Chỉ trong 7 năm từ tháng 5/1992 đến tháng 7/1999, số người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục đã lên tới hơn 70 triệu – 100 triệu người. Vì lòng đố kỵ, Giang Trạch Dân đã 3 lần ám sát nhà sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí, nhưng bất thành.
Ngày 13/5 năm nay đánh dấu kỷ niệm 32 năm Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu ra công chúng.
Năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã vượt xa số lượng đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Vì vậy cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân rất bất bình và ganh tỵ. Ông ta thậm chí còn hét lên rằng “Pháp Luân Công tranh cướp quần chúng với đảng ta” và rằng sắp “vong đảng, vong quốc”, đồng thời chụp mũ cho Pháp Luân Công là “tà giáo” và đàn áp vô cùng tàn ác.
Người Trung Quốc có câu “ngưỡng mộ, đố kỵ, hận”. Năm từ này thực sự đã phản ánh sự thay đổi thái độ của Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công. Giang từng kêu gọi tiêu diệt Pháp Luân Công trong vòng 3 tháng nhưng không thành.
Kết quả là của sự ngưỡng mộ và đố kỵ ban đầu của Giang với Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, đã chuyển thành nỗi sợ hãi và thù hận. Giang từng thành lập một nhóm đặc vụ sát thủ, và lập ra một kế hoạch ám sát có mật danh là “114”, nhưng sự việc bất thành.
Theo cuốn sách “Con người Giang Trạch Dân” (Giang Trạch Dân kỳ nhân), ban đầu Giang rất ngưỡng mộ nhà sáng lập Pháp Luân Công, thậm chí còn bắt chước cử chỉ của ông.
Thời gian trôi qua, ngày càng có nhiều người tu luyện Pháp Luân Công. Nhiều cán bộ đã nghỉ hưu (trong đó có nhiều cán bộ cấp cao) và đảng viên cũng tu luyện Pháp Luân Công. Đến năm 1999, Pháp Luân Công đã thu hút từ 70 đến 100 triệu người tập ở Trung Quốc Đại Lục, vượt quá con số 66 triệu đảng viên ĐCSTQ vào thời điểm đó.
Sự ngưỡng mộ của Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công đã chuyển thành sự ganh ghét, thù hận và mong muốn nhanh chóng tiêu diệt Pháp Luân Công.
Giang Trạch Dân từng cố gắng dẫn độ ông Lý Hồng Chí về nước với điều kiện giảm thặng dư thương mại 500 triệu USD. Sau khi ý đồ này thất bại, ông ta đã ra lệnh cho chiến lược gia quân sự hàng đầu của mình là Tăng Khánh Hồng bí mật ám sát nhà sáng lập Pháp Luân Công.
Cục An ninh Quốc gia và Bộ Tổng tham mưu ĐCSTQ cùng thành lập một đội tác chiến đặc biệt, chịu trách nhiệm thu thập thông tin nơi ở của ông Lý Hồng Chí, chiêu mộ và huấn luyện những sát thủ, đợi thời cơ hành động.
Tháng 12/2000, Giang được biết Đại sư Lý Hồng Chí đang có ý định sang Đài Loan để giảng pháp. Đồng bọn của y là Tăng Khánh Hồng đã bí mật cử người liên hệ với các tổ chức thế giới ngầm của Đài Loan, và trả 7 triệu USD để mua chuộc những kẻ giết người.
Tuy nhiên, ông Lý đã biết ý định của họ, và tuyên bố thay đổi kế hoạch đi Đài Loan vào phút cuối. Kết quả là Giang Trạch Dân đã vung tiền vô ích. Y tức giận đến mức giậm chân, nghiến răng nghiến lợi.
Không cam tâm, Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng tức giận ra lệnh quân sự cho đội đặc nhiệm, yêu cầu ám sát ông Lý Hồng Chí bằng mọi giá.
Đội đặc nhiệm do Cục An ninh Quốc gia và Bộ Tổng tham mưu thành lập đã tuyển dụng và huấn luyện một nhóm những kẻ liều lĩnh. Mục đích của đội này là gây rắc rối bằng mọi giá, dàn dựng các âm mưu, đánh lừa dư luận để quần chúng thù địch với Pháp Luân Công và chờ cơ hội ám sát ông Lý Hồng Chí.
