1980 đến cuối năm 2000, tổng số ca cấy ghép thận được báo cáo là 34.832, tuy nhiên con số này đã tăng vọt sau năm 2000.
Phó viện trưởng Bệnh viện Trung Sơn Hà Hiểu Thuận khi trả lời phỏng vấn của báo “Phương Nam Cuối tuần” đã cho biết: “Năm 2000 là vạch phân cách của ngành cấy ghép nội tạng Trung Quốc.” Năm 2000, số lượng các ca ghép gan ở Trung Quốc gấp 10 lần so với năm 1999, năm 2005 lại tăng 3 lần.” Mà theo báo cáo năm 2004 của “Tuần báo Đời sống Tam Liên”, chỉ trong vài năm ngắn ngủi, đã có hàng chục nghìn bệnh nhân nước ngoài đến Trung Quốc cấy ghép nội tạng, khởi phát lên trào lưu “du lịch ghép tạng”.
Cấy ghép nội tạng đã nhanh chóng trở thành nguồn thu trọng yếu của các bệnh viện Trung Quốc. Theo tin từ “Phương Nam Cuối tuần”, việc kinh doanh mở rộng quá nhanh đã mang về khoản doanh thu kếch xù cho Trung tâm Cấy ghép Nội tạng “Đông Phương” của Thiên Tân. Chỉ riêng cấy ghép gan, một năm đã có thể đem lại 100 triệu nhân dân tệ cho trung tâm. Tương tự lấy Bệnh viện 309 làm ví dụ, từ năm 2010 đến năm 2012, thì trung tâm cấy ghép tạng của bệnh viện này đã tăng số lượng giường từ 316 lên đến 393. Trung tâm cấy ghép nội tạng là nguồn thu lớn nhất của bệnh viện 309, năm 2006 thu nhập là 30 triệu nhân dân tệ (4,5 triệu USD) đã tăng gấp 8 lần lên mức 230 triệu nhân dân tệ (3,4 triệu USD) vào năm 2010.
Bác sĩ làm phẫu thuật ghép tạng đã thành “nghiện”?
Truyền thông của Đại Lục đưa tin rằng chủ nhiệm Hạ Cường của Trung tâm Cấy ghép gan bệnh viện Nhân Tế thuộc đại học y khoa số 2 Thượng Hải nói: “Chúng tôi bị ám ảnh đối với việc ghép gan. Hiện giờ tôi cứ như bị mắc chứng nghiện vậy, mỗi tuần tiến hành ít nhất 2 đến 5 ca ghép gan, thất bại cũng không sợ, nghiêm túc tổng kết phân tích, ngày hôm sau lại có thể tiếp tục làm.”
Đằng sau chứng “nghiện” cấy ghép tạng là món lợi kếch xù ẩn hiện.
Bác sĩ Đài Loan Hoàng Sĩ Duy phát biểu với Epochtimes rằng, chiểu theo tình huống hiện tại của Đại Lục mà xét, (ở những nơi kinh tế phát triển), “Cấy ghép thận cần phải chi 300 nghìn nhân dân tệ, ghép gan cần 600 nghìn tệ. Nếu như là người nhà còn sống quyên tặng, thì ghép thận chỉ cần 100 nghìn tệ, ghép gan chỉ cần 300 nghìn tệ.”
Ông cho biết khoảng cách chênh lệch từ 200 – 300 nghìn tệ ấy chính là chi phí nội tạng, mà số tiền chênh lệch đó cũng trở thành nguyên nhân dẫn tới việc môi giới, mua bán nội tạng.
Theo tờ “Tin tức Quảng Đông”, bác sĩ Trần Quy Hoạch của Trung tâm Cấy ghép Nội tạng Quảng Đông sau khi nghỉ làm viện trưởng, thì mỗi tuần vẫn làm 4-5 ca phẫu thuật cấy ghép gan, hơn nữa phẫu thuật thông thường là được làm vào buổi tối. Chỉ riêng năm 2005, ông Trần đã tiến thành 246 ca ghép gan, cấy ghép tạng nói chung thì lên đến khoảng 1.000 ca.
