Gần đây, phong trào “Đạp xe ban đêm đến Khai Phong” của sinh viên ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, đã tạo lên cơn sốt trên toàn Trung Quốc. Mặc dù đã có tin tức về việc đóng cửa một số trường cao đẳng, đại học, nhưng hoạt động đạp xe này vẫn được nhanh chóng lan truyền, trở thành tâm điểm chú ý của thế giới bên ngoài, thậm chí còn phát triển thành một “phong trào đi xe đạp” mang tính biểu tượng.
Nguồn gốc của phong trào này có lẽ bắt nguồn từ tháng 6 năm nay, khi 4 nữ sinh từ Đại học Trịnh Châu cùng nhau đạp xe đến Khai Phong để ăn bánh bao súp. Kế hoạch tưởng chừng như bình thường này, thực sự đã trở thành một hoạt động gây sốt và được bắt chước rộng rãi trên toàn Trung Quốc chỉ sau vài tháng. Để tạo không khí, họ còn nghĩ ra một khẩu hiệu rầm rộ cho chuyến đi của mình: “Tuổi trẻ không có giá bán, hãy đạp xe ban đêm đến Khai Phong để lấy”. 4 cô gái đã đạp xe khoảng 50 km, và cuối cùng cũng được thưởng thức món bánh bao mà họ hằng mong ước ở Khai Phong. Sau khi được lan truyền trên mạng xã hội, câu chuyện tưởng chừng như bình thường này đã nhanh chóng được sinh viên Đại học Trịnh Châu và các trường khác hưởng ứng.
Trong những tuần tiếp theo, sinh viên từ Đại học Trịnh Châu lần lượt tham gia đội quân đạp xe ban đêm, và nhiều sinh viên thậm chí còn thành lập các tổ chức tình nguyện trực tuyến và ngoại tuyến để khuyến khích nhiều người hơn tham gia, quy mô đạp xe ban đêm nhanh chóng được mở rộng. Vào thời điểm đó, hầu như có thể nhìn thấy các nhóm sinh viên đi xe đạp trên các đường phố và ngõ nhỏ của Trịnh Châu, và điểm đến của họ không có ngoại lệ, chính là thành phố Khai Phong.
Sau đó, ngày càng nhiều sinh viên từ khắp nơi trên Trung Quốc bắt đầu tham gia. Ví dụ, sinh viên ở Nam Kinh hành quân đến Mã An Sơn; quân đội ở Vũ Hán đạp xe đến Đông Hồ; sinh viên ở Hợp Phì, tỉnh An Huy đạp xe đến Sào Hồ; đội quân ở Thành Đô đạp xe đến Đô Giang Yển; sinh viên ở xung quanh Bắc Kinh thì lựa chọn đạp xe đến Quảng trường Thiên An Môn. Ở mỗi thành phố, số lượng người tham gia được mở rộng nhanh chóng, như tạo thành một phản ứng dây chuyền trên toàn Trung Quốc.
Trước đó, sinh viên đại học ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, cũng có kế hoạch “đạp xe đến Hàm Dương” vào ban đêm, nhưng kế hoạch này đã bị đại học địa phương yêu cầu dừng khẩn cấp. Vào ngày 8/11, Văn phòng An ninh của Sở Giáo dục Sơn Tây đã yêu cầu tất cả các trường kiểm tra xem có học sinh nào có ý định đến Khai Phong tỉnh Hà Nam hay không, vì họ tin rằng “một phong trào sinh viên mới đã bắt đầu”.
Theo đoạn video, nhiều sinh viên đại học được cho là muốn đi xe từ Bao Trì, thành phố Thiên Tân, đến Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, quãng đường dài 109 km. Một người lái xe đến từ Nội Mông khi nghe tin sinh viên đang hướng đến Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, đã lặng lẽ dùng đèn xe để soi đường và đi theo họ. Cuối cùng, những sinh viên đại học này cũng đã đến được Quảng trường Thiên An Môn.