Ngoài ra, Giang Trạch Dân còn đặc biệt phân bổ 500 ngàn USD để tuyển mộ các “đội cảm tử” gồm toàn phụ nữ, bắt chước tổ chức con Hổ Tamil của Sri Lanka, huấn luyện họ thành “bom người” và gửi họ đến Hoa Kỳ.
Họ đã cải trang thành học viên Pháp Luân Công nhằm tiếp cận ông Lý Hồng Chí, và dự định dùng thân mình làm bom nổ khi Đại sư Lý tham dự một buổi chia sẻ thể ngộ của các học viên Pháp Luân Công.
Năm 2001, Giang Trạch Dân nhận được một báo cáo bí mật rằng các học viên Pháp Luân Công sẽ tổ chức một buổi chia sẻ ở Hồng Kông vào ngày 13 và 14/1, và ông Lý Hồng Chí sẽ có bài phát biểu tại đây.
Ngày 14/1, Giang Trạch Dân ngay lập tức ra mật lệnh, bằng mọi giá phải chớp thời cơ, hành động trên lãnh thổ của mình.
Vì vậy, Bộ Tổng tham mưu Trung Quốc, Bộ An ninh Quốc gia và Bộ Công an đã cùng nhau xây dựng một kế hoạch ám sát có mật danh “114”.
Khi đó, các cơ quan tình báo hải ngoại của ĐCSTQ ở Đông Nam Á và Bắc Mỹ đã rơi vào tình trạng đặc biệt. Gần như tất cả các nhóm thế giới ngầm ở Hồng Kông và Ma Cao đều bị ĐCSTQ ép buộc và xúi giục tham gia vào vụ ám sát này.
Để tránh bị nghi ngờ, kế hoạch này được giao cho các nhóm thế giới ngầm ở Hồng Kông và Macao ám sát trực tiếp. Giang Trạch Dân tự tin rằng sự sắp xếp bí mật này sẽ dễ dàng đạt được mục đích.
Khi buổi chia sẻ thể ngộ Pháp Luân Công ở Hồng Kông bắt đầu, kẻ giết người đang chờ đợi Đại sư Lý xuất hiện. Họ mừng thầm vì nghĩ rằng mọi thứ đã sẵn sàng và chỉ thiếu việc lĩnh thưởng.
Tuy nhiên, ngày 14/1, ông Lý đã không đến. Các đặc vụ đang mai phục trở nên bất an. Cuối cùng, khi buổi chia sẻ thể ngộ tu luyện sắp kết thúc, người chủ trì bất ngờ đọc thư chúc mừng của Đại sư Lý từ Hoa Kỳ gửi đến tất cả những người tham dự. Kế hoạch ám sát lại thất bại.
Sau khi tin tức truyền ra, Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đã không thể bình tĩnh lại trong một thời gian dài. Khi Đại sư Lý gửi lời chúc mừng, ông nói rằng lời chúc mừng này sẽ có tác động lớn đến “một số người”.
Lúc này, đội ám sát mới biết ông Lý Hồng Chí đã sớm biết rõ âm mưu này. Kế hoạch ám sát cực kỳ kiêu ngạo của Giang Trạch Dân đã thất bại hoàn toàn.
Sự đố kỵ và âm mưu ám sát của Giang Trạch Dân đã không thể ngăn được sức ảnh hưởng của Đại sư Lý Hồng Chí. Năm 2001, sau nhiều tháng thảo luận, “Asia Week” đã vinh danh ông Lý, người sáng lập Pháp Luân Công, là người có ảnh hưởng nhất ở Châu Á năm đó.
Tờ Asia Week chỉ ra rằng chỉ trong 9 năm, Pháp Luân Công đã nhanh chóng thu hút hàng trăm ngàn học viên Trung Quốc và nước ngoài trên khắp thế giới. Số lượng học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới đã vượt quá hàng trăm triệu người.
Ngay cả khi phải đối mặt với cuộc đàn áp mạnh mẽ từ chính quyền ĐCSTQ, ảnh hưởng của Pháp Luân Công vẫn không ngừng lan rộng. Mặc dù ông Lý Hồng Chí hiếm khi xuất hiện trước công chúng, nhưng ông vẫn được các học viên Pháp Luân Công ủng hộ sâu sắc.
Sau nhiều lần ám sát bất thành, Giang Trạch Dân bắt đầu cảm thấy sợ hãi. Lực lượng đặc nhiệm của Giang cũng liên tiếp gặp tai nạn ô tô một cách khó hiểu và tan rã. Cuối cùng mọi âm mưu ám sát đều thất bại.