Ở xã hội quốc tế, muốn tìm một quả thận hoặc một lá gan thích hợp thì phải cần vài năm chờ đợi, nội tạng ở Trung Quốc vì sao có thể có một cách dễ dàng như vậy? Liệu có phải tồn tại một “ngân hàng tạng sẵn có” chỉ chờ có nhu cầu là lấy ra sử dụng? Quả thực, vợ của một bác sĩ đã làm chứng rằng về sự việc này:
Ngày 21/4/2006, trong thời gian ông Hồ Cẩm Đào viếng thăm Mỹ, tại buổi họp báo tin tức ở Washington DC nữ nhân chứng Annie (bí danh) và một người làm truyền thông ở Đại Lục có tên là Peter (bí danh) đã đứng ra công khai làm chứng việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mổ cướp nội tạng sống những người tập Pháp Luân Công ở Tô Gia Đồn, và cho biết dù ĐCSTQ che đậy tin tức như thế nào, uy hiếp truy sát họ ra sao, thì họ cũng nguyện dùng mạng sống của mình để làm chứng, tiết lộ tội ác mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ.
Chồng của Annie thừa nhận rằng anh đã mổ lấy giác mạc của tổng cộng 2000 học viên Pháp Luân Công từ năm 2001 đến năm 2003, hơn nữa còn nhận được tiền thưởng ngoài lương lên đến vài trăm nghìn USD.
Annie nói: “Chồng tôi có thói quen ghi nhật ký. Có một trang nhật ký nói, sau khi bệnh nhân này bị hôn mê, khi anh dùng kéo cắt quần áo của bệnh nhân này, thì từ trong túi áo có rơi ra một thứ. Anh mở ra thì thấy là một cái hộp nhỏ, bên trong có một cái huy hiệu Pháp Luân hình tròn, bên trên còn có tờ giấy viết: ‘Chúc mẹ sinh nhật vui vẻ!’ Chồng tôi đã cảm thấy chấn động sâu sắc.”
Năm 2006, lần đầu tiên tấm màn đen tối của vấn nạn mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ bị vạch trần trên trường quốc tế. Sau khi các chuyên gia y học quốc tế phân tích căn cứ vào sự bùng phát của thị trường nội tạng Đại Lục, họ nhận định rằng Đại Lục có tồn tại một kho nội tạng sống khổng lồ, chủ yếu là những người tập Pháp Luân Công.
Hệ thống y khoa Trung Quốc mắc chứng “nghiện” nội tạng của tù nhân
Chuyên gia của Học viện Vệ sinh Công cộng Đại học Minetosa của Mỹ là tiến sĩ Kirk Allison nói với Epochtimes rằng: “Hệ thống y tế của Trung Quốc đã mắc chứng nghiện sử dụng nội tạng của tù nhân.”
Việc ngành y tế dùng nội tạng của tù nhân để cấy ghép đã có nguồn gốc từ lâu đời. Ngày 9/10/1984, Tòa án Tối cao, Viện kiểm sát Tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Dân chính đã liên kết ban bố thực thi “Quy định tạm thời về việc sử dụng thi thể của tội phạm tử hình và nội tạng của thi thể”. Trong quy định này có nêu rõ: “Vì để trợ giúp cho sự phát triển của sự nghiệp y tế, có lợi cho việc thay đổi lề lối cũ, những trường hợp không có người nhà nhận hoặc người nhà từ chối nhận, hoặc tội phạm tử hình tự nguyện giao lại thi thể cho đơn vị y tế sử dụng, hoặc được gia đình đồng ý cho sử dụng thi thể hay nội tạng của thi thể tội phạm tử hình thì có thể sử dụng nội tạng.” Quy định này đã trở thành cơ sở pháp luật cho việc sử dụng nội tạng của tù nhân.
Những nhà điều tra cho biết, việc cấy ghép nội tạng của ĐCSTQ tăng vọt năm 2000, vậy nên năm 2000 hẳn là có chứa một ẩn đố nhất định.
Tiến sĩ Allison nói: “Năm 1999 (ĐCSTQ) phát động bức hại Pháp Luân Công và bắt đầu giam cầm những người tập Pháp Luân Công, sau đó du lịch ghép tạng đột nhiên bùng phát ở Trung Quốc. Một lượng lớn các thương vụ là tiến hành thông qua các cơ sở y tế quân đội. Lúc đó, quân đội được cổ vũ kiếm tiền giống như doanh nghiệp vậy. Bệnh viện dân sự cũng nhanh chóng khuếch trương về phương diện cấy ghép nội tạng, ở thời kỳ cao điểm có đến 500 cơ sở hoạt động.”