Về vấn đề này, cư dân mạng “Wu Wang Zai Ju” (毋忘在莒) cho biết: “Đây là một thế hệ bị bỏ rơi. Sau khi sinh ra, họ lớn lên ngoan cường dưới sự giáo dục tẩy não tàn nhẫn. Họ đã trải qua kỳ thi tuyển sinh đại học kiểu địa ngục. Khi sắp bước vào xã hội, có thể kiếm tiền và tận hưởng cuộc sống, họ phát hiện ra rằng cả nước đã bước vào thời kỳ rác thải, khó có thể tưởng tượng được sự bi thương lạnh lẽo trong lòng họ. Khi nền kinh tế suy thoái hơn nữa, sẽ ngày càng có nhiều sự kiện mang tính tập thể, trị an sẽ ngày càng kém, thùng thuốc nổ sẽ phát nổ bất cứ lúc nào.”
Về vấn đề này, một nhân viên cổ cồn trắng ở Trịnh Châu nói với phóng viên của tờ Epoch Times: “Tôi thích dùng từ ‘phong trào’ hơn cho sự việc này. Nhìn chung, đó là một điều rất tích cực đối với những người trẻ tuổi này. Ban đầu, chính quyền nhìn thấy mặt tích cực có lợi cho họ, thúc đẩy kinh tế, thu hút sự chú ý đến Khai Phong trên mạng, các sở văn hóa, du lịch địa phương cho rằng đây là điều tốt. Nhưng khi có quá nhiều người, chính quyền lại lo sợ nhiều người tụ tập sẽ không thể kiểm soát được. Vì vậy, sau này, các công ty ‘xe đạp chia sẻ’ bắt đầu khóa xe đạp, cảnh sát bắt đầu ra đường, thậm chí các trường học cũng bắt đầu đóng cửa và không muốn sinh viên ra ngoài”.
Ông cũng cho rằng phong trào đạp xe của sinh viên này dù cố ý hay vô ý, cũng là một loại biểu tình hay kháng nghị, “Kháng nghị thời đại ngột ngạt và xã hội ngột ngạt này. Bởi vì toàn bộ khuôn viên trường này giống như một nhà tù giam cầm tư tưởng con người, và trói buộc cơ thể của họ. Các sinh viên có thể ra ngoài và gắn kết với nhiều người hơn, thực sự là một hoạt động xã hội và hành động xã hội có ý nghĩa tích cực. Đây cũng là một kiểu giải thoát cho những người trẻ tuổi, khỏi sự tuyệt vọng và trầm cảm do thời đại này gây ra.”
Theo đoạn video mới nhất được lan truyền trên Internet, những người tham gia đạp xe không chỉ là sinh viên đại học từ nhiều nơi khác nhau, mà còn có cả quân nhân xuất ngũ từ các binh chủng khác nhau, bao gồm cảnh sát vũ trang, không quân, lục quân, thậm chí cả quân nhân quân chủng tên lửa.
“Zhang 3 feng”, một nhân viên truyền thông cấp cao ở Thành Đô, viết rằng đây là một sự kiện hấp dẫn. Nghệ thuật trình diễn tập thể quy mô lớn này được đặt tên là “Thanh xuân” (Tuổi trẻ). Đây là tuổi trẻ phục tùng và vâng lời, nhưng suy cho cùng thì đó vẫn là tuổi trẻ. Vừa muốn “giải tỏa”, nhưng cũng muốn an toàn tuyệt đối; “Bạn không muốn mạo phạm bất cứ ai, nhưng vẫn muốn nói điều gì đó với thế giới.”
“Tất nhiên, giờ đây người ta đã chứng minh rằng kiểu đi xe này là không thể. Tuy nhiên, việc cấm đường hay ‘khóa xe sau khi qua đường vành đai 4’ thực sự không thể giam cầm được nội tâm của giới trẻ”.
Ông nhấn mạnh: “Trong thời gian tới, việc ‘tụ tập’ của giới trẻ sẽ ngày càng thường xuyên hơn, và cũng có thể xuất hiện dưới những hình thức nhẹ nhàng và vô nghĩa hơn. Suy cho cùng, cơ thể của những người trẻ vẫn tồn tại, và cuối cùng họ sẽ phát triển một chút tinh thần. Từ Trịnh Châu đến Khai Phong, không có ‘lối thoát’ cá nhân, nhưng sự hiện diện của bạn trên đường, dưới một hình thức nào đó, thì đó chính là ‘con đường’.”