Kể từ Hội nghị chia sẻ thể ngộ ở Los Angeles năm 2003, ông Lý Hồng Chí đã tham dự hầu hết các Hội nghị quy mô lớn như thế được tổ chức tại Hoa Kỳ, và trả lời các câu hỏi của các học viên trong một thời gian dài.
Kể từ khi Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công, các học viên Pháp Luân Công thường xuyên bị đặc vụ của ĐCSTQ trên khắp thế giới quấy rối và đe dọa.
Năm 2005 tại Úc, ông Trần Dụng Lâm, cựu quan chức ngoại giao của ĐCSTQ đóng quân tại Úc, và ông Hác Phượng Quân, cựu sĩ quan cảnh sát “Phòng 610” (tổ chức phi pháp chuyên đàn áp Pháp Luân Công), đã quay đầu và đứng ra vạch trần câu chuyện nội bộ về cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ tại hải ngoại.
Ông Trần Dụng Lâm xác nhận rằng có gần 1000 gián điệp của ĐCSTQ ở Úc. Chính sách của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công ở Úc có phương châm là đối đầu mạnh mẽ, chủ động tấn công, tranh giành sự ủng hộ của Chính phủ Úc và thiện cảm của người dân Úc.
Ông Hác Phượng Quân cũng xác nhận lại tuyên bố của ông Trần Dụng Lâm, và nói rằng ĐCSTQ có một mạng lưới gián điệp hùng mạnh hoạt động ở nước ngoài.
Từ những manh mối mà họ cung cấp, có thể khẳng định rằng ĐCSTQ đã mở rộng bàn tay khủng bố nhà nước từ trong nước ra nước ngoài và phạm phải tội ác diệt chủng.
Ngày 8/6/2005, tờ The Age của Úc đưa tin, Đại sứ quán Trung Quốc đã sử dụng nhiều phương pháp gián điệp khác nhau, nhằm phá hoại các hoạt động của Pháp Luân Công, như giám sát, nghe lén điện thoại quy mô lớn, thậm chí đột nhập vào nhà của học viên.
Người phát ngôn của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp ở Melbourne, cô Ana C.Vereshaka, nói rằng ĐCSTQ đã đột nhập vào nhà cô ở Balwyn và lấy trộm tờ rơi Pháp Luân Công.
Cuốn sách “Con người Giang Trạch Dân” chỉ ra rằng mọi điều ĐCSTQ làm chống lại Pháp Luân Công ở nước ngoài, là nhằm xúi giục và tạo ra bầu không khí khủng bố, mục đích tương tự như thực hiện các vụ ám sát.
Trong một cuộc họp báo ngày 17/4/2023, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ thông báo FBI đã bắt giữ 2 đặc vụ của ĐCSTQ điều hành đồn cảnh sát mật của Trung Quốc tại Hoa Kỳ. Hai người đàn ông ở New York bị buộc tội theo dõi và trấn áp nhóm tín ngưỡng Pháp Luân Công và những người bất đồng chính kiến khác ở Hoa Kỳ.
Ông Levi Browde, giám đốc điều hành của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, cho biết:
“Cuộc đàn áp xuyên quốc gia của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công và các nạn nhân bị bức hại khác là một vấn đề lâu dài. Chúng tôi mong muốn được thấy nhiều hành động hơn nữa của Chính phủ Hoa Kỳ đối với những người đã tấn công hoặc theo dõi người tập Pháp Luân Công.”
Tháng Tư năm nay, Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) đã đệ trình “danh sách những người nghi tham gia đàn áp học viên Pháp Luân Công” cho FBI Hoa Kỳ, gồm 81.340 người.
Trong đó có 9.011 quan chức bị nghi ngờ tham gia thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công, 9.109 quan chức “Phòng 610” (tổ chức phi pháp chuyên bức hại Pháp Luân Công), 11.157 quan chức của Ủy ban Chính trị và Pháp luật, cùng 52.063 người chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn khí công được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và được người dân đón nhận rộng rãi.
Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an Trung Quốc, trước năm 1999, số lượng người tập Pháp Luân Công đã lên tới 70 – 100 triệu người. Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có.
Người tập Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí bị mổ sống cướp nội tạng. Tuy nhiên, đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…