Sau khi của ĐCSTQ do Giang Trạch Dân lãnh đạo khi đó trấn áp toàn diện, sốngười tập Pháp Luân Công đến Bắc Kinh thỉnh nguyện đạt đỉnh điểm là vào năm 2000. Lúc đó có hơn một triệu người tập Pháp Luân Công đi thỉnh nguyện, trong đó rất nhiều người không quay trở về được. Tổ chức phi chính phủ Freedom House của Mỹ viết trong báo cáo rằng: “Những người tập Pháp Luân Công là bộ phận lớn nhất trong số các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc, ở trong các trại giam giữ họ phải đối diện với nguy cơ tử vong hoặc bị sát hại.
Đối diện với sự khiển trách của quốc tế, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc là Hoàng Khiết Phu liên tiếp thay đổi “lập trường” về nguồn nội tạng. Để lảng tránh vấn đề nội tạng của các tù nhân lương tâm, trong đó có cả người học Pháp Luân Công, ông này đã một lần thừa nhận sử dụng nội tạng của tử tù, sau đó hứa đình chỉ việc sử dụng nội tạng tử tù. Nhưng số lượng tử tù mỗi năm ở Trung Quốc có hạn, theo thống kê của Tổ chức Ân xá Quốc tế, từ năm 2000 đến 2005, Trung Quốc Đại Lục bình quân mỗi năm xử tử hình 1.616 người. “Tội phạm tử hình” không thể giải thích nổi cho đồ thị hình nấm của việc mổ lấy nội tạng ở Trung Quốc.
Năm 2010, ĐCSTQ công bố kế hoạch thí điểm về hiến nội tạng. Rất nhiều người phương Tây đã hy vọng điều này sẽ kết thúc việc sử dụng nội tạng tù nhân. Nhưng một lần nữa họ lại phải thất vọng.
Tháng 11/2013, 38 bệnh viện ký vào cái gọi là “Hiệp nghị Hàng Châu”, tuyên bố lập tức đình chỉ việc sử dụng nội tạng tù nhân. Trên thực tế, lúc đó 169 bệnh viện cấy ghép nội tạng được yêu cầu ký tên vào Hiệp nghị Hàng Châu, nhưng 131 bệnh viện không ký.
Tiến sĩ Allison nói, một báo cáo đến từ Trung Quốc cho hay, sau “Hiệp nghị Hàng Châu”, nội tạng của tù nhân vẫn bị tiếp tục sử dụng, kể cả rất nhiều bệnh viện ký tên vào hiệp nghị này vẫn cứ muốn gì làm nấy.
Tháng 3/2014, ông Hoàng Khiết Phu tuyên bố, sẽ hợp nhất nội tạng của tù nhân vào trong hệ thống hiến nội tạng tự nguyện. Điều đáng chú ý là cách dùng từ gọi những tù nhân bị xử tử hình là công dân phổ thông, tuyên bố rằng họ có thể tự nguyện hiến nội tạng.
Tiến sĩ Allison cho rằng, với rất nhiều các loại hiện tượng được nêu ở trên, thì cái gọi là lời hứa của ĐCSTQ trong việc ngừng sử dụng nội tạng của tử tù vào ngày 1/1/2015 “cũng giống như những lời hứa trước đây trong quá khứ, là không thể tin được.”
Để bật đèn xanh cho điều khoản về nội tạng năm 1984 có hiệu lực đến bây giờ, ĐCSTQ không hề đưa ra điều luật mới nào để hủy bỏ điều khoản đó.
Giám đốc điều hành của “Hiệp hội các Bác sĩ chống Mổ cướp nội tạng (DAFOH)” có trụ sở ở Washington DC là bác sĩ Torsten Trey nói: “Trong xã hội phương Tây, các bác sĩ cấy ghép nội tạng sẽ không thu bất kỳ khoản phí nội tạng nào, chỉ là thu phí phẫu thuật. Ở Trung Quốc tồn tại ‘phí nội tạng’, bác sĩ thu phí nội tạng; họ lấy trộm nọi tạng của tù nhân, rồi trong khoảng từ 4 đến 12 giờ tiến hành phẫu thuật cấy ghép thu về lượng tiền khổng lồ!”
“Một số bác sĩ cho tôi biết, trong thời gian 10-20 năm, một số bác sĩ Trung Quốc đã ‘mắc nghiện’ đối với ‘tiền nhanh’ mà việc cấy ghép nội tạng mang đến. Họ không muốn chuyển sang hệ thống hiến nội tạng thực sự vốn không thể thu được ‘tiền nhanh’. Thử nghĩ một chút, kiểu “mắc nghiện’ này liệu có thể dừng lại trong một khoảng thời gian ngắn không? Xem ra họ là cưỡi lên lưng hổ rồi thì khó xuống.”