Về vấn đề này, một số cư dân mạng cho rằng:
“Cho dù vẫy cờ và hát quốc ca, hô “Đảng Cộng sản muôn năm” suốt dọc đường thì cũng không được. Bởi vì một số người ở chức vụ cao nhìn thấy đám đông tụ tập thì đã sợ tè ra quần.”
“Tôi phải nói rằng suy nghĩ của chính quyền Trịnh Châu thực sự ‘tuyệt vời’. Ban đầu, sinh viên chỉ đi xe đạp để ăn bánh bao, nhưng họ lại sợ đến mức đó, họ đóng cửa đường sá và trường học. Hàng ngàn người bị nhốt trong khuôn viên trường, và tôi nghĩ đêm nay tất cả công chức trong thành phố không nên ngủ.”
Mặc dù chưa có báo cáo về các cuộc biểu tình, nhưng vì số người tham gia đạp xe đêm vượt xa Phong trào Giấy trắng trước đây, nên nó có thể có tác dụng vượt xa Phong trào Giấy trắng.
Một số nhà bình luận chỉ ra rằng phong trào “đạp xe ban đêm đến Khai Phong” này, dường như đã khiến Phong trào Giấy trắng diễn biến thành một cuộc cách mạng ‘xe đạp chia sẻ’ giàu tài nguyên hơn, từ đó hình thành phôi thai của một cuộc nổi dậy hoặc bạo loạn, khiến Trung Nam Hải hoảng sợ.
Nói về tầng ý nghĩa thâm sâu của phong trào này, phải kể đến trước tiên là Bao Thanh Thiên – một vị quan thanh liêm, không sợ quyền lực, trừng trị kẻ ác và đề cao cái thiện, nổi tiếng với công lý của mình tại phủ Khai Phong, điều này ai cũng biết. Đây là ví dụ điển hình của câu ‘người lấy tên theo địa danh, địa danh lấy tên theo người’, khi nhắc đến Khai Phong là phải nói đến Bao Công, và khi nhắc đến Bao Công thì không thể không nhắc đến Khai Phong. Hình ảnh Bao Công đã vượt ra ngoài ý nghĩa ban đầu, trở thành biểu tượng cho công tác quản lý công chức và hệ thống chính trị, với những giá trị chính trực, công khai, công bằng – những giá trị phù hợp với các giá trị phổ quát trên thế giới. Vì vậy, tại tầng ý nghĩa này, còn có người kêu gọi Bao Công quay lại, ý là muốn “trở về bản chất thật sự”.
Và “bánh bao súp Khai Phong” đã trở thành phương tiện truyền thông đẹp đẽ nhất tượng trưng cho “cuộc cách mạng tiếp thị”. “Bánh bao súp Khai Phong” thực sự có một lịch sử sâu sắc, chưa kể bánh bao súp còn liên quan đến câu chuyện về cuộc nổi dậy của Chu Nguyên Chương, vị tướng lĩnh kiệt xuất của quân khăn đỏ vào cuối thời nhà Nguyên, và là một danh tướng khai quốc triều Minh. Thường Ngộ Xuân, người đã có những đóng góp to lớn trong việc thành lập triều đại nhà Minh của Chu Nguyên Chương, đã truyền cảm hứng cho khai quốc công thần Hồ Đại Hải “phát minh ra” bánh bao có nhân súp, có thể nói rằng rằng đây là một đoạn văn hóa truyền thống mở đường cho hậu thế. Vì vậy, bánh bao súp thực ra có yếu tố bối cảnh là “khởi nghĩa”.
“Jin Tao Pai An” cũng chỉ ra: “Những người đạp xe ban đêm đến Khai Phong có vẻ như không hẹn mà cùng đi, nhưng thanh thế của nó rất lớn, người tham gia lấy ‘bánh bao súp Khai Phong’ làm ‘đạo cụ’, lấy ‘Tuổi trẻ và niềm đam mê’ làm lời kêu gọi. Rõ ràng là họ không chỉ để ăn bánh bao súp. Hành động này là khát vọng tự do và chống lại sự bất công của giới trẻ.” Ông chỉ ra rằng mặc dù bản thân việc đạp xe ban đêm không có sức hấp dẫn chính trị trực tiếp, nhưng nó rõ ràng thể hiện tình cảm xã hội sâu sắc hơn – khát vọng đối với tự do và đối với chính nghĩa, thách thức sự áp bức xã hội và sự ràng buộc của thể chế.
Nhiều nhà bình luận chỉ ra rằng tầm quan trọng của “đạp xe ban đêm đến Khai Phong” đã vượt ra ngoài bản thân việc đạp xe, và nó không còn là một hoạt động giải trí đơn lẻ của sinh viên nữa. Sự xuất hiện của loại hành động này cho thấy, giới trẻ Trung Quốc đã suy nghĩ lại về thể chế ĐCSTQ. Thông điệp mà hoạt động đạp xe ban đêm đưa ra rất rõ ràng: Giới trẻ mong muốn có nhiều tự do hơn. Họ muốn có một không gian không bị gò bó và bị kiểm soát, dù chỉ là quyền được đi lại và tụ tập.
Trong những năm qua, sự đàn áp của chính quyền ĐCSTQ không chỉ thể hiện ở việc ngăn chặn các hoạt động, mà còn liên quan đến việc định hình toàn bộ bầu không khí xã hội. Việc quản lý xã hội hà khắc dưới sự cai trị của ĐCSTQ liên tục nhắc nhở giới trẻ rằng họ đang ở trong một môi trường gần như không có tự do. Sự giám sát quá mức của Chính phủ không chỉ tước đi quyền tự do đi lại vốn có của sinh viên, mà còn ảnh hưởng đến thái độ của giới trẻ đối với cuộc sống và những kỳ vọng về tương lai. Mỗi lần người tham gia bị buộc phải tạm dừng hoạt động, hoặc bị cấm đi xa, đều là hành vi xâm phạm quyền tự do cá nhân và áp bức tinh thần đối với giới trẻ.
Ở Trung Quốc ngày nay, loại phương pháp kiểm soát nhân danh “an ninh” này từ lâu đã trở thành công cụ để ĐCSTQ hạn chế đi lại của người dân và kiểm soát cảm xúc xã hội. “An ninh” dưới sự giám sát chặt chẽ của chính quyền ĐCSTQ không phải để thực sự bảo vệ người dân, mà là để ngăn chặn sự lây lan của bất kỳ cuộc biểu tình và ngôn luận trái chiều nào.
Hiện tượng “Đạp xe ban đêm đến Khai Phong” cho thấy sự đàn áp tàn nhẫn của chính quyền ĐCSTQ đối với các quyền tự do của người dân dưới danh nghĩa “duy trì sự ổn định”. Phản ứng dây chuyền do “phong trào đi xe đạp” gây ra, đã phản ánh sự bất mãn của giới trẻ đương thời với hiện trạng, đó là lý do tại sao phong trào Giấy trắng, phong trào Halloween và bây giờ là phong trào đạp xe ban đêm đã xuất hiện. Đối với ĐCSTQ, mặc dù những phong trào này “vô hại”, nhưng tình cảm xã hội mạnh mẽ chứa đựng trong đó không ngừng tích lũy, và có thể trở thành động lực tiềm tàng cho những thay đổi xã hội của Trung Quốc trong tương lai.
Vào mùa hè, mùi mồ hôi hay mùi cơ thể có thể khiến nhiều người…
Ukraine tuyên bố vẫn “tuân thủ Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân”,…
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 14/11 đã phạt hãng công nghệ Meta 797,72 triệu…
Tổng thống đắc cử Donald Trump và tỷ phú Elon Musk hát bài "God Bless…
HĐND tỉnh Kiên Giang vừa chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng 57,72…
Vậy Natalie Harp là ai? Cô ấy đã trở thành trợ lý quan trọng của…