Thực trạng khó tin
Chúng ta có thể nhìn thấy một phần mức độ điên cuồng của các bác sĩ Đại Lục đối với việc cấy ghép nội tạng thông qua hai cuộc điện thoại điều tra vào ngày 21/12/2015 của “Tổ chức Quốc tế Điều tra Bức hại Pháp Luân Công”: 9h55’ ngày 21/12/2015, bác sĩ trực ban khoa cấy ghép tim của Bệnh viện Trung tâm Thành phố Giang Môn tỉnh Quảng Đông (nam, Lý Luân Minh) đã nói với “Tổ chức Quốc tế Điều tra Bức hại Pháp Luân Công”: “Làm rồi (mổ sống lấy nội tạng của người học Pháp Luân Công) thì đã sao? Là Pháp Luân Công thì đã sao,” “Chúng tôi đã làm rất nhiều, anh có thể vẫn còn chưa điều tra rõ ràng, quá nhiều ấy chứ.”
Bác sĩ trực ban khoa cấy ghép tim của bệnh viện trung tâm thành phố Giang Môn tỉnh Quảng Đông đã tiếp hai cuộc điện thoại của “Tổ Điều tra Quốc tế” vào lúc chạng vạng tối hôm đó. Điều tra viên hỏi: Ông đã lấy nội tạng của bao nhiêu người tập Pháp Luân Công rổi? Ông ấy nói: “Nhiều không đếm được.” Lại hỏi: “Ông dám khẳng định là nhiều không đếm được không?” Ông ta lại lặp lại một lần nữa: “Nhiều không đếm được”.
“Đại thẩm phán đối với bác sĩ phát xít” ở Nuremberg
Cũng như trường hợp được nêu ở đầu bài viết này, việc bệnh viện thông qua quân đội để lấy trộm nội tạng đã có lịch sử từ sớm. Nhưng dưới bối cảnh của chính sách diệt chủng “đánh chết tính là tự tử, đánh chết tính là tự sát”, “bôi nhọ danh dự, vắt kiệt kinh tế, hủy diệt thân thể” của cuộc bức hại Pháp Luân Công mà Giang Trạch Dân khởi xướng, người học Pháp Luân Công trở thành đối tượng bị bức hại và thậm chí còn không bằng cả tử tù, bị coi là “kẻ địch” của ĐCSTQ. Dưới tình huống như vậy, thì từ việc sử dụng nội tạng của tử tù chuyển sang mổ sống nội tạng của người học Pháp Luân Công là chỉ cần một bước nhỏ.
Lấy lịch sử làm gương, “Đại thẩm phán đối với bác sĩ phát xít ở Nuremberg” đã rung một hồi chuông cảnh tỉnh với những bác sĩ tham dự mổ sống lấy nội tạng ở Trung Quốc.
“Đại thẩm phán đối với bác sĩ phát xít ở Nuremberg” là cuộc thẩm phán đối với các bác sĩ nước Đức phạm tội trong chiến tranh thế giới thứ 2 ở Nuremberg Đức do nước Mỹ chủ đạo, cũng là cuộc thẩm phán thứ nhất trong 12 cuộc thẩm phán tội ác chiến tranh.
Cuộc thẩm phán này bắt đầu vào ngày 9/12/1946, và đưa ra phán quyết vào ngày 20/8 năm sau. Bị cáo đều là các quan chức và nhân viên công tác trong các cơ quan hoặc bộ y tế của Đức Quốc xã, hoặc nhân viên y tế cao cấp làm việc trong các cơ quan nghiên cứu y tế cấp quốc gia (không tính những bác sĩ của “đội cận vệ” sống trong các trại tập trung của Đức Quốc xã). Họ bị kết án tội phản nhân đạo, tội tham gia thành lập và soạn thảo “Cương lĩnh chết không đau đớn” đối với người Romany, người Do Thái và những người bị bệnh tật nặng. Ngoài ra còn có tội tổ chức và chỉ đạo thí nghiệm trên người sống một cách vô nhân đạo trong các trại tập trung tù nhân.
Ngày 20/8/1947, toàn án đưa ra bản án cuối cùng đối với các bác sĩ của phát-xit, kết án Karl Brandt và 6 người khác lập tức treo cổ, 4 người chung thân, 4 người bị xử giam giữ từ 10 đến 20 năm.
Thành Đô
